BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN QUANG MINH MẪN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
Mã số: 60.31.12
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2005
lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích và kết quả nêu trong Luận văn là thành quả nghiên cứu khoa học của bản thân.
Tác giả luận văn
Trần Quang Minh Mẫn
Môc lôc | ||
môc lôc | i | |
danh mục viết tắt | iii | |
danh mục các bảng | v | |
Danh mục biểu đồ | v | |
lời mở đầu | Trang 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập - 2
- Tác Động Của Cạnh Tranh Viễn Thông Trong Quá Trình Hội Nhập
- Tiến Trình Phát Triển Cạnh Tranh Viễn Thông Trung Quốc
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
chuơng 1: cạnh tranh viễn thông trong quá trình hội nhập
1.1 Cạnh tranh và những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh Trang 3
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Trang 3
1.1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh Trang 5
1.2 Cạnh tranh viễn thông trong quá trình hội nhập Trang 7
1.2.1 Khái niệm về viễn thông và các dịch vụ viễn thông Trang 7
1.2.2 Cạnh tranh viễn thông Trang 9
1.2.3 Tác động của cạnh tranh viễn thông trong quá trình hội nhập Trang 13
1.3 Một số mô hình phát triển cạnh tranh viễn thông Trang 15
1.3.1 Phát triển cạnh tranh ở một số quốc gia phát triển Trang 15
1.3.2 Mô hình phát triển cạnh tranh viễn thông ở Trung Quốc Trang 17
CHƯƠNG 2: ĐáNH GIá NĂNG LựC CạNH TRANH CủA CáC DOANH NGHIệP
VIễN THÔNG VIệT NAM trước thềm hội nhập
2.1 Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam Trang 23
2.1.1Các công ty viễn thông Việt Nam Trang 23
2.1.2 Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam Trang 26
2.2 Hoạt động cạnh tranh viễn thông ở Việt Nam Trang 29
2.2.1 Mô hình phát triển hoạt động cạnh tranh viễn thông ở Việt Nam Trang 29
2.2.2 Thực trạng hoạt động cạnh tranh viễn thông ở Việt Nam Trang 32
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam Trang 38
2.3.1 Cơ sở hạ tầng mạng lưới Trang 38
2.3.2 Các dịch vụ viễn thông Trang 39
2.3.3Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt NamTrang 43
chương 3: giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp ngành viễn thông việt nam
3.1 Rủi ro và thách thức của ngành viễn thông Việt Nam trong quá trình hội nhập Trang 49
3.2 Nhóm các giải pháp vĩ mô & vi mô nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam Trang 50
3.2.1 Giải pháp vĩ mô Trang 50
3.2.2 Thực hiện lộ trình nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam Trang 55
3.2.3 Giải pháp vi mô Trang 59
3.3 Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam Trang 63
3.3.1 Cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam Trang 63
3.3.2 Thuê mua tài chính Trang 64
3.3.3 Thị trường vốn Trang 66
3.3.4 Các giải pháp tài chính khác Trang 66
kết luận Trang 72
phô lôc
tài liệu tham khảo
danh mục từ viết tắt
:Asymmetrical Digital Subscriber Loop | : Mạch vòng thuê bao số phi đối xứng | |
AFTA | : Asean Free Trade Area | : Khu vực mậu dịch tự do |
APEC | : Asia - Pacific Forum for Economic Cooperation | : Diễn đàn hợp tác kinh doanh Châu á - Thái bình dương |
ASEAN | : Association of South East Asian Nation: | : Hiệp hội các nước Đông Nam á |
BCC | : Business Cooperation Contract | : Hợp đồng hợp tác kinh doanh |
BCVT | : Bưu chính - Viễn thông | |
CDMA | : Code Division Multiple Access | : Đa truy nhập phân chia theo mã. |
DSL | : Digital Subscriber Line | : Đường dây thuê bao số. |
FPT | : Công ty Công nghệ truyền thông FPT. | |
GPC | : Công ty thông tin di động Việt Nam (Vina phone). | |
GPRS | : General Packet Radio Service | : Dịch vụ vô tuyến gói chung |
GSM | : Global Service Mobilization | : Dịch vụ di động toàn cầu. |
IDD | : International Direct Dialling | : Quay số quốc tế trực tiếp. |
ISP | : Internet Service Provider | : Nhà cung cấp dịchvụ Internet. |
ITU | : International Telecommuniation Union | : Liên minh viễn thông quốc tế |
MOBIFONE | : Công ty Thông tin di động VMS- MOBIFONE | |
MPT | : Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam. | |
ODA | : Official Development Assistance | : Hỗ trợ phát triển chính thức |
OECD | : Organization for Economic Cooperation and Development | : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. |
PSTN | : Public Switched Telephone Network | : Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng |
SPT | : Công ty cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn. | |
TNHH | : Trách nhiệm hữu hạn |
: Tổng công ty Viễn thông Quân đội. | ||
VISHIPEL | : Công ty thông tin điện tử Hàng hải . | |
VNPT | : Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam. | |
VP Telecom | : Công ty Viễn thông Điện Lực. | |
WTO | : World Trade Organization | : Tổ chức thương mại thế giới |
DANH MụC CáC bảng
Bảng 2.1 - Thống kê các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ viễn thông tại Việt Nam Trang 33
Bảng 2.2 - Giá cước một số dịch vụ viễn thông của VNPT khi bị cạnh tranh Trang 34 Bảng 2.3 - Giá cước liên lạc quốc tế của VNPT khi bị cạnh tranh Trang 35 Bảng 2.4 - Giá cước dịch vụ di động của SPT Trang 36 Bảng 2.5 - Giá cước IDD quốc tế so sánh giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực Trang 37
Bảng 2.6 - Giá cước di động ở một số quốc gia Asean Trang 41
Bảng 2.7 - Tỷ lệ cuộc gọi thành công dịch vụ Voip Trang 42 Bảng 2.8 - Các mô hình kinh doanh và các năng lực liên quan của doanh nghiệp
viễn thông Trang 45
danh mục biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Doanh thu cac doanh nghiệp viễn thông năm 2004 Trang 28 Biểu đồ 2.2 Số lượng thuê bao của các doanh nghiệp viễn thông Trang 28 Biểu đồ 2.3 Số thuê bao Internet của các doanh nghiệp viễn thông Trang 29
lời mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Ngành viễn thông được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng trong kế hoạch phát triển tổng thể nền kinh tế của Việt Nam. Sự phát triển của ngành viễn thông sẽ là động lực để phát triển các ngành kinh tế khác, vì vậy mục tiêu hàng đầu của Chính phủ là phải phát triển ngành viễn thông Việt Nam ngang tầm khu vực Asean và thế giới. Để đạt được mục tiêu đó Chính phủ liên tục có những chính sách ưu đãi cho ngành viễn thông, tăng cường các chính sách quản lý vĩ mô ngành nhằm mục
đích tạo sự tăng trưởng bền vững cho ngành viễn thông.
Khi Chính phủ thấy được những lợi ích của cạnh tranh viễn thông, Chính phủ
đã xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh viễn thông và cho các doanh nghiệp viễn thông mới của Việt Nam hoạt động cạnh tranh tự do trên thị trường viễn thông. Chính sách này đã bắt đầu phát huy tác dụng từ khi có cạnh tranh giá dịch vụ viễn thông đã giảm, chất lượng dịch vụ được nâng cao và người tiêu dùng trong nước quyền chọn lựa nhà cung cấp và dịch vụ viễn thông tiện ích hơn để sử dụng. Thực tế cho thấy mặc dù đã có những sự tiến bộ nhất định trong việc quản lý, kinh doanh nhưng các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam được đánh giá chung có năng lực cạnh tranh còn yếu kém. Do vậy khi thị trường viễn thông mở cửa hoàn toàn để cạnh tranh quốc tế, thì các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải có biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể cạnh tranh bình đẵng với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài trong tương lai.
2- Mục đích nghiên cứu của đề tài
Vấn đề cơ bản đề mà đề tài mong muốn là đưa ra một số giải pháp vĩ mô, vi mô và đặc biệt là nhóm các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam.
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, viễn thông, kinh tế, luật pháp, bao gồm cả những vấn đề ở phạm vi khu vực và quốc tế. Đề tài này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp viễn thông Việt Nam đặc biệt là năng lực về tài chính, những vấn đề khác chỉ
được giải quyết khi có liên quan.
4- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp: Tổng hợp
- phân tích, hệ thống, thống kê. Đề tài còn sử dụng tài liệu có tính chuyên môn về lĩnh vực viễn thông, tham khảo tư liệu từ Tạp chí Bưu điện, các Website của các doanh nghiệp viễn thông, Website của Liên minh Viễn thông thế giới, đặc biệt cập nhật liên tục trang Web của Bộ Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam.
5- Các đóng góp mới của đề tài
Đề tài trình bày và phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận thuộc phạm vi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông, tổng hợp kinh nghiệm của quá trình mở cửa cạnh tranh viễn thông ở một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Phân tích những mặt đạt được và hạn chế của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong quá trình cạnh tranh.
Đưa ra các giải pháp tài chính có tính khả thi nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh viễn thông quốc tế.
6- Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được trình bày theo kết cấu sau: Chương I: Cạnh tranh viễn thông trong quá trình hội nhập
Chương II: Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam
Chương III: Giải pháp tài chính nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam.