Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Tiền Giang - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU


Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Bảng 2.1.Thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Tiền Giang 45

Bảng 2.2. Thị phần dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn Tiền Giang 46

Bảng 2.3. Năng lực vốn của Sacombank qua 3 năm 2010-2012 48

Bảng 2.4. Chất lượng tài sản của Sacombank qua 3 năm 2010 - 2012 50

Bảng 2.5. Số liệu hoạt động của Sacombank Tiền Giang giai đọan 2010 - 2012 51

Bảng 2.6. Tình hình sử dụng vốn của Sacombank Tiền Giang qua 3 năm 51

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Bảng 2.7. Chỉ tiêu ROA, ROE của Sacombank qua 3 năm 2010 - 2012 52

Bảng 2.8. Khả năng sinh lời của Sacombank qua 3 năm 2010 - 2012 53

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Tiền Giang - 2

Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank TG qua 3 năm 57

Bảng 2.10. Khả năng thanh khoản của Sacombank qua 3 năm 2010 - 2011 58

Bảng 2.11. Cơ cấu nhân sự của Sacombank Tiền Giang 60

Bảng 2.12. Thông tin chung về khách hàng 75

Bảng 2.13. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo các biến điều tra 76

Bảng 2.14. Kiểm định KMO và Bartlett (KMO and Bartlett's Test) 78

Bảng 2.15. Kết quả phân tích nhân tố các biến nghiên cứu 79

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá của khách hàng về năng lực cạnh tranh của các

ngân hàng 82

Bảng 2.17. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank

Tiền Giang 83

Bảng 2.18. Thông tin chung về các chuyên gia được phỏng vấn 86

Bảng 2.19. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang so với

các đối thủ 86

Bảng 2.20. Điểm đánh giá năng lực cạnh tranh theo tiêu chí biểu hiện 86



DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ


Số hiệu bảng Tên bảng Trang

Sơ đồ 1.1. Mô hình giá trị nhận được của người tiêu dùng 8

Sơ đồ 1.2. Năm nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lợi của ngành 30

Sơ đồ 1.3. Quy trình nghiên cứu 40

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy, quản lý Sacombank Tiền Giang 44

Biểu đồ 2.2. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn Tiền Giang 45

Biểu đồ 2.2. Thị phần dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn Tiền Giang 47

Hình 2.1. Logo của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 47

Biểu đồ 2.3. Quản lý nợ quá hạn của Sacombank Tiền Giang 52

Biểu đồ 2.4. Kết quả kinh doanh của Sacombank Tiền Giang 54


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu, là điều kiện tiền đề cần thiết để phát triển kinh tế quốc gia, và đưa nền kinh tế nước nhà đi vào quỹ đạo chung của thế giới, thông qua việc tận dụng được dòng chảy vốn khổng lồ cùng với việc tiếp thu được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến. Đó là cách tốt nhất giúp cho nền kinh tế đang cần vốn như Việt Nam từng bước chuyển dịch cơ cấu vốn theo định hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Năm 1987, là năm đầu tiên nước ta bắt đầu mở cửa kinh tế với việc ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, đồng thời giúp các doanh nghiệp nước ngoài có thể yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Từ đó, nền kinh tế nước ta có dấu hiệu tăng trưởng, thị trường vốn nhanh chóng hình thành để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

Tháng 07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, và tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA. Tháng 07/2000, Việt Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Tháng 11/2007 được đánh dấu là cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước đã sớm xác định chiến lược cạnh phù hợp để có thể tồn tại và phát triển. Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước, tình trạng tài chính yếu kém, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, công nghệ ngân hàng chưa đồng bộ, hiện đại so với các nước trong khu vực; nợ xấu đang ở mức cao, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định đã đặt hệ thống ngân hàng vào tình thế rủi ro khá cao. Do đó, Đảng và Chính phủ đã có nhiều văn bản pháp lý chỉ đạo, lãnh đạo việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để các ngân hàng có đủ năng lực cạnh tranh vững mạnh ngang tầm khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn và cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho nền kinh tế đang trong quá trình phát triển.



Qua 21 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã tạo dựng cho mình một vị thế quan trọng và một thương hiệu nổi tiếng trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Nhưng trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài, Sacombank vẫn phải thường xuyên đánh giá năng lực cạnh tranh (NLCT) của mình, đồng thời tìm giải pháp khắc phục những hạn chế để nâng cao năng lực cạnh tranh, xứng đáng với tiềm năng và lợi thế của mình hiện nay. Trước những thách thức đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tiền Giang (Sacombank Tiền Giang) - thành viên của Sacombank phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đánh giá NLCT, nhằm tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình so với các đối thủ để có thể đưa ra những giải pháp kịp thời và hợp lý trong bối cảnh môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài : “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tiền Giang” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình, với mong muốn góp phần giúp ích cho Sacombank Tiền Giang phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới.

2. Câu hỏi nghiên cứu

Làm thế nào để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng thương

mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tiền Giang?

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi Nhánh Tiền Giang so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Qua đó nghiên cứu các giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh (NLCT) của ngân

hàng nói riêng và doanh nghiệp nói chung;

- Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang so với các đối thủ trên địa bàn.



- Các giải pháp cụ thể góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của

Sacombank Tiền Giang trong thời gian tới.

4. Đối tượng nghiên cứu

- Các hoạt động của Sacombank Tiền Giang

- Hệ thống các tiêu chí, các nhân tố ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

5. Khách thể nghiên cứu: Là các ngân hàng thương mại cổ phần

6. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian:

Sacombank Tiền Giang và các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, có quy mô lớn hơn hoặc ngang bằng nhau (Vietinbank Tiền Giang, BIDV Tiền Giang, ACB Tiền Giang, Eximbank Tiền Giang).

Phạm vi thời gian

- Số liệu thứ cấp phục vụ cho quá trình phân tích qua 3 năm (2010 - 2012)

- Điều tra phỏng vấn khách hàng (từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2013)

- Phân tích thực trạng NLCT và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh

tranh (từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2013)

7. Giả thuyết nghiên cứu

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng thương mại cổ phần đòi hỏi phải có năng lực được đầu tư một cách hợp lý, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường với xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt”.

8. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Tiền Giang; Sacombank, Sacombank Tiền Giang và các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;… thông qua các báo cáo thường niên, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán,…

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Tác giả đã chọn 250 khách hàng giao dịch tại Sacombank Tiền Giang để trả lời bảng hỏi (phiếu khảo sát)

- Phương pháp phỏng vấn (trực tiếp và qua điện thoại, email): Thông qua giao dịch viên của các phòng giao dịch phỏng vấn khách hàng trên địa bàn thành



phố Mỹ Tho, nhất là những khách hàng có giao dịch ở nhiều ngân hàng.

- Phương pháp chuyên gia: Mời 30 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính -

ngân hàng để trả lời bảng hỏi và được phân bổ cụ thể như sau: Ngân hàng Nhà nước

- Chi nhánh Tiền Giang (08 bảng hỏi), Sacombank Tien Giang (04 bảng hỏi), Vietinbank Tien Giang (04 bảng hỏi), BIDV Tien Giang (03 bảng hỏi), Eximbank Tien Giang (03 bảng hỏi), ACB Tien Giang (02 bảng hỏi), Agribank Tien Giang (02 bảng hỏi), Southern bank Tien Giang (03 bảng hỏi) và Vietcombank Tien Giang (01 bảng hỏi).

- Phương pháp điền dã (điều tra tại hiện trường): Nhằm xác định nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM ở Tiền Giang và đánh giá năng lực cạnh tranh của Sacombank Tiền Giang

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.

9. Nội dung nghiên cứu

- Lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh;

- Các nhân tố tác động đến NLCT của ngân hàng nói chung, ngân hàng TMCP nói riêng;

- Tìm hiểu NLCT của Sacombank Tiền Giang;

- Những giải pháp nhằm nâng cao NLCT của Sacombank Tiền Giang trong

bối cảnh hiện nay.

10. Đóng góp của đề tài

Đề tài sau khi hoàn tất có thể:

Giúp các nhà quản lý và kinh doanh lĩnh vực ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng đánh giá được sự thỏa mãn của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại tỉnh Tiền Giang;

Giúp Sacombank Tiền Giang xác định được thế mạnh, khắc phục yếu điểm để nâng cao NLCT của ngân hàng đối với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; Giúp các nhà quản lý có thêm kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ gắn bó,

lòng trung thành của khách hàng trong từng điều kiện, môi trường kinh doanh của ngân hàng.



11. Kết cấu luận văn

Đề tài nghiên cứu được chia thành 03 phần, trong đó có 03 chương với nội

dung cụ thể như sau:

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Thương Tín - Chi nhánh Tiền Giang

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Tiền Giang

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh

Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch”.[2]

Theo Đại từ điển Tiếng Việt : “Cạnh tranh là tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”. [13]

Đứng trên quan điểm của người bán, P.Samuelson định nghĩa:"Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường"[11].

Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm thì cho rằng: "Cạnh tranh trên thương trường phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không phải để diệt trừ đối thủ của mình mà là đem lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ của mình" [4]

Trong phạm vi đề tài, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: "Cạnh tranh là phạm trù chỉ quan hệ kinh tế, theo đó các chủ thể kinh tế huy động tổng lực (nội lực và ngoại lực) của mình trên cơ sở sử dụng các phương thức cạnh tranh nhằm giành được ưu thế trên thương trường và đạt được mục tiêu kinh tế cuối cùng là lợi nhuận trong sự phát triển bền vững".

Trong lĩnh vực ngân hàng, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua hợp pháp giữa các ngân hàng nhằm đạt đến các mục tiêu cụ thể như thị phần, lợi nhuận, vốn, nhân lực hay đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh,…

1.1.2. Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, lợi thế của ngành, quốc gia

mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường tạo ra một số ưu

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí