Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 10


với số vốn 40 triệu USD; hợp đồng liên doanh với Comvik (Thụy Điển) kinh doanh dịch vụ điện thoại di động VMS-Mobile phone với số vốn 340 triệu USD; hợp đồng BCC đầu tiên giữa VNPT với Telstra (úc) xây dựng các công viễn thông quốc tế với số vốn đầu tư 197 USD

Trong thời gian tới đây với sự phát triển cạnh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam để nâng cao năng lực mạng lưới và khả năng cung ứng tốt các dịch vụ viễn thông. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nên xem các hợp đồng hợp tác BCC là công cụ thu hút vốn đầu tư dài hạn trong chiến lược phát triển của mình. Với

ưu thế vượt trội của các doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, quản lý các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cần phải khai thác hiệu quả chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các hợp đồng hợp tác BCC để học hỏi những kinh nghiệm và quản lý của việc kinh doanh quốc tế.

Tuy nhiên trong thời gian qua các hợp đồng BCC đã phát sinh những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, như là các thiết bị của viễn thông phát triển rất nhanh, do đó dễ bị lạc hậu và cũ kỹ. Các hợp đồng BCC thường có thời gian dài, thiết bị sau khi hợp đồng kết thúc sẽ thuộc về phía Việt Nam do đó các thiết bị sẽ lạc hậu, rất khó nâng cấp. Khó khăn nữa là các hợp đồng BCC có thời gian rất dài nên nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên thực tế thu hút

được thường không bằng số vốn theo dự định đã ký kết do tỷ lệ trượt giá của các thiết bị viễn thông rất lớn. Lấy ví dụ khi France Telecom đầu tư 540.000 đường dây

điện thoại tại vùng phía đông TP.HCM với số vốn dự kiến 467 triệu USD dự kiến 864,81USD/đường dây điện thoại được lắp đặt khai thác. Nhưng France Telecom thường ràng buộc hợp đồng thông qua số đường dây được lắp đặt và khai thác chứ không qua số vốn đã được ký kết ban đầu và giá thiết bị viễn thông thường giảm theo thời gian. Khi kết thúc hợp đồng thì số vốn được giải ngân thường thấp hơn số vốn dự định ký kết ban đầu.

- Vậy để các hợp đồng BCC đạt được hiệu quả tối đa, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nên thận trọng trong việc tìm đối tác liên doanh, đàm phán ký kết hợp đồng hợp tác sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Tránh tình trạng phải nhập khẩu


thiết bị, công nghệ cũ của các đối tác nước ngoài và thua thiệt trong phân chia lợi nhuận sau khi hợp đồng được triển khai.

- Trong các hợp đồng BCC các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư công nghệ phát triển hạ tầng và các doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, sau đó hai bên chia lợi nhuận theo cam kết. Do tính chất đặc thù của viễn thông là sự liên kết chặt chẽ của hệ thống mạng lưới nên trong các hợp đồng BCC các doanh nghiệp Việt Nam phải quản lý chặt chẽ số thiết bị được đưa vào khai thác của các

đối tác, để tránh tình trạng chia lợi nhuận cho phía đối tác mà thiết bị do phía doanh nghiệp Việt Nam đầu tư.

Sử dụng nguồn vốn ODA tăng khả năng nâng cấp đầu tư mạng lưới

Nguồn vốn ODA: Đây là nguồn vốn đầu tư nước ngoài có nhiều ưu đãi nhất là về mặt lãi suất trung bình chỉ 1-2%/năm, thời gian cho vay cũng như ân hạn dài trung bình từ 25-40 năm. Đặc biệt là trong nguồn vốn ODA luôn có phần viện trợ không hoàn lại thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA, chủ trương của Chính phủ tạo điều kiện cho phép các doanh nghiệp nhà nước tiếp cận các nhà tài trợ đàm phán, ký kết các hợp đồng ODA.

Các doanh nghiệp viễn thông có rất nhiều lợi thế trong việc đáp ứng điều kiện tiếp nhận tài trợ, dù vậy trong thời gian qua nguồn vốn đầu tư này chưa được doanh nghiệp tranh thủ tối đa. Trong 5 năm từ 1996-2000 VNPT chỉ huy động được 490 tỷ

đồng nguồn vốn ODA, chỉ chiếm 2,64% tổng nguồn vốn đầu tư đã thực hiện trong quá trình kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh hạ tầng mạng lưới với số lượng vốn lớn, thời gian thai thác dài hạn, thời gian khấu hao thiết bị trong nhiều năm cần tập trung sử dụng nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển mạng lưới.

Hiện tại việc sử dụng nguồn ODA của các doanh nghiệp viễn thông nhất là VNPT gặp rất nhiều khó khăn do các thủ tục triển khai dự án, vướng mắc về đền bù giải tỏa hoặc việc xin cấp phép các dự án diễn ra quá lâu. Thông thường các dự án sử dụng nguồn vốn ODA là các dự án nhóm A, thủ tục cấp phép các dự án nhóm A trung bình khoảng 6 tháng. Thời gian để thẩm định dự án, thiết kế kỹ thuật, kế


hoạch đấu thầu cho dự án cũng chiếm rất nhiều thời gian làm cho kế hoạch đầu tư bị chậm trể không phục vụ kịp cho tiến độ nâng cấp hoặc xây dựng mạng lưới mới.

Để nguồn vốn ODA được sử dụng một các hiệu quả, Chính phủ nên có những chính sách ưu đãi về các thủ tục đầu tư, đấu thầu cho các doanh nghiệp viễn thông khai thác hạ tầng mạng lưới viễn thông

Đối với các doanh nghiệp viễn thông tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới quốc qia như VNPT, VP Telecom, Viettel... cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn vốn ODA để các doanh nghiệp nhanh chóng nâng cấp mạng lưới, tiếp cận với các thiết bị, kỹ thuật viễn thông tiên tiến. Từ đó trên cơ sở hạ tầng mạng lưới của mình các doanh nghiệp viễn thông sẽ nhanh chóng cung cấp các dịch vụ viễn thông hiện đại trên nền hạ tầng mạng lưới có chất lượng cao của mình.

Trong điều kiện quỹ dịch vụ viễn thông công ích chưa phát triển thì nguồn vốn ODA là giải pháp tối ưu về vốn của các doanh nghiệp viễn thông công ích. Hiện nay tại để phục vụ cho các dịch viễn thông công ích của Chính phủ, VNPT phải bù lỗ chéo nhằm xoá bỏ “Khoảng các số” giữa các khu vực để phát triển mạng viễn thôn nông thôn, như dự án viễn thông nông thôn ở 10 tỉnh miền Trung với tổng kinh phí đầu tư 1.672 tỷ đồng đã được VNPT khởi công năm 2001. Nhưng với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông khác, thì hoạt động công ích của các doanh nghiệp viễn thông cần phải được hỗ trợ tối đa từ Chính phủ. Điều này tránh được tình trạng bù lỗ chéo trong các dịch vụ viễn thông và xác định giá thành các dịch vụ viễn thông một cách chính xác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sử dụng nguốn vốn huy động của Công ty tiết kiệm Bưu điện

Công ty tiết kiệm Bưu điện được thành lập vào năm 1999 với nhiệm vụ thu hút nguồn tiền tiết kiệm nhà rỗi của người dân thông qua hệ thống đại lý bưu điện rộng khắp ở 64 tỉnh thành. Nguồn vốn huy động được của dịch vụ tiết kiệm bưu điện sẽ được giao cho Quỹ đầu tư quốc gia theo quyết định 215/1998/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ. Sau 5 năm hoạt động (từ 1999 đến 2004) dịch vụ tiết kiệm bưu


điện đã thu hút được trên 27.100 tỷ đồng và chuyển giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển trên 8.500 tỷ đồng.

Tuy nhiên do quy định của Nhà nước thì số tiền huy động của dịch vụ tiết kiệm bưu điện chỉ được sử dụng trong việc thanh toán chi phí kinh doanh và bàn giao cho Quỹ đầu tư quốc gia. Do vậy nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông, một mặt Chính phủ nên tạo điều kiện mở rộng cho việc sử dụng nguồn huy động từ dịch vụ tiết kiệm bưu điện như là đầu tư vào các doanh nghiệp viễn thông hoặc cho vay theo lãi suất thị trường dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Mặt khác nên tạo điều cho phép Công ty tiết kiệm Bưu điện mở rộng kinh doanh các loại hình dịch vụ khác như thanh toán tiền lương, chuyển tiền, thanh toán các loại hình dịch vụ qua mạng lưới bưu điện... Vì hiện tại dịch vụ tiết kiệm bưu điện gặp rất nhiều khó khăn, thứ nhất là lãi suất tiết kiệm thường bị hạn chế thay đổi nên khó theo kịp sự thay đổi lãi suất huy động trên thị trường. Khó khăn thứ hai là các loại hình dịch vụ của Công ty Tiết kiệm bưu điện là quá ít chủ yếu là dịch vụ tiền gửi.

Như vậy để tăng cường khả năng tạo vốn cho các doanh nghiệp viễn thông thì Chính phủ cho phép các doanh nghiệp này tiếp cận nguồn huy động vốn của Công ty Tiết kiệm bưu điện. Nếu có sự cho phép này thì các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam sẽ thêm nguồn vốn để có thể phát triển kinh doanh hiệu quả, mặt khác Công ty Tiết kiệm Bưu điện sẽ được tự do hơn trong việc kinh doanh nguồn vốn đã huy động

được.


kết luận chương 3

Tóm lại nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là công việc phải thực hiện trong thời gian tới. Những giải pháp nêu ra của người viết chỉ là một số quan điểm có phần mang tính chủ quan dựa trên một số chứng cứ và tài liệu thu thập được. Nhưng thời gian hội nhập kinh tế thế giới ngày càng đến gần, với số dân hơn 80 triệu người thị trường viễn thông Việt Nam còn rất hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài và khả năng ngành viễn thông Việt Nam sẽ là ngành kinh tế bị cạnh tranh nhiều nhất. Nếu như không có sự thay đổi kịp


thời trong quản lý, kinh doanh và có sự hợp tác lẫn nhau giữa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam thì rất có thể các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp nước ngoài. Thị phần các dịch vụ viễn thông trên thị trường viễn thông Việt Nam sẽ rơi vào tay một số doanh nghiệp viễn thông nước ngoài và rất có thể các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị đánh bại trên sân nhà. Như vậy phải tập trung toàn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam để đạt được mục tiêu phát triển thị trường viễn thông Việt Nam theo định hướng của nhà nước và hoàn thành vai trò

điều tiết thị trường của các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo của Việt Nam.


kết luận


Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là nhiệm vụ hết sức khó khăn vì thị trường viễn thông Việt Nam chỉ thật sự làm quen với cạnh tranh trong một vài năm qua. Có thể cho đây là thời điểm chuyển đổi từ

độc quyền viễn thông sang cạnh tranh hoàn toàn trên thị trường. Quá trình phát triển nào cũng gặp không ít trở ngại, ở những thời điểm vừa qua thị trường viễn thông Việt Nam đã có dấu hiệu của sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên với sự can thiệp từ Chính phủ thị trường viễn thông Việt Nam

đã ổn định và phát triển.

Trong bối cảnh tương lai thì thị trường viễn thông Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam thâm nhập và kinh doanh. Các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài với kinh nghiệm về cạnh tranh quốc tế, nguồn tài chính dồi dào và trình độ quản lý cao sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài ngay tại thị trường trong nước, không cách nào khác là các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải hoàn thiện, đổi mới không ngừng để

đáp ứng được những yêu cầu của thị trường.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã cho thấy các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn yếu kém. Qua đó để nâng cao nâng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam. Các giải pháp đã

đi sâu vào sự cần thiết phải thay đổi và hoàn thiện chính sách quản lý ngành viễn thông của Nhà nước, và một số giải pháp nhằm tạo thêm nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên dù đã có nhiều cố gắng và được sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn, nhưng do đây là những ý kiến chủ quan và trình độ có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong

được sự quan tâm và đóng góp của quý thầy cô và các bạn để luận văn này được hoàn thiện hơn.


Phụ lục 1: Sơ đồ mạng viễn thông Việt Nam


Công ty viễn thông

quốc tế

Quốc tế Quốc tế

Quốc tế


Mạng truyền dẫn, các thiết bị truyền dẫn


Cáp quang

VƯ tinh, Cáp quang



Công ty viễn thông

liên tỉnh

Liên tỉnh

Cáp quang



Cáp quang

Tổng đài quá giang nội hạt (Tỉnh)

Tổng đài quá giang nội hạt (TP)

Tổng đài quá giang nội hạt (Tỉnh)


Cáp đồng

Nội hạt



Cáp quang

Tổng đài khu vực (nội hạt)

Tổng đài khu vực (nội hạt)

.............


Thuê bao

Thuê bao

............

80


Phô lôc 2


Bảng đánh giá mức độ cạnh tranh một số dịch vụ viễn thông ở một số quốc gia khu vực Châu á - Thái Bình Dương




N−íc

Đàm thoại nội hạt

Đàm thoại

đường dài

Đàm thoại

quốc tế

Đường dây thuê

bao sè xDSL

tuyến nội hạt


Truyền số liệu

Truyền thông vệ tinh

Thuê

đường dây


Di

động


Nhắn tin


Truyền hình cáp

Di

động

vƯ tinh


Dịch vụ internet

óc (1)

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

Brunei (1)

P

P

P



P


P

M

M



M

Campuchia (2)

P

P

P



P

P

P

P

P



P

ấn Độ

C

C

C


C

C

C


C

C

C


C

Nhật Bản (1)

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

Phi-lip-pin (2)

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

Singapo (1)

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

M

C

C

Thái Lan (1)

P


M

P



C

C

P

C


M

C

Trung Quốc (1)

P

P

P


P

P

C

P

P

P


M


Malysia (1)

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

Việt Nam

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C


C

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 10


(1) Dữ liệu năm 2004

(2) Dữ liệu trước năm 2004 M: độc quyền (Monopoly)

D: song độc quyền (Duopoly)

P: cạnh tranh một phần (Partial competition) C: cạnh tranh hoàn toàn (Full competition)

Nguồn: ITU World Telecommunication regulatory database



80

Ngày đăng: 17/09/2023