Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

------ ------


LÊ THU GIANG


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

QUẢN TRỊ KINH DOANH


Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

------ ------


LÊ THU GIANG


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐÀO THANH BÌNH


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu, thông tin của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, sách, bài nghiên cứu và các trang website theo danh mục tài liệu của luận văn.


Tác giả luận văn


LÊ THU GIANG



MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

NHTM VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM 4

1.1. Tổng quan về NHTM và cạnh tranh của NHTM 4

1.1.1. NHTM và các hoạt động cơ bản của NHTM 4

1.1.2. Cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM 7

1.2.Các tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 9

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh 9

1.2.2.Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 10

1.3. Các phương pháp phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 17

1.3.1. Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

của NH 17

1.3.2.Phương pháp phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của

NH 18

1.3.3. Mô hình ma trận SWOT phân tích năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh của NHTM 20

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các NHTM 23

1.4.1. Các nhân tố bên trong 23

1.4.2.Các nhân tố bên ngoài 24

1.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM trên TG28 1.5.1.Kinh nghiệm từ ngân hàng Citigroup 28

1.5.2.Kinh nghiệm từ ngân hàng Deutsche Bank 30

1.5.3.Kinh nghiệm từ ngân hàng Bank of America 31

1.5.4.Kinh nghiệm từ ngân hàng HSBC – Anh 32

1.5.5.Bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các NHTM tại Việt

Nam 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM

CP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) TRONG THỜI KỲ

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 35

2.1. Tổng quan về TECHCOMBANK 35

2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức 35

2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính của TECHCOMBANK 37

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của TECHCOMBANK 48

2.2.1. Năng lực tài chính 48

2.2.2. Năng lực công nghệ 57

2.2.3. Nguồn nhân lực 59

2.2.4. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức 60

2.2.5. Hệ thống mạng lưới và mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ 61

2.2.6. Chiến lược kinh doanh 64

2.2.7. Năng lực quản trị rủi ro 64

2.2.8. Uy tín, thương hiệu và chất lượng sản phẩm dịch vụ 65

2.3. Bối cảnh kinh tế vĩ mô Việt Nam66

2.4. Vận dụng mô hình SWOT đánh giá năng lực cạnh tranh của

TECHCOMBANK 68

2.4.1. Cơ hội và thách thức 69

2.4.2. Điểm mạnh và điểm yếu 73

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CỦA NHTM CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 79

3.1. Định hướng phát triển của TECHCOMBANK và yêu cầu phải nâng

cao năng lực cạnh tranh 79

3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành ngân hàng 79

3.1.2. Định hướng phát triển của TECHCOMBANK giai đoạn 2012 -2017 80

3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của TECHCOMBANK

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 82

3.2.1. Tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu tặng thưởng cán

bộ nhân viên 82

3.2.2. Tăng cường tính chuyên môn trong quản lý 86

3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng 87

3.2.4. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu 88

3.2.5. Đa dạng hóa sản phẩm 89

3.3. Một số kiến nghị 90

3.3.1. Đối với Chính phủ và cơ quan chức năng 90

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 91

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu. Agribank : Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam.

BIDV : Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

CAR : Capital Adequacy Ratio - Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

DPRR : Dự phòng rủi ro. NHTM : Ngân hàng thương mại. NHNN : Ngân hàng nhà nước.

ROA : Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản. ROE : Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu.

Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Vietinbank : Ngân hàng Công thương Việt Nam. VNĐ : Đồng Việt Nam.

Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. TSCĐ : Tài sản cố định.

TCTD : Tổ chức tín dụng.

TMCP : Thương mại cổ phần.

TTQT : Thanh toán quốc tế.

TTR : Thanh toán chuyển tiền.

Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam. USD : Đô la Mỹ.



SƠ ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của TECHCOMBANK 37

BẢNG

Bảng 1.1: Các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của NH 19

Bảng 1.2. Ma trận SWOT 21

Bảng 2.1: Quy mô vốn của techcombank giai đoạn 2007-2011 48

Bảng 2.2: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực 51

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu huy động vốn 52

Bảng 2.4: Mô hình SWOT 69

Bảng 2.5: Mạng lưới hoạt động của một số NHTM tại Việt Nam 77

BIỂU

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các thời kỳ 42

Biểu đồ 2.2: Thị phần tín dụng một số ngân hàng năm 2011 42

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu cho vay theo thời hạn vay 43

Biều đồ 2.4: Tình trạng nợ xấu của một số ngân hàng theo nghiên cứu của

công ty chứng khoán VCBS tại quý I/2012 44

Biểu đồ 2.5: Chất lượng dư nợ cho vay năm 2011 44

Biểu đồ 2.6: Phân tích chất lượng dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2012 45

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nợ tại thời điểm 31/12/2011 45

Biểu đồ 2.8: Dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh 6 tháng đầu năm

2012 .............................................................................................46

Biểu đồ 2.9: Thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ 46

Biểu đồ 2.10: Tăng trưởng vồn điều lệ của Techcombank giai đoạn 2006-2011 .49 Biểu đồ 2.11: Vốn điều lệ một số NHTM cổ phần tại Việt Nam 50

Biểu đồ 2.12: Thị phần huy động vốn của một số ngân hàng năm 2011 53

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu huy động vốn theo loại nguồn 53

Biểu đồ 2.14: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn của Techcombank 54

Biểu đồ 2.15: Biểu đồ khả năng sinh lời của Techcombank 55

Biểu đồ 2.16: Khả năng sinh lời trên tổng tài sản của một số NH 56

Biểu đồ 2.17: Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của một số NH 56

Biểu đồ 2.18: Hệ số an toàn vốn của một số Ngân hàng 57

Biểu đồ 2.19: Trình độ học vấn cán bộ nhân viên Techcombank 60

Biểu đồ 2.20: Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch 61

Biểu đồ 2.21: Biến động CPI và tỷ giá USD/VNĐ nửa cuối năm 2011 66


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Cạnh tranh là xu hướng chung của mọi nền kinh tế. Nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các NHTM. Ngày nay hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải có cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là môi trường và là động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các mối quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội.

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất của ngành ngân hàng là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt mạnh mẽ hơn. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần cải tổ cơ cấu một cách mạnh mẽ để trở thành hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả, huy động tốt các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu của phát triển đất nước.

Xu thế tất yếu của hoạt động cạnh tranh đang diễn ra không chỉ trên thị trường trong nước mà còn diễn ra trên toàn cầu, bên cạnh áp lực, thách thức lớn mà các NHTM Việt Nam phải đối mặt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết WTO cũng với các quy định, chính sách về quản lý NHTM của Chính phủ, đã, đang và sẽ tạo nhiều áp lực, khó khăn đối với NHTM Việt Nam. Với năng lực hạn chế như hiện nay, các ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro lớn, và gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Điều này đòi hỏi bản thân mỗi ngân hàng phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để không những đứng vững mà ngày càng phát triển hơn. Đặc biệt với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) - một ngân hàng cổ phần lớn với mục tiêu là sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì vấn đề này càng có ý nghĩa quan trọng. Từ những nhận thức như trên, đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếđược chọn nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, vận dụng lý thuyết, khai

thác, tập hợp, xử lý các số liệu, luận văn nhằm:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí