Cơ Sở Pháp Lý Về Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ Và Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ Vô Hiệu

Điều kiện để xác định hợp đồng vô hiệu do bị đe dọa là: có hành vi đe dọa diễn ra tại thời điểm giao kết hợp đồng; hành vi đe dọa phải mang tính quyết định đối với bên bị đe dọa, buộc phải giao kết hợp đồng trái ý muốn, mặc dù mức độ đe dọa chưa đến mức bất khả kháng; hành vi đe dọa phải tác động trực tiếp đến người giao kết hợp đồng hoặc những người thân thuộc của người giao kết hợp đồng.

Trong 3 trường hợp vô hiệu do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, mức độ ảnh hưởng đến tính tự nguyện có khác nhau. Tuy nhiên các chủ thể bị lừa dối, nhầm lẫn, đe dọa lại có chung một quyền năng nại ra sự vô hiệu của hợp đồng trong một thời gian nhất định (thời hiệu khởi kiện). Thời hiệu này theo quy định tại Điều 136 BLDS 2005 là 02 năm kể từ thời điểm giao dịch dân sự được xác lập. Đối với hợp đồng BHNT, thời hiện khởi kiện được LKDBH 2005 quy định là 03 năm kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp. Bên bị nhầm lẫn, bị đe dọa hoặc bị lừa dối có toàn quyền quyết định việc thụ hưởng hay từ bỏ thực hiện quyền. Nếu bên bị nhầm lẫn, bị đe dọa hoặc bị lừa dối không yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu trong thời hiệu quy định như trên hoặc mong muốn thực hiện hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên có hiệu lực thi hành. Như vậy, hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn, bị đe dọa hoặc bị lừa dối luôn tồn tại cơ hội khắc phục để trở nên có hiệu lực.

+ Hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức

Trên thế giới có 2 xu hướng khác nhau về sự ảnh hưởng của hình thức hợp đồng đến hiệu lực hợp đồng. Một số các nước như Việt Nam và Thái Lan quy định hình thức hợp đồng là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Theo Điều 115 BLDS và thương mại Thái Lan, “một hành vi pháp lý không theo đúng hình thức quy định thì vô hiệu”. Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 quy định: “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định”. Trong khi đó pháp luật của hầu hết các nước khác trên thế giới không coi trọng hình thức hợp đồng, không coi hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như ở Việt Nam. Việc không coi trọng hình thức hợp đồng được thể hiện rõ trong Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004 và Bộ nguyên tắc về hợp đồng Châu Âu. Hai bộ nguyên tắc về

hợp đồng này tuyệt đối không coi trọng hình thức hợp đồng; các bên có thể chứng minh quan hệ hợp đồng bằng bất kỳ hình thức nào. Theo đó, Điều 1.2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT quy định: bộ nguyên tắc không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt. Chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ hình thức nào, kể cả bằng nhân chứng”. Nguyên tắc này được công nhận trong bộ luật dân sự của nhiều nước trên thế giới và nó hoàn toàn phù hợp với điều kiện giao dịch thương mại quốc tế. BLDS 2005 cho thấy dường như các nhà làm luật nước ta cũng đã có ý định tiếp nhận nguyên tắc vi phạm về hình thức hợp đồng không làm hợp đồng vô hiệu. Cụ thể tại Điều 401 BLDS 2005, “Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Với cách quy định như vậy, nhà làm luật vẫn thể hiện sự luyến tiếc của Nhà nước khi không tham gia vào tự do hợp đồng. Khoản 2 Điều 122 BLDS 2005 “Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định” lại thể hiện quan điểm hình thức hợp đồng là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

Tư tưởng không coi trọng hình thức bằng các yếu tố khác làm nên hiệu lực của hợp đồng, thực ra đã được BLDS 1995 luật hóa nhưng trên thực tế vẫn chưa được áp dụng. Cụ thể, Điều 139 BLDS 1995 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự vô hiệu, nếu không được thể hiện bằng văn bản, không được Công chứng nhà nước chứng nhận, không được chứng thực, đăng ký hoặc cho phép, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện, thì giao dịch vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại”. Điều 134 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu”. Với quy định này, một mặt pháp luật

dân sự Việt Nam vẫn ghi nhận hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực, mặt khác ủng hộ xu hướng ghi nhận việc tuân thủ về hình thức như là một nghĩa vụ pháp lý đối với các bên tham gia. Nghĩa vụ này thế hiện rõ nét khi giải quyết tranh chấp hợp đồng. Về nguyên lý, nếu áp dụng đúng quy định này thì hợp đồng vi phạm hình thức không thể vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam vì các quyết định, bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên trên thực tế Tòa án vẫn tuyên hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức một cách thiếu thống nhất.

Trên cơ sở pháp luật Việt Nam, có nhiều quan điểm cho rằng hợp đồng vi phạm hình thức sẽ bị tuyên vô hiệu tuyệt đối vì vi phạm về hình thức là xâm phạm trật tự công; việc tuyên vô hiệu là một chế tài. Tuy nhiên, sự vô hiệu của hợp đồng vi phạm hình thức có tính tương đối vì (i) sự tồn tại của hợp đồng này không bị pháp luật ngăn cấm; (ii) cơ hội khắc phục khiếm khuyết để hợp đồng trở nên có hiệu lực luôn hiện hữu nếu các bên mong muốn; (iii) Nhà nước không cấm các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ xác định trong hợp đồng; (iv) Nhà nước không can thiệp khi không có yêu cầu của một hoặc các bên chủ thể và (v) thời hiệu khởi kiện bị hạn chế trong 02 năm.

+ Hợp đồng được xác lập một cách giả tạo

Pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận sự giả tạo trong quan hệ hợp đồng là yếu tố làm cho hợp đồng vô hiệu. Điều 118 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: Một tuyên bố ý định không hiện thực, được làm với sự đồng lõa của bên kia thì vô hiệu nhưng sự vô hiệu của tuyên bố đó không thể được thiết lập để chống lại người thứ 3 hành động với thiện chí và bị thiệt hại bởi tuyên bố không thực đó. Nêu một hành vi pháp lý có ý định che đậy một hành vi pháp lý khác thì quy định của pháp luật về che đậy hành vi sẽ được áp dụng. Về bản chất, sự giả tạo do các bên thông đồng thiết lập ra nên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Thông thường, việc xác lập hợp đồng giả tạo nhằm trồn tránh trách nhiệm đối vơi nhà nước hoặc đối với người thứ 3.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Điều 129 BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này. Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu.

Như vậy, hợp đồng vô hiệu tương đối là thỏa thuận mà khi giao kết bị coi là vô hiệu nhưng các bên hoàn toàn có quyền thực hiện hợp đồng một cách tự nguyện mà không bị một sự cản trở nào từ luật pháp hoặc dư luận xã hội và một hoặc các bên chủ thể có toàn quyền quyết định để hợp đồng đó trở nên có hiệu lực.

Giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và vấn đề vô hiệu của hợp đồng - 5

- Hợp đồng dân sự vô hiệu từng phần và giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ

Theo Điều 135 BLDS 2005, Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch. Xét về bản chất, quy định tại điều luật này có ý nghĩa chủ yếu về mặt tố tụng nhằm định hướng quyền quyết định của thẩm phán khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng vô hiệu, tránh việc thầm phán tuyên vô hiệu cho cả hợp đồng trong khi chỉ một phần hợp đồng vô hiệu.

Hợp đồng BHNT cho cá nhân không bao giờ xảy ra tình huống bị coi là vô hiệu từng phần vì đối tượng của hợp đồng là tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ, tai nạn của một người duy nhất là NĐBH trong hợp đồng. Hợp đồng BHNT tập thể thì có thể xảy ra tình huống bị vô hiệu từng phần do đối với loại hợp đồng này, DNBH chấp nhận bảo hiểm cho cùng một lúc nhiều NĐBH – thường là các thành viên của một tổ chức. Do mỗi NĐBH của hợp đồng BHNT tập thể có tình trạng sức khỏe, nhân thân khác nhau nên hợp đồng có đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau, từng phần hợp đồng tương ứng với từng đối tượng không ảnh hưởng đến hiệu lực của nhau.

1.2.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Bản chất của hợp đồng vô hiệu được thể hiện ở chỗ nội dung của hợp đồng chứa đựng những điểm khiếm khuyết làm cho hợp đồng không có giá trị về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ hợp đồng không phát sinh, các bên không có nghĩa vụ và không được phép thực hiện những thỏa thuận trong hợp đồng vô hiệu. Sự vô hiệu được xác định ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng, kể cả trường hợp hợp đồng đã và đang thực hiện. Đây chính là tiêu chí để phân biệt hợp đồng vô hiệu với các trường hợp hợp đồng bị mất hiệu lực, bị chấm dứt hiệu lực hay hợp đồng không thể thực hiện được.

Một hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu thực chất là hợp đồng không được pháp luật thừa nhận do đã có sự vi phạm pháp luật trong việc giao kết hợp đồng. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu cũng giống như hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 137 BLDS 2005, cụ thể như sau:

(i) Hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao kết;

(ii) Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường

Như vậy, theo quy định trên, khi hợp đồng BHNT bị tuyên vô hiệu DNBH sẽ phải hoàn lại số phí bảo hiểm đã thu cho BMBH đồng thời không phải chịu trách nhiệm trước những rủi ro xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do lỗi của DNBH thì ngoài việc hoàn lại số phí bảo hiểm đã thu, DNBH phải trả thêm tiền lãi cho số phí bảo hiểm đó. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do lỗi của BMBH, DNBH có quyền khấu trừ các chi phí hợp lý đã bỏ ra cho việc giao kết hợp đồng (chi phí hoa hồng trả cho đại lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp…). Tuy nhiên, hiện tại không có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc xử lý hợp đồng vô hiệu đặc biệt là những hợp đồng đặc thù như

HĐBH. Do vậy, khi tranh chấp xảy ra không có một đường lối thống nhất chung cho việc xử lý HĐBH vô hiệu dẫn đến tình trạng nhiều vụ tranh chấp có cùng bản chất, hiện tượng và thời điểm phát sinh nhưng lại có những bản án khác nhau bởi việc xác định mức độ thiệt hại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các thẩm phán.

BLDS 2005 không có điều luật nào quy định riêng về thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (bao gồm cả hợp đồng BHNT) mà thẩm quyền này được quy định thuộc về Tòa án thông qua điều 136 BLDS 2005. Do BLDS 2005 không quy định rõ ràng về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu nên đặt ra cho chúng ta những thắc mắc: Toà án có phải là chủ thể duy nhất có thẩm quyền tuyên bố HĐBH vô hiệu hay không? Các bên giao kết HĐBH có quyền chủ động xử lý hợp đồng vô hiệu không? Nếu trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua thỏa thuận tranh chấp về nội dung hợp đồng và/hoặc tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trọng tài thì việc một trong các bên yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu có được không hay chỉ được giải quyết bằng Trọng tài?

1.3. Cơ sở pháp lý về Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu

Hiện nay, hợp đồng BHNT do hai ngành luật điều chỉnh là luật dân sự (gọi là luật chung) và luật kinh doanh bảo hiểm (luật chuyên ngành hay luật riêng). Về nguyên tắc, những gì luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng luật chung như vấn đề về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng còn những gì luật chuyên ngành quy định thì phải tuân theo luật chuyên ngành như các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu cụ thể.

Hợp đồng BHNT là một loại hợp đồng nên các vấn đề về hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự trong đó có cả vấn đề về hiệu lực hợp đồng, hợp đồng BHNT vô hiệu. BLDS 2005 có một số điều khoản quy định về giao dịch dân sự vô hiệu (từ điều 127 đến điều 138); và hợp đồng dân sự vô hiệu (điều 410 và điều 411) và một phần điều chỉnh về hợp đồng bảo hiểm là mục 11 (từ điều 567 đến điều 580).

Điều 2 LKDBH 2000 quy định về việc áp dụng Luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật có liên quan, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế như sau: 1. Tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. 3. Các bên tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam.

Khoản 4 Điều 12 LKDBH 2000 quy định về việc điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm như sau: Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, việc giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp về hợp đồng BHNT trước hết chịu sự điều chỉnh của LKDBH 2000 và LKDBH 2010, trừ khi LKDBH không quy định hoặc có dẫn chiếu tới BLDS và các quy định khác của pháp luật thì BLDS và các quy định khác của pháp luật sẽ điều chỉnh.

CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÔ HIỆU

2.1. Giao kết Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ


2.1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

- Các nguyên tắc chung trong giao kết hợp đồng dân sự

Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA) cũng đưa ra bốn nguyên tắc chung cho hợp đồng: các bên tham gia hợp đồng phải có (i) sự thống nhất ý chí (mutual assent), (ii) năng lực giao kết (contractual capacity), (iii) hợp đồng phải thỏa thuận trên cơ sở tương xứng và hợp pháp (exchange legally adequate consideration) và

(iv) hợp đồng phải có mục đích hợp pháp (lawful purpose) [36].

Cùng thống nhất với quan điểm của các nhà làm luật trên thế giới cũng như quan điểm về hợp đồng của Viện Quản lý BHNT Hoa Kỳ (LOMA), pháp luật Việt Nam cũng đã quy định tương đối cụ thể về các nguyên tắc thiết lập và thực hiện các giao dịch dân sự trong đó có hợp đồng dân sự.

Theo Điều 122/ Bộ luật dân sự năm 2005, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là (a) người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, (b) mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, (c) người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện và (d) hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Theo Điều 389/ Bộ luật dân sự năm 2005, việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc (1) tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; (2) tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

Hợp đồng BHNT cũng là một loại giao dịch dân sự vì thế để có hiệu lực theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng BHNT cũng phải thỏa mãn các điều kiện nói trên.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 16/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí