Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam - 23


nước cần rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Hoàn thiện mô hình cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng; tăng cường chất lượng hoạt động thanh tra giám sát; các chế tài xử phạt cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Năng lực xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước cần được nâng lên bao gồm cả nâng cao chất lượng cán bộ, phương pháp xây dựng và điều hành chính sách, khả năng dự báo và tổng hợp, cũng như sự linh hoạt trong điều hành.

Ngân hàng nhà nước cần phải ban hành đầy đủ và bắt buộc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Việc theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động của các ngân hàng phải dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan cũng như đánh giá đúng thực trạng hoạt động của các ngân hàng. Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế cũng chính là giải pháp thúc đẩy các ngân hàng thương mại trong nước tăng năng lực cạnh tranh quốc tế.

4.3.5. Kiến nghị khác

Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần đặt sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong sự phát triển tổng thể, đồng bộ của cả nền kinh tế xã hội. Cần tiến hành mạnh mẽ các giải pháp:

- Tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng, giảm bớt tình trạng sử dụng tiền mặt trong thanh toán như hiện nay.

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành đầu vào, các lĩnh vực liên quan mật thiết đến ngân hàng: pháp luật, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, giáo dục đào tạo, thị trường chứng khoán, kế toán, kiểm toán,…để tạo điều kiện hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng phát triển.

- Cải cách mạnh mẽ hệ thống doang nghiệp nhà nước để hệ thống này vận hành hiệu quả, giảm gánh nặng nợ xấu cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời tiếp tục khuyến khích các loại hình doanh nghiệp và thành thành phần kinh tế phát triển, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp này, nhằm mở rộng thị trường cho hệ thống ngân hàng.


Kết luận chương 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.


Nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp thiết đối với ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt nam trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, cần phải giải quyết nhiều nội dung mà đầu tư là mấu chốt để cải thiện các nhân tố bên trong nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh .

Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế trên thị trường Việt Nam - 23

Trên cơ sở phân tích thực tiễn ở chương 3 và chương 4, một nội dung quan trọng nghiên cứu đưa ra là những đề xuất nhằm hoàn thiện các chiến lược, đổi mới tổ chức thực hiện, tăng cường đầu tư cũng như tăng cường hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm khắc phục những hạn chế hiện tại và giúp VIB đạt được những mục tiêu chiến lược đặt ra trong tương lai.

Trên cơ sở phân tích những cơ hội, thách thức, những xu thế về nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, những lợi thế và điểm yếu của VIB trong thực hiện chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập kinh tế. Luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp về đổi mới chiến lược đầu tư, khai thác lợi thế cổ đông chiến lược, cơ cấu lại mô hình tổ chức ngân hàng và hình thành tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và thêm một số các kiến nghị có liên quan với cơ quan quản lý nhà nước.


PHẦN KẾT LUẬN


Cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt nam có rất nhiều công trình và đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của NHTM trong xu thế hội nhập, đã có nhiều khung lý thuyết, nền tảng lý luận, kinh nghiệm thực tiễn đa dạng về vấn đề này. Điều đó cho thấy nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng vẫn luôn là vấn đề thời sự thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định và điều hành chính sách cũng như các nhà quản trị ngân hàng.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng nhanh chóng, thuận tiện nhằm thu hút khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, các ngân hàng đã đua nhau đưa công nghệ mới vào hoạt động cho phép khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn trước. Tuy nhiên tại VIB nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung trong thời gian qua chưa chú trọng đúng mức đến nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro, chất lượng tín dụng và chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ. Vì vậy luận án nghiên cứu về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tại VIB đã đề cập đến khá toàn diện các nội dung : Làm rõ tổng quan nghiên cứu của đề tài, thu thập các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đó để chỉ ra những kết quả của nội dung nghiên cứu, từ đó thấy được khoảng trống cần nghiên cứu tiếp theo. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường nói chung, cạnh tranh về dịch vụ hiện đại nói riêng, các tiêu chí cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cũng như ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực và hiệu quả cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

Tập trung phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VIB đi từ những vấn đề tổng thể đến chi tiết trong các năm 2009 - 2013 trên các góc độ. Từ đó, đánh giá những ưu điểm và hạn chế, về các điểm mạnh cơ bản, cũng như các điểm yếu.

Luận án đã nêu lên một số thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với VIB trong tiến trình hội nhập quốc tế, mục tiêu và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của VIB đến năm 2015 và 2020. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh có tính thuyết phục, sát thực tiễn và nhiều giải pháp có tính khả thi có thể làm cơ sở tham khảo cho quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ


1. Nguyễn Tú (2009),“Chương trình đánh giá năng lực vốn ngân hàng Mỹ với sự tham gia của cơ quan bảo hiểm tiền gửi và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (13), tr.59-66.

2. Nguyễn Tú (2012), “Giải quyết nợ gắn liền với tái cấu trúc BIDV sẽ thực hiện thành công”,Tạp chí Thương mại, (8/2012), tr.44-45.

3. Nguyễn Tú (2013), “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh”,Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, (17), tr.17-19.

4. Nguyễn Tú (2013), “Bàn về kết cấu lãi suất và cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay”.Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tr.235-245.

5. Nguyễn Tú (2013), “Để phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo, (17), tr.18-20.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Dương Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael E. Porter, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.

2. Đại từ điển Tiếng Việt (1999), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đỗ Thị Tố Quyên (2012), Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”,Luận án tiến sĩ kinh tế,Đại học Kinh tế quốc dân.

6. Hiệp hội thẻ Việt nam (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động thị trường thẻ năm 2012.

7. IFAD (2006), Các tiêu chí phát triển bền vững của Ngân hàng thương mại, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng NHNN.

8. Kiều Hữu Thiện (2012), Bản trình bày tại Hội thảo cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, Học viện Ngân hàng.

9. Lê Đình Hạc (2005),Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế, TP Hồ Chí Minh.

10. Lê Hùng (2004), Các giải pháp nâng cao cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo đề tài khoa học.

11. Michael E Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, NXB trẻ, Hà nội.

12. Michael E Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB trẻ, Hà nội.

13. Michael E Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, NXB trẻ, Hà nội.

14. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

15. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (2012), Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh của VCB tháng 5/2013.

16. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (2004 - 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh.

17. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (2004 - 2012), Bảng cân đối tài khoản, Bảng tổng kết tài sản.

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2004 - 2012), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng.

19. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam(2012), Đề án chiến lược tăng vốn chủ sở hữu đến năm 2015 và 2020.

20. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2009 - 2013.

21. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (2009), Dự án phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻgiai đoạn (2010 - 2015).

22. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (2010), Chiến lược kinh doanh (2011 - 2015) và tầm nhìn 2020.

23. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (2007 - 2011), Báo cáo kiều hối các năm (2007 – 2011).

24. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (2008 - 2012), Báo cáo hoạt

động kinh doanh thẻ của VIB các năm (2008 – 2012).

25. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2004 - 2012),Báo cáo thường niên.

26. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2004 - 2012),Báo cáo thường niên.

27. Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2004 - 2012),Báo cáo thương niên.

28. Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004 - 2012),

Báo cáo thường niên.

29. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2007), Kỷ yếu hội thảo khoa học, phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

30. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (2006), Kỷ yếu hội thảo khoa học, xây dựng mô hình Tập đoàn tài chính - ngân hàng ở Việt Nam,NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

31. Nguyễn Thủy Nguyên (2006), WTO Thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Lao động - Xã hội, TP Hồ Chí Minh.

32. Nguyễn Đắc Hưng, Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số giải pháp nâng cao hiệu quả cạnh tranh và hợp tác trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Mã số: KNH 2000 – 13, Chủ nhiệm đề tài, bảo vệ tháng 2 – 2001.

33. Ngô Hiểu Ba (2010), Đột phá kinh tế ở Trung quốc (1978 – 2008),NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Hội.

35. Nguyễn Trọng Tài(2008), “ Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng.

36. Nguyễn Kim Thài (2012), Năng lực cạnh tranh của Chi nhánh ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học việc chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

37. Nguyễn Thị Quy(2005), “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Micheal Porter”,Tạp chí Lý luận Chính trị.

38. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong giai đoạn mới, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

39. (2009),“Chương trình đánh giá năng lực vốn ngân hàng Mỹ với sự tham gia của cơ quan bảo hiểm tiền gửi và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”,Tạp chí Ngân hàng, (13), tr.59-66.

40. (2012),“Giải quyết nợ gắn liền với tái cấu trúc BIDV sẽ thực hiện thành công”,Tạp chí Thương mại, (8/2012), tr.44-45.

41. (2013),“ Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh”,

Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, (17), tr.17-19.

42. 2013),“ Bàn về kết cấu lãi suất và cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay”.Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tr.235-245.

43. (2013),“ Để phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam”,Tạp chí Kinh tế và dự báo, (17), tr.18-20.

44. Nguyễn Đào Tố (2008), "Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những

ứng dụng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu",Tạp chí Ngân hàng, (5).

45. Philip Kotler (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.

46. Phan Hồng Quang (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu thương mại, Hà Nội.

47. Phan Hồng Quang (2007), "Nhân tố chủ yếu kiến tạo năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại khi hội nhập kinh tế quốc tế",Tạp chí Ngân hàng, (7).

48. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng,NXB Lao động, Hà Nội.

49. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước Việt nam, NXB lao động, Hà nội.

50. Trương Quang Thông (2005), Giải pháp xây dựng chiến lược cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, TP Hồ Chí Minh.

51. Trịnh Quốc Trung (2004),Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam,Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

52. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư 13/2010.TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của các tổ chức tín dụng.

53. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quyết định số 13/2008/QĐ- NHNN ban hành quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.

54. Võ Thị Thúy Anh (2010), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài chính, Hà Nội.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 09/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí