Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 11


Phô lôc 3


Chỉ số phát triển viễn thông của Việt Nam và 1 số nước trong khu vực



Quốc gia

Số điện thoại cố

định trên 100 dân

Số điện thoại di

động trên 100 dân

Tổng số điện thoại trên

100 dân

Số người sử dụng internet

trên 10.000 dân

năm

2001

năm

2002

năm

2003

năm

2001

năm

2002

năm

2003

năm

2001

năm

2002

năm

2003

năm

2001

năm

2002

năm

2003

Việt

Nam

3.76

4.84

5.41

1.54

2.34

3.37

5.30

7.18

8.78

124.45

184.62

430.1

Thái

Lan

9.88

10.52

10.49

12.33

26.04

39.42

22.20

36.57

49.91

577.32

775.61

1,105.19

Singapo

47.14

46.29

45.03

47.3

79.56

85.25

119.56

125.84

130.28

4,115.03

5,043.59

5,087.65

Trung Quốc

13.74

16.69

20.90

11.03

16.09

21.48

24.77

32.78

42.38

256.72

460.09

632.48

Lào

0.98

1.12

1.23

0.55

1

1.98

1.52

2.12

3.21

18.54

27.11

33.46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 11


Nguồn ITU Phụ lục 4

Xếp hạng viễn thông của Việt Nam (từ năm 2000-2003: trên 196 nước)


Chỉ tiêu / Thứ hạng

2000

2001

2002

2003

Số điện thoại cố định trên 100 dân

145

140

125

129

Số người sử dụng Internet/ 10.000 dân

156

133

126

82

Số PC/ 100 dân

121

127

124

126

Số điện thoại di động / 100 dân

138

143

144

125


Phụ lục 4: Các cam kết quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh viễn thông ở Việt Nam


Hiệp định thương mại Việt - Mỹ

Theo hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết vào ngày 13-07-2005 giữa hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ, phần phụ lục về viễn thông có ghi rõ các bên thỏa thuận rằng phụ lục về viễn thông của Hiệp định về thương mại Dịch vụ (GATS) của WTO

được đưa vào Hiệp định này để dẫn chiếu một các tương ứng như được qui định đầy đủ tại đây, ngoại trừ khoản 6 và khoản 7 của phụ lục đó

Theo hiệp định này đối với các dịch vụ viễn thông cao cấp (như Internet, thư điện tử và Internet), Việt Nam sẽ cho phép thành lập các liên doanh sau hai năm kể từ khi Hiệp

định có hiệu lực, với mức vốn góp tối đa của Hoa Kỳ là 50%.

Dịch vụ vụ Internet có lộ trình thực hiện là ba năm kể từ khi Hiệp định có hiệu

lùc.

Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản (như fax, điện thoại di động và các dịch

vụ vệ tinh), cho phép thành lập các liên doanh sau bốn năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp các công ty Hoa Kỳ khống chế ở mức 49% vốn pháp định của liên doanh

Đối với các dịch vụ điện thoại nội hạt, đường dài và quốc tế, cho phép thành lập liên doanh sau sáu năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với mức vốn góp của Hoa Kỳ không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Việt Nam đồng ý sẽ xem xét việc nâng các mức hạn chế vốn góp của Hoa Kỳ khi tiến hành đánh giá thi hành Hiệp định sau ba năm

Những cam kết cụ thể như:

Các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm.

- Dịch vụ thư điện tử

- Dịch vụ thư thoại

- Dịch vụ truy cập cơ sở dữ liệu và thông tin trên mạng

- Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tữ

- Dịch vụ fax nâng cao hay gia tăng giá trị bao gồm lưu giữ và gửi, giữ và truy cập

- Dịch vụ chyển đổi mã, hiệu

- Dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng Các dịch vụ viễn thông cơ bản

- Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói

- Dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch kênh

- Dịch vụ điện báo

- Dịch vụ điện tín

- Dịch vụ Fax

- Dịch vụ thuê kênh riêng

- Dịch vụ thông tin vô tuyến


Về giới hạn tiếp cận thị trường, Hiệp định quy định các công ty cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ có thể cung cấp dịch vụ thông qua hợp đồng kinh doanh với các nhà khai thác trạm cổng của Việt Nam hoạc chỉ thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác Việt Nam được phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Liên doanh với đối tác Việt Nam được phép kinh doanh dịch vụ viễn thông sau 02 năm (3 năm với dịch vụ Internet) kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và phần vốn góp của Hoa Kỳ không quá 50% vốn pháp định của


liên doanh. Các xí nghiệp liên doanh không được phép xây dựng mạng đường trục và quốc tế riêng mà phải thuê chúng từ các công ty khai thách dịch vụ Việt Nam


Hiệp định về khu vực tự do thương mại Asean (AFTA)

Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 tại Thái Lan năm 1995, các nước Asean đã cùng ký kết hiệp định khung về hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ và 7 lĩnh vực dịch vụ quan trọng là tài chính, vô tuyến viễn thông, vận tải hàng hải, vận tải hàng không, du lịch, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ xây dựng để thực hiện bước đầu tự do hóa thương mại dịch vụ.

Theo các hiệp định này thì các sản phẩm công nghiệp viễn thông đa số vẫn được bảo hộ về thuế suất theo Danh mục loại trừ tạm thời, lợi thế do việc cắt giảm thuế suất đối với các sản phẩm viễn thông trong nội bộ Asean sẽ không gây ảnh hưởng lớn đối với nền sản xuất trong nước.


Thương mại dịch vụ viễn thông trong APEC

Việt Nam là thành viên của APEC. Mục tiêu chung của APEC là hoàn thành quá trình tự do hóa thương mại vào năm 2020. Trong khuôn khổ APEC, Việt Nam đưa ra các cam kết về thương mại dịch vụ viễn thông thông qua chương trình hành động quốc gia IAP. hiện tại, các cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực này là hoàn thành và cả thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thương mại dịch vụ viễn thông cũng như về mở cửa thị trường được đưa ra trên cơ sở thể chế hiện hành

So với cam kết về viễn thông trong hiệp định thương mại Việt _ Mỹ hoặc của Việt Nam với các nước Asean thì các cam kết về viễn thông trong APEC là hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên, nguyên tắc rà soát hàng năm và yêu cầu không được đưa ra các hạn chế mới cũng gián tiếp tạo ra áp lực mở cửa thị trường và cải các viễn thông


Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS)

Hiện nay Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO, cần tham khảo những điều kiện về viễn thông của các nước đã gia nhập WTO

Các kết của các nước công nghiệp phát triển

Các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản cho các nước khác tham gia thị trường khá tự do, song thông qua việc giới hạn vốn nước ngoài làm cho các công ty nước ngoài khó có khả năng tham gia vì năng lực cạnh tranh thường yếu hơn;

đồng thời họ ép các nước cũng phải mở cửa thị trường nước mình tự do, như thế có lợi cho các nhà khai thác của nước họ tham gia cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của nước khác

Cam kết của các nước công nghiệp mới (Hàn Quốc, Singapo..)

Bảo vệ và duy trì vị trí hơn hẳn của các công ty mình đối với thị trường trong nước

Chỉ mở cửa đối với các dịch vụ mà các công ty trong nước đã đủ sức cạnh tranh với công ty nước ngoài và việc cạnh tranh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu hoặc

đối với các dịch vụ mà điệu kiện khai thác khó khăn, các dịch vụ không chiếm tỷ trọn lớn trong nguồn thu viễn thông

Cam kết của các nước đang và chậm phát triển

Hầu hết các nước đều duy trì độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp viễn thông Các nước này đưa ra lộ trình mở cửa tương đối dài từ 7 đến 10 năm. Tuy nhiên không phải đến thời điểm đó thì thị trường viễn thông của họ sẽ mở cửa cạnh tranh toàn bộ mà đến lúc đó thì nước đưa ra cam kết mới xét đến việc tự do hóa và cạnh tranh quốc tế. Các dịch vụ được mở cửa chủ yếu là dịch vụ giá trị gia tăng


Các cam kết của các nước mới gia nhập WTO

Các nước mới gia nhập WTO phải chịu một sức ép mở cửa rất lớn trong quá trình đàm phán gia nhập từ các vòng song phương đến đa phương và thường đã nhượng bộ rất nhiều trong quá trình đàm phán mở cửa thị trường.


Tài liệu tham khảo

Tiếng Việt

1. Võ Thanh Lâm, Lê Minh Toàn, Dương Hải Hà, Lê Minh Thắng (2005), Quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin –quản lý nhà nước về viễn thông, NXb Bưu Điện, Hà Nội

2. Nguyễn Xuân Vinh (2003), Kinh tế viễn thông – Cơ cấu và động thái thị trường, NXb Bưu Điện, Hà Nội

3. Nguyễn Xuân Vinh, Mai Thế Nhượng, Trần Thị Hồng Vân, hoàng Bích Hà, Ngô Vân Anh (2004), Chiến lược thành công trong thị trường viễn thông cạnh tranh, Cạnh tranh bình

đẵng, NXb Bưu Điện, Hà Nội

4. Nguyễn Xuân Vinh, Mai Thế Nhượng, Tô Thị Thanh Tình, Đỗ Thúy Hằng, Nguyễn Thị Hồng Vân (2003), Viễn thông thế kỹ 21 công nghệ và quản lý, Cải cách viễn thông Trung Quốc, NXb Bưu Điện, Hà Nội

5. Minh Châu (2005), Tập đoàn kinh tế và một số vấn đề về xây dựng tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Một số vấn đề về xây dựng tập đoàn Bưu chính Viễn thông, NXb Bưu Điện, Hà Nội

6. Phan Văn Thường (2002), Doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông và thị trường chứng khoán, Chiến lược huy động vốn, NXb Bưu Điện, Hà Nội

7. Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Thị Liên Hoa, Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Những lý do để sử dụng loại hình cho thuê tài chính, NXb Thống kê, TP.HCM

8. Hải Âu (2005), Chính phủ xiết chặt quản lý nguồn vốn ODA, http://vietnamnet.vn/chinhtri/doinoi/2005/06/450429/

9. Thái Khang (2005), Các doanh nghiệp viễn thông và Intenet đã làm được gì? Báo Bưu

điện Việt Nam (02/2005)

10. Lam Châu (2005), VNPT hoàn thành toàn diện kế hoạc năm 2004, vai trò chủ lực tiếp tục

được khẳng định, Tạp chí Bưu chính Viễn thông & Công nghệ thông tin

11. Thanh Lương (2005), Dịch vụ viễn thông sẽ hiệu quả hơn nếu tư nhân điều hành, Báo điện tử VN Express

12. Hoàng Anh (2005), Việt Nam tham gia WTO: Nhiều cơ hội, thách thức mới cho các Doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam, http://www.vnpt.com.vn/index.asp?ID=1&dataID=7803

13. Cao Thị Hoài Đức (2004), Tiết kiệm Bưu điện - Những bước đường gian nan thử thách, http://www.vpsc.com.vn/tintuc.aspx?id=105&cat=18



14. Thu Hà (2005), VNPT hướng tới tập đoàn kinh tế, http://WWW.nhandan.com.vn/tinbai/?top=38&sub=55&article=42929

15. Nhất Liên (2005), Hồi hộp chờ giá cước mới, http://www.sggp.org.vn/kinhte/nam05/thang6/56968

16. Hữu Chính (2005), Hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC: Chiến lược đúng đắn để phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam, http://www.vnpt.com.vn/index.aps?id=569&dataID=7965

17. Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

18. Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt

đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Tiếng Anh

19. ITU (2002), Competition policy in telecommuncations, The value of competition, p 7-8

20. ITU (2001), Telecommunicagion Indicators Handbook, Quality of service, p 8-9

21. WTO (1996), Telecommunications services: Reference paper, Negotiating group on basic telecommuncations.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí