đồng ứng với mức tăng là 3,74% và đạt mốc 69.937 triệu đồng trong năm 2013, tăng 2.937 triệu đồng với mức tăng 5,15% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công tác sử dụng vốn tốt, duy trì tỷ trọng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của khách hàng. Như vậy, ngân hàng phải tiếp tục có chiến lược kinh doanh phù hợp.
2.1.2. Cấu trúc cho vay ( tài sản có )
Tổng nguồn vốn tăng mạnh đồng hành cùng với tổng tài sản tăng lên cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. Với số vốn có trong tay, ngân hàng đã xây dựng cho mình một cơ cấu tài sản khá hợp lý trong đó mảng tín dụng chiếm tỷ trọng lớn. Sự ăn khớp giữa cơ cấu của tài sản nợ –tài sản có cho ta thấy một chiến lược kinh doanh hiệu quả của ngân hàng đồng thời cũng tạo ra hình ảnh về một ngân hàng luôn luôn chủ động trước biến động trong tương lai, luôn đi tắt, đón đầu và tiến lên không ngừng trong thực tiễn hoạt động kinh doanh. Tổng tài sản của ngân hàng tăng đều qua các năm, năm 2010 là 548.686 triệu đồng, năm 2011 là 641.252 triệu đồng và năm 2012 là 746.399 triệu đồng. Cơ cấu tài sản của ngân hàng được chuyển dịch theo hướng an toàn và hiệu quả hơn.
SVTH: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thùy Dương 32 GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
Bảng 1.2: Tình hình tài sản nợ của Ngân hàng 2011 – 2013.
ĐVT: Triệu đồng
Năm | So sánh 2012/2011 | So sánh 2013/2012 | ||||||||
2011 | Tỷ trọng (%) | 2012 | Tỷ trọng (%) | 2013 | Tỷ trọng (%) | Số tiền | % | Số tiền | % | |
1. Tiền dự trữ | 19.885 | 4,43 | 20.841 | 4,45 | 22.816 | 4,18 | 0.956 | 4,81 | 1.975 | 9,48 |
2. Các khoản đầu tư chứng khoán | 13.54 | 3,02 | 15.782 | 3,37 | 17.405 | 3,19 | 2.242 | 16,56 | 1.623 | 10,28 |
3. Sử dụng vốn | 368.911 | 82,22 | 374.038 | 79,88 | 439.592 | 80,45 | 5.127 | 1,39 | 65.554 | 17,53 |
4. Tài sản cố định | 46.350 | 10,33 | 57.590 | 12,30 | 66.586 | 12,19 | 11.24 | 24,25 | 8.996 | 15,62 |
5. Tổng cộng | 448.686 | 100,00 | 468.251 | 100,00 | 546.399 | 100,00 | 19.565 | 4,36 | 78.148 | 16,69 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cho Vay Thông Qua Nghiệp Vụ Phát Hành Và Sử Dụng Thẻ Tín Dụng:
- Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hoạt Động Tín Dụng
- Bộ Máy Tổ Chức Của Hdbank – Chi Nhánh Lãnh Binh Thăng
- Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Hdbank – Chi Nhánh Lãnh Binh Thăng
- Tình Hình Nợ Xấu Doanh Nghiệp Theo Thành Phần Kinh Tế
- Bảng Vòng Quay Vốn Tín Dụng Tín Dụng Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2011 - 2013 HDBank - Chi nhánh Lãnh Binh Thăng)
Biểu đồ 1.2: Tình hình tài sản của Ngân hàng 2011 – 2013.
2013
2012
66,586
80,445
17,405
22,816
57,590
15,782
20,841
374,038
546,399
Tổng tài sản Tài sản cố định Sử dụng vốn
Các khoản đầu tư CK
Tiền dự trữ
468,251
2011
46,350
13,540
19,885
448,686
368,911
- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000
Tiền dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ thặng dư.
Dự trữ bắt buộc là khoản tiền ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải duy trì một tỷ lệ nhất định nhằm đảm bảo cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. Tỷ lệ dự trữ này phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Do vậy, mỗi năm sẽ có tỉ lệ dự trữ khác nhau đối với tiền gửi ngắn hạn VNĐ và tiền gửi ngoại tệ. Cụ thể là tuân thủ theo đúng qui định 7% đối với tiền gửi bằng VNĐ và 6% đối với tiền gửi bằng ngoại tệ. Tiền gửi tại NHNN là đều đảm bảo khoản dự trữ bắt buộc là theo đúng luật định đối với VNĐ và ngoại tệ.
Dự trữ thặng dư là khoản tiền luôn có sẵn trong các ngân hàng ngoài khoản dự trữ bắt buộc để đảm bảo cho nhu cầu rút tiền của khách hàng và cho vay trong kỳ. Theo quy định 297/1999/QD – NHNN của thống đốc NHNN quy định” kết thúc ngày làm việc tổ chức tín dụng phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản có có thể thanh toán ngay với tài sản nợ phải thanh toán ngay”. Tình hình trong năm 2011
– 2013 đều rất khả quan cụ thể tăng từ 11.885 triệu đồn g lên 13.840 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với mức tăng 1.955 triệu đồng với tỉ lệ 16,28%. Và cũng tăng ttrong năm 2013 đạt 17.816 triệu đồng tăng 3.975 triệu đồng tương ứng với 22,28%. Nguyên nhân là do lượng tiền mặt, tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán luôn tăng. Như vậy, thể hiện ngân hàng đã quản lý vốn khả dụng chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
Các khoản đầu tư chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản < 4%. Tình hình là vẫn tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 13.540 triệu đồng tăng 2.242 triệu đồng so
với năm 2012 là 14.782 triệu đồng với tốc độ tăng 16,56%. Năm 2013 tăng 1.623 triệu đồng tương ứng 10,28% so với năm 2012. Tăng đầu tư vào các loại giấy tờ có giá trung dài hạn, nhằm cơ cấu lại danh mục tài sản theo hướng tăng tài sản có thu nhập ổn định và hạn chế rủi ro.
Sử dụng vốn của ngân hàng tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể năm 2012 đạt 372.038 triệu đồng tăng 5.127 triệu đồng so với năm 2011 là 368.911 triệu đồng tương ứng 1,39%. Năm 2013 tổng dư nợ là 439.592 triệu đồng so với năm 2012 tăng 65.554 triệu đồng tương ứng 17,53%. Từ đó có thể thấy tình hình sử dụng vốn từng năm tăng mạnh. Các con số nói lên sự tăng trưởng liên tục trong công tác tín dụng qua suốt một thời gian. Đây là một thành quả rất lớn biểu hiện sự nổ lực cao độ của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng nói riêng và ngân hàng nói chung với những chiến lược và chính sách đúng đắn về thương hiệu.
Tài sản cố định là tài sản không sinh lời nhưng điều kiện để ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh, tạo hình ảnh và vị thế cho ngân hàng trên thị trường. Vì tính chất không sinh ra lời của loại tài sản này nên ngân hàng đã hạn chế tỉ trọng của của nó ở một mức hợp lý để tránh ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Theo quy định của NHNN đầu tư cho TSCĐ của NHTM không lớn hơn 50% vốn tự có của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng luôn tuân thủ đúng qui định NHNN. Năm 2011 TSCĐ là 46.350 triệu đồng, năm 2012 là 58.590 triệu đồng và năm 2013 là 66.586 triệu đồng.
2.1.3. Kết quả kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng trong 3 năm đã đạt được những thành công nhất định. Lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm.
Bảng 1.3 : Tình hình tài sản của Ngân hàng 2011 – 2013.
ĐVT: Triệu đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2012/2011 | 2013/2012 | |||
Số tiền | Tăng trưởng (%) | Số tiền | Tăng trưởng (%) | ||||
Tổng thu nhập hoạt động | 16.535 | 19.196 | 28.774 | 2.661 | 16,09 | 9.178 | 47,56 |
Tổng chi phí hoạt động | 7.289 | 9.321 | 12.957 | 2.032 | 27,88 | 3.636 | 39,01 |
LN thuần từ HĐKD trước chi phí DPRR tín dụng | 9.246 | 9.875 | 15.817 | 0.629 | 6,80 | 5.542 | 55,56 |
Chi phí DPRR tín dụng | 1.468 | 1.349 | 2.961 | -0.119 | -8,11 | 1.612 | 119,50 |
Tổng LN trước thuế | 7.778 | 8.526 | 12.856 | 0.748 | 9,62 | 3.980 | 46,41 |
Tổng chi phí thuế TNDN | 2.001 | 1.981 | 3.083 | -0.02 | -1,00 | 1.102 | 55,63 |
Lợi nhuận trong năm | 5.777 | 6.545 | 9.773 | 0.768 | 13,29 | 2.878 | 43,65 |
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2011 - 2013 của ngân hàng)
Biểu đồ 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 2011 – 2013.
30,000
25,000
Thu nhập
Chi Phí Lợi nhuận
20,000
15,000
10,000
5,000
0
2011 2012 2013
Tổng thu nhập hoạt động tăng qua 3 năm, năm 2012 tăng với tốc độ 16,09% so với năm 2011 tương ứng với 2.661 triệu đồng. Đến năm 2013 tốc độ tăng nhanh đáng kể so với tốc độ tăng của năm trước, tăng 47,56% so với năm 2011 tương ứng với số tiền
tuyệt đối là 9.178 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng thu nhập hoạt động qua các năm là do Ngân hàng tăng cường thêm nhiều dịch vụ mới cũng như có thêm nhiều hình thức tín dụng như chương trình thanh toán hóa đơn tiền điện, bão lãnh kinh doanh, tiết kiệm dự thưởng, lãi suất khuyến mãi… Tất cả các hoạt động này đều giúp cho tổng thu nhập
của ngân hàng tăng lên. Thị trường ngân hàng đang là một thị trường nóng trong điều kiện kinh tế hiện nay nên sẽ tạo cho ngân hàng có nhiều cơ hội để tăng thu nhập của ngân hàng.
Tổng chi phí hoạt động cũng tăng qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng chi phí là do Ngân hàng gia tăng các hoạt động dịch vụ như trả lãi huy động, quảng cáo, tặng quà cho khách hàng trúng thưởng hoặc khách hàng lâu năm. Bên cạnh đó Ngân hàng còn đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể tốc độ tăng từ năm 2011- 2013 rất nhanh từ 27,88% đến 39,01%. Năm 2011 là 7.289 triệu
đồng, năm 2012 là 9.321 triệu đồng và 2013 đạt 12.957 triệu đồng.
Tổng lợi nhuận của Ngân hàng năm 2011 đạt 5.777 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 768 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 13,29%. Đến năm 2012, tốc độ tăng tổng lợi nhuận của Ngân hàng so với năm 2011 là 43,65% tương ứng với số tiền 2.878 triệu đồng, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của năm 2011. Tổng lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua mỗi năm chủ yếu là do tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả khả quan, áp dụng lãi suất khá linh hoạt, chính sách cho vay, dự phòng rủi ro cho những khoản nợ quá hạn và thu nợ hợp lý. Lợi nhuận đó thu từ các hoạt động như thanh toán quốc tế, bảo lãnh mở L/C, dịch vụ chuyển tiền và kinh doanh ngoại hối,…Để đạt được những kết quả này là nhờ sự quản lý năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực, cố gắng và tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân viên HDBank Lạc Long Quân.
2.2. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng
2.2.1. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại HDBank – Chi nhánh Lãnh
Binh Thăng
SVTH: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thùy Dương 37 GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng
Bảng 1.1: Tình hình tín dụng doanh nghiệp tại HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | So sánh 2013/2012 | So sánh 2013/2012 | ||||||
Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | Số tiền | % | |
1.Doanh số cho vay | 445.154 | 100,00 | 463.236 | 100,00 | 584.154 | 100,00 | 18.082 | 4,06 | 120.918 | 26,10 |
Trong đó: Doanh nghiệp | 340.195 | 76,42 | 383.548 | 82,80 | 443.602 | 75,94 | 43.353 | 12,74 | 60.054 | 15,66 |
2.Doanh số thu nợ | 405.079 | 100,00 | 458.079 | 100,00 | 519.366 | 100,00 | 53.000 | 13,08 | 61.287 | 13,38 |
Trong đó: Doanh nghiệp | 319.212 | 78,80 | 364.378 | 79,54 | 389.847 | 75,06 | 45.166 | 14,15 | 25.469 | 6,99 |
3. Dư nợ | 368.911 | 100,00 | 374.038 | 100,00 | 439.592 | 100,00 | 5.127 | 1,39 | 65.554 | 17,53 |
Trong đó: Doanh nghiệp | 302.539 | 82,01 | 321.709 | 86,01 | 375.464 | 85,41 | 19.170 | 6,34 | 53.755 | 16,71 |
4. Nợ xấu | 1.471 | 100,00 | 1.761 | 100,00 | 2.448 | 100,00 | 0.29 | 19,71 | 1.177 | 92,60 |
Trong đó: Doanh nghiệp | 1.471 | 100,00 | 1.761 | 100,00 | 2.448 | 100,00 | 0.29 | 19,71 | 1.177 | 92,60 |
5.Tỷ lệ nợ xấu (%) | 0,40% | 0,61% | 0,92% | 0,21% | 0,31% | |||||
Trong đó: Doanh nghiệp | 0,40% | 0.61% | 0,92% | 0,21% | 0,31% |
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng)
450,000
Biểu đồ 1.4: Tình hình tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng
443,602
400,000
350,000
340,195
319,212
383,548
364,378
389,847
375,464
300,000
250,000
200,000
150,000
100,000
50,000
-
302,539 321,709
Doanh số DN Thu nợ DN
Dư nợ DN
2011 2012 2013
Nhận xét: Từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy được:
Qua bảng và biểu đồ bên dưới ta thấy được tỷ trọng của doanh nghiệp trong tất cả các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều chiểm tỷ trọng lớn nhất, trên 76% và tăng qua các năm, cùng với đó là sự tăng lên của tỷ lệ nợ xấu. Điều này phản ánh hoạt động của ngân hàng đang trên đà phát triển cùng với nhip độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do nhận ra nhu cầu vốn của doanh nghiệp là rất lớn, nguồn lợi nhuận thu từ đối tượng này cũng rất cao nên ngân hàng đã có những chính sách đúng đắn làm tăng doanh số cho vay doanh nghiệp dẫn đến tăng tỉ trọng trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm. Cụ thể:
Doanh số cho vay doanh nghiệp năm 2011 là 340.195 triệu đồng chiếm 76,42% tổng doanh số cho vay, năm 2012 là 383.548 triệu đồng chiếm 82,80% chênh lệch 43.353 triệu đồng và tương ứng với mức tăng 12,74%. Năm 2013 tăng hơn so với năm 2012 là 15,66% tương ứng số tiền 60.054 triệu đồng đạt 443.602 triệu đồng chiếm 75,94 % tổng doanh số cho vay. Kết quả đạt được cho thấy doanh số cho vay doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm. Đó là nhờ thực hiện đúng định hướng, chính sách tín dụng của HDBank, sự cố gắng nỗ lực của CBCNV tại chi nhánh đã làm tốt công tác mở rộng hoạt động cho vay, thực hiện nghiêm túc “ tín dụng có chọn lọc” để hạn chế tối đa rủi ro đến mức thấp nhất, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn vay vốn tại ngân hàng để mua máy móc thiết bị hỗ trợ sản xuất kinh doanh… và đã bư ớc đầu đạt được