Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Và Cơ Cấu Tổ Chức


ngân hàng ở các tài khoản séc, tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi thay vì cất trữ tiền mặt, kim loại quí hay các vật có giá khác tại nơi cư trú của họ. Sở dĩ các NHTM Mỹ có được sự tin tưởng của khách hàng vì họ đã xây dựng được uy tín của mình bằng cách cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt, tiện lợi, đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày càng cao của người dân. Các ngân hàng Mỹ còn đặc biệt chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, làm tăng hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. Họ thực sự coi việc áp dụng công nghệ hiện đại là một quá trình vận động không ngừng, do đó, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới luôn luôn được giới thiệu và đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và nền kinh tế.

1.5.4. Bài học về nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các NHTM tại Việt Nam

Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trên thế giới và của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam giúp NHTM Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng rút ra một số bài học trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

- Về chiến lược phát triển: Cần xây dựng mục tiêu chiến lược mang tính dài hạn đối với thị trường Việt Nam cũng như định hướng mở rộng thị trường quốc tế, cụ thể:

+ Có chiến lược về phân khúc khách hàng

+ Có chiến lược phát triển mở rộng thị trường quốc tế

- Về quy mô: Cần sớm mở rộng quy mô về vốn chủ sở sở hữu, tổng tài sản (thông qua việc bán cổ phẩn) để đáp ứng các tiêu chí hoạt động ngân hàng.Bên cạnh đó, NHTM cần chủ động liên doanh, liên kết với các đối tác chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.

- Về ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại: Song song với việc phát triển mạng lưới, quy mô cũng như có chiến lược về khách hàng, thị trường, sản phẩm dịch vụ… NHTM cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ ngân


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

hàng hiện đại như hệ thống chuyển tiền nội bộ, chuyển tiền điện tử liên ngân hàng, Western Union, SWIFT, hệ thống máy ATM, Internet Banking, E- Banking, Home Banking … vào phục vụ nhu cầu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM.

- Bên canh đó, NHTM cần tăng cường việc phòng ngừa rủi ro bằng cách phân tích và lập các kế hoạch quản lý tiên tiến hoặc dự phòng để không xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 7


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM: giới thiệu khái quát về NHTM với đặc điểm và các hoạt động nghiệp vụ cơ bản, năng lực cạnh tranh của NHTM. Luận văn đã đưa ra khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM, chỉ ra các yếu tố hình thành cũng như các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM. Trên cơ sở đó, luận văn cũng nêu ra các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của NHTM, các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Những lý luận này làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được đề cập ở chương 2.


CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


2.1. Tổng quan về BIDV

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển và cơ cấu tổ chức

*/ Quá trình hình thành và phát triển:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam tên tiếng Anh là Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26/04/1957 theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp.

Từ ngày 01/01/1995, đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương


mại, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Qua 56 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc và đạt được những thành tựu rất quan trọng:

- BIDV luôn giữ vai trò, vị thế là ngân hàng đi đầu trong việc cung ứng vốn đầu tư cho sự phát triển nền kinh tế, góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

- BIDV kinh doanh đa năng tổng hợp, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật và chủ động hội nhập quốc tế.

- Năm 2008, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng theo đề án hỗ trợ kỹ thuật do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ nhằm chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động giai đoạn 2007 - 2010. Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Hội sở chính và cụ thể hoá công tác triển khai chuyển đổi mô hình tổ chức tại các chi nhánh để vận hành từ 01/10/2008.

- Từ 04/2012, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép số 84 về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV đã chính thức vận hành mô hình tổ chức mới tại Hội sở chính và các chi nhánh trên toàn quốc.

*/. Mô hình tổ chức

Tại Hội sở chính: gồm 34 Ban, Trung tâm và phân tách theo 7 khối chức năng: Khối Ngân hàng Bán buôn (4 ban), Khối Ngân hàng bán lẻ và mạng lưới (3 ban), Khối Vốn và Kinh doanh vốn (1 ban), Khối Quản lý rủi ro (3 ban), Khối Tác nghiệp (3 ban), Khối Tài chính - Kế toán (3 ban) và Khối Hỗ trợ (18 ban).


Tại Chi nhánh: mô hình mẫu được thiết kế tại chi nhánh gồm 5 khối:

- Khối Quan hệ khách hàng gồm: các Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng/Tổ tài trợ dự án.

- Khối Quản lý rủi ro gồm: Phòng Quản lý rủi ro.

- Khối Tác nghiệp gồm: Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ, Phòng/Tổ Thanh toán quốc tế.

- Khối Quản lý nội bộ gồm: Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng/Tổ Điện toán, Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng Tổ chức - Nhân sự, Văn phòng.

- Khối trực thuộc gồm: các Phòng Giao dịch, các Quỹ Tiết kiệm.

Khối sự nghiệp và văn phòng đại diện: các đơn vị sự nghiệp hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu hỗ trợ hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống BIDV như: Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm đào tạo. Các văn phòng đại diện bao gồm văn phòng đại diện miền Trung, văn phòng đại diện miền Nam, văn phòng đại diện tại Myanmar...

*/ Mạng lưới kinh doanh

- Mạng lưới ngân hàng: BIDV đạt được mức độ tăng trưởng nhanh về mạng lưới kênh phân phối và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mạng lưới ngân hàng tăng gấp 2 lần so với năm 2006, nâng tổng số lên 662 điểm mạng lưới, trong đó:

+ Có 117 Chi nhánh, 432 Phòng giao dịch và 113 Quỹ tiết kiệm;

+ Hàng nghìn điểm ATM/POS.

+ Mạng lưới bảo hiểm với 20 công ty thành viên và 75 phòng kinh doanh.

- Mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi nhánh trong cả nước…

- Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Cộng hoà Séc...


- Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)… Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trường Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty Đầu tư Phát triển CPC (IDCC) Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khoán CPC – Việt Nam (CVS).

Ngoài ra, BIDV đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1.551 định chế tài chính trong nước và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB….


Sơ đ


(Ng

ồ cơ cấu t


uồn: Báo

ổ chức c


cáo thườ

a BIDV


ng niên n


m 2012 c

ủa BIDV)

ă

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 09/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí