Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM


Giáo viên hướng dẫn: THS. VŨ THỊ HẠNH Sinhviên thực hiện: LẠI HUYỀN TRANG Lớp: ANH 19 - K42 KTNT


Hà Nội - 2007


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC 7

CẠNH TRANH 7

I. Về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 7

1. Khái niệm và phân loại về cạnh tranh 7

1.1.Khái niệm về cạnh tranh 7

1.2. Vai trò của cạnh tranh 8

1.2.1. Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 8

1.2.2. Vai trò của cạnh tranh đối với họat động của doanh nghiệp 8

1.3. Phân loại cạnh tranh 10

2. Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh 12

2.1 Khái niệm về sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh 12

2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh 13

2.2.1 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia 13

2.2.2 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa 15

II. Những vấn đề lí luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 15

1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 15

2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16

2.1. Doanh số 16

2.2. Thị phần của doanh nghiệp 16

2.3. Lợi nhuận 17

2.4. Tỷ suất lợi nhuận 18

2.5. Tỷ suất doanh thu trên vn 18

2.6. Tỷ lệ chi phí marketing trên tổng doanh thu 18

2.7. Năng suất lao động 18

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19

3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 20

3.1.1.Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 20

3.1.2 Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vi mô 22

3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 25

3.2.1. Nguồn nhân lực 25

3.2.2. Trình độ công nghệ 26

3.2.3. Sản phẩm 27

3.2.4. Qui mô, khả năng tài chính, kinh nghiệm quản lí 28

4. Các hình thức cạnh tranh giữa doanh nghiệp 29

4.1. Cạnh tranh về sản phẩm 29

4.2. Cạnh tranh về giá cả 30

4.3. Cạnh tranh trong thiết lập mạng lưới kênh phân phối 31

4. 4. Cạnh tranh thông qua các hoạt động xúc tiến quảng cáo 31

4.5. Cạnh tranh bằng hoạt động dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng 32

5. Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 35

I. Đánh giá sơ bộ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu cơ bản 35

1. Về qui mô và số lượng doanh nghiệp 35

2. Về mô hình tổ chức và quản lí 36

3. Về nguồn nhân lực 36

4. Về sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu 37

5. Chiến lược phân phối 39

6. Về vấn đề thương hiệu 41

7. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu 41

8. Trình độ công nghệ 44

II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong một số ngành xuất khẩu chủ chốt 44

1.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam

........................................................................................................................................ 44

1.1.1. Về số lượng và qui mô doanh nghiệp 44

1.1.2. Thực trạng nguồn vốn đầu tư 45

1.1.3. Thực trạng thiết bị, công nghệ 46

1.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực 47

1.1.5. Thực trạng cung ứng nguyên liệu 49

1.2. Một số kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua 50

1.2.1. Cơ cấu sản phẩm 50

1.2.2. Kim ngạch xuất khẩu 51

1.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam 54

1.3.1. Chất lượng sản phẩm 54

1.3.2. Cơ cấu sản phẩm 55

1.3.3. Giá sản phẩm 56

1.3.4. Nguồn nhân lực 57

1.3.5. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu 57

1.3.6. Trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ 58

1.3.7. Về xuất khẩu sản phẩm 60

1.3.8. Thương hiệu 60

2. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè 61

2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam... 61

2.1.1. Về số lượng và qui mô doanh nghiệp: 61

2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực: 62

2.1.3. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh 63

2.1.4. Thực trạng các đối thủ cạnh tranh 63

2.1.5. Thực trạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm 64

2.1.6. Thực trạng giá 67

2.1.7. Thực trạng thị trường, thị phần xuất khẩu: 67

2.1.8. Thực trạng nguồn cung cấp nguyên liệu 71

2.1.9. Thực trạng công nghệ và ứng dụng công nghệ 72

2.1.10. Về bộ máy tổ chức quản lí 73

2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam 73

2.2.1. Về qui mô và số lượng doanh nghiệp 73

2.2.2. Về nguồn nhân lực 74

2.2.3. Về sản phẩm và chất lượng sản phẩm 75

2.2.4. Về trình độ công nghệ 75

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI 77

I. Bài học kinh nghiệm từ một số nước trên thế giới 77

1. Bài học từ phía Trung Quốc 77

2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số quốc gia khác 79

II. Những cơ hội và thách thức chủ yếu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khi Việt Nam gia nhập WTO và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong tình hình mới 81

1. Cơ hội 81

2. Thách thức 81

3. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 82

III. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn hội nhập 83

1. Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô 83

1.1 Hoàn thiện chính sách 83

1.2 Hõ trợ doanh nghiệp về tài chính 86

1.3. Hỗ trợ doanh nghiệp về công nghệ và thông tin 88

1.4. Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp 88

1.5. Hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu 89

2.1. Phát triển qui mô doanh nghiệp 90

2.2. Tiết kiệm chi phí 91

2.3. Nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động và tăng năng suất lao động 92

2.4. Nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp 94

2.5. Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu dài hạn 95

2.6. Xây dựng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp 97

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày 07/11/2006 vừa qua, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO sau hơn 11 năm đàm phán, mở rộng hơn nữa cho thương mại và đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Có thể nói việc Việt Nam gia nhập WTO là một bước ngoặt lớn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Từ đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có cơ hội lớn thu hút đầu tư và công nghệ tiên tiến, có khu vực thị trường tự do, bình đẳng để phát triển các hoạt động kinh doanh... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích trên, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng phải đương đầu với một thử thách lớn; đó là môi trường cạnh tranh tự do không có sự bảo hộ của Nhà nước, môi trường khốc liệt với qui luật đào thải gay gắt, doanh nghiệp buộc phải có những nỗ lực mạnh mẽ để có thể tồn tại. Trước bối cảnh đó, vấn đề nâng cao năng lực năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, đã và đang trở nên hết sức cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn. Với hi vọng đóng góp một phần nào vào việc giải quyết vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cua doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Làm rõ thêm về mặt lí luận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trong giai đoạn hội nhập.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Về mặt lí luận, luận văn cần phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?

+ Có những tiêu chí nào để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?

+ Có những nhân tố nào có thể ảnh hưởng đến năng lực canh tranh của doanh nghiệp?


+ Tại sao phải nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay?

- Về mặt thực tiễn, nhiệm vụ của luận văn là:

+ Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là một đề tài tương đối rộng; nên trong khuôn khổ của khoá luận này, tôi xin được đánh giá một cách sơ bộ thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung, sau đó sẽ đi vào đánh giá chi tiết hơn khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hai ngành hàng chính của cơ cấu xuất khẩu Việt Nam: xuất khẩu chè và xuất khẩu hàng dệt may.

+ Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.

Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Vũ Thị Hạnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện khoá luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo của trường Đại học Ngoại Thương, cám ơn trường đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận. TÁC GIẢ


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH‌‌


I. Về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

1. Khái niệm và phân loại về cạnh tranh

1.1.Khái niệm về cạnh tranh

Một đặc trưng của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt diễn ra từng phút từng giây. Cạnh tranh tồn tại cùng với sự tồn tại của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hoá thì ở đó có cạnh tranh. Và cạnh tranh trở thành động lực phát triển cho nên sản xuất xã hội.

Cạnh tranh là một khái niệm rộng, tồn tại trong mọi lĩnh vực xã hội chứ không chỉ riêng trong kinh doanh. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh:

- Theo Marx thì "Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch".

- Theo từ điển kinh doanh xuất bản năm 1993 ở Anh thì "Cạnh tranh trong cơ chế thị trường là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình ".

Một cách tổng hợp nhất có thể đưa ra khái niệm về cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh là một quá trình tranh đấu mà trong đó, các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp để đạt được mục đích chủ yếu của mình như: chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất, nhằm nâng cao vị thế của mình trên thương trường”.

Ở Việt Nam, đề cập đến “cạnh tranh“, một số nhà khoa học cho rằng, cạnh tranh là vấn đề dành lợi thế về giá cả hàng hóa, dich vụ và đó là phương thức để có được lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố “đầu vào” sao cho mức chi phí là thấp nhất. Như vậy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặt khác, đồng thời

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022