Bộ Máy Tổ Chức Của Hdbank – Chi Nhánh Lãnh Binh Thăng


banking, home banking. Đến cuối năm 2013 HDBank có hơn 200 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, Nghệ An, An Giang, Hải Phòng, DakLak, Bắc Ninh…

1.1.4. Qui mô vốn:

Hoạt động nguồn vốn và kinh doanh của HDBank đã tham gia tích cực vào thị trường tài chính, chủ động và linh hoạt trên thị trường, từng bước tạo dựng uy tín và thế đứng trên thị trường.

Ngày 21/06/2012 HDBank hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng.Trước đó, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9657/NHNN-TTGSNH chấp nhận cho HDBank được tăng vốn điều lệ đã đư ợc hội đồng cổ đông HDBank thông qua. Với đợt tăng vốn lần này HDBank sẽ tập trung nâng cao năng lực tài chính, đầu tư công nghệ, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cấp các điểm giao dịch để tăng thêm tiện nghi cho khách hàng bổ sung vào nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Phát hành trái phiếu TDH huy động được 500 tỉ đồng nâng tổng số dư huy động trái phiếu lên 1350 tỷ đồng và chiếm 2,95% tổng tài sản và chiếm 3,69% tổng vốn huy động. Năm 2013, HDBank sau sáp nhập có vốn điều lệ 8,100 tỷ đồng với tổng tài sản trên 85,000 tỷ đồng cùng 210 điểm giao dịch trên cả nước, với tỉ lệ hoán đổi 1:1. Ngoài ra, HDBank cũng sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ để khẳng định và giữ vững vai trò tiên phong trong lĩnh vực này nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của HDBank trong thời gian tới.

1.1.5. Nhân sự:

Con người là yếu tố trung tâm và then chốt trong sự phát triển của tổ chức ngân hàng. Chính vì vậy HDBank luôn quan tâm đến đội ngũ công nhân viên của ngân hàng, không ngừng nâng cao chất lượng và bên cạnh đó là việc phát triển bộ máy tổ chức ngày càng vận hành chuyên nghiệp.

HDBank luôn quan tâm đến việc tuyển dụng nguồn nhân lực tài năng. Với đội ngũ quản trị viên cấp cao là những người có nhiều năm kinh nghiệm cho ngân hàng nhà nước, giữ chức vụ quan trọng, chủ chốt trong ngân hàng. Ngoài ra, cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên môn và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cùng những hiểu biết chuyên sâu về luật liên quan đến tài chính, ngân hàng.


1.2. Bộ máy tổ chức của HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng

1.2.1. Sơ đồ tổ chức:

Ó GIÁ

IÁM Đ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng



GIÁM ĐỐC

PH

M ĐỐC

PHÓ G

ỐC

(Phụ trách công tác Tín Dụng)

(Phụ trách Kế Toán ngân quỹ


vụ )

h

G

G

c

Binh TÍN

Thăng DỤNG

KẾ TOÁN, KHO

QUỸ

Long

Quân

và dịch

PGD Lãn

PHÒN

PHÒN

PGD Lạ

Nguồn: Phòng nhân sự

Ưu điểm:

Có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của ban Giám đốc, sự năng động và nổ lực của toàn thể cán bộ nhân công viên.

Với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc lâu năm của các chuyên viên đã từng bước đưa vị trí của ngân hàng lên tầm cao mới.

HDBank- Chi nhánh Lãnh Binh Thăng với tổng số nhân sự 20 người. Với cơ cấu tổ chúc gồm 2 bộ phận chính là tín dụng và kế toán giao dịch được quản lí bởi trưởng và phó phòng hợp tác với nhau hòa đồng và nhịp nhàng cùng một mục đích chung.

Luôn có chính sách khen thưởng đối với nhân viên để động viên tinh thần làm việc và các cuộc thi, các khóa tu dưỡng và đào tạo cho các nhân viên.

Với sự xắp xếp phù hợp như vậy công việc không bị trùng lắp công việc và luôn được kiểm soát và kiểm tra giữa các nghiệp vụ xử lí với các chứng từ một cách nhanh chóng và cụ thể.


Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đã hỗ trợ nhiều trong việc quản trị rủi ro và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.

Nhược điểm:

So với cơ cấu tổ chức của PGD Lạc Long Quân với cơ cấu tổ chức của PGD các ngân hàng khác thì vẫn thiếu một chức vụ lãnh đạo tổng hợp và xem xét các quyết định quan trong của PGD.

Trong thời buổi khó khăn hiện nay ngân hàng nên cho bộ phận tín dụng chung với bộ phận hỗ trợ tín dụng để không phải chồng chéo công việc của nhau.

Hạn chế việc bất kiêm bất nhiệm, mọi việc xét duyệt đều được thông qua trưởng phòng giao dịch.

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban

Ban Giám Đốc: Gồm có 3 người: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc.

Giám đốc trực tiếp điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo chức năng nhiệm vụ đã dư ợc quy định, đảm bảo an toàn tài sản, con người, đảm bảo hoạt động hiệu quả đúng quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước pháp luật, trước giám đốc Ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng. Phân công quản lý lao động, hướng dẫn triển khai thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. Quản lý tài chính, tài sản của đơn vị. Xây dựng kế hoạch và biện pháp kinh doanh để giao cho các phòng chuyên môn và các PGD thực hiện có hiệu quả. Được uỷ quyền bằng văn bản cho các Phó Giám đốc quản lý điều hành đơn vị khi Giám đốc đi công tác.

Phó Giám đốc phụ trách tín dụng giúp giám đốc chỉ đạo điều hành kế hoạch tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, kế hoạch thu hồi và xử lý rủi ro tín dung, kế hoạch huy động vốn,…Được Giám đốc uỷ quyền ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, bảo lãnh Ngân hàng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước pháp luật về nội dung đã ký kết. Thay mặt Giám đốc điều hành công việc khi giám đốc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc trước pháp luật về công việc đã giải quyết trong thời gian ủy quyền

Phó Giám đốc phụ trách kế toán – kho quỹ và dịch vụ giúp giám đốc chỉ đạo điều hành quản lý các mặt nghiệp vụ kế toán, chỉ đạo phòng kế toán hoàn thành công việc chung, thực hiện kế hoạch phát triển sản phẩm dịch vụ. Điều hành công tác an toàn kho quỹ theo sự phân công nhiệm vụ của Giám đốc. Thay mặt Giám đốc điều hành công việc


khi giám đốc uỷ quyền và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc trước pháp luậtc về công việc đã giãi quyết trong thời gian uỷ quyền

Phòng Tín dụng: Gồm có 8 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 6 nhân viên tín dụng.

Trưởng phòng có nhiệm vụ tham mưu, giúp cho Giám đốc những công việc đảm nhiệm. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc.

Phòng tín dụng trực tiếp thẩm định lựa chọn dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Tổ chức tuyên truyền quảng cáo tiếp thị nhằm phục vụ công tác huy động vốn, phân tích, thu thập thông tin khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra, kiểm soát theo quy định và các báo cáo do Giám đốc chỉ đạo.

Phòng Kế toán – Kho quỹ: Gồm 12 người: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 10 nhân viên.

Trưởng phòng kế toán phụ trách chung, có nhiệm vụ tham mưu, giúp cho Giám đốc những công việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ đảm nhiệm. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Phòng Kế toán – Kho quỹ chia làm 2 bộ phận:

Bộ phận Kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định giữa các ngân hang với nhau, giữa Ngân hàng với khách hàng, Kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành và quản lý nghiệp vụ thẻ, Thực hiện chế độ quyết toán tháng, quý, năm theo quy định. Tổ chức tự kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ theo chuyên đề, thực hiện công tác hậu kiểm chứng từ, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Giám đốc giao.

Bộ phận Kho quỹ: Thực hiện chế độ thu chi tiền mặt, làm dịch vụ về ngân quỹ và kho, bảo quản tiền, các loại giấy tờ có giá tại kho, đúng chế độ quy định.

Phòng giao dịch Lạc Long Quân: Là một PGD trực thuộc HDBank- CN Lãnh Binh Thăng, hoạch toán báo sổ. Được biên chế 8 người gồm: 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc, 3 cán bộ kế toán – kho quỹ, 3 cán bộ tín dụng. PGD có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ tại địa bàn hoạt động.

Phòng Giao dịch Phú Thọ: Cũng là PGD trực thuộc HDBank – CN Lãnh Binh Thăng, hoạch toán báo sổ. Được biên chế 7 người gồm: 1 Giám đốc,1 phó Giám đốc, 2 cán bộ kế toán – kho quỹ và 3 cán bộ tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay và phát triển sản phẩm dịch vụ trên địa bàn chi nhánh phụ trách.


1.3. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới.

Hoàn thiện chương trình tái cấu trúc. Xây dựng các hệ thống quản trị nội bộ với sự hỗ trợ của các ứng dụng CNTT, trên nguyên tắc an toàn, đúng pháp luật và tuân thủ các qui định hiện hành.

Đẩy mạnh tiến độ mở rộng mạng lưới, nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng

lưới. Triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ.

Xây dựng mô hình Ngân hàng Đầu tư, trọng tâm là khối Nguồn vốn và Kinh doanh Tiền tệ với công cụ là các công ty trực thuộc HDBank như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ… Xây dựng các phương án đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác mang lại hiệu quả cao. Đa dạng hóa các mô hình đầu tư.

Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp, đồng bộ trên toàn hệ thống. Phát triển

thương hiệu trở thành thương hiệu mạnh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

2. Tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp của HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh

Thăng

2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng

2.1.1. Cấu trúc vốn ( tài sản nợ )

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn đó là: Vốn huy động và Vốn vay từ Ngân hàng cấp trên.

Nguồn vốn huy động: Ngân hàng được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn.

Nguốn vốn vay từ Ngân hàng vấp trên: nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn, nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động.

Do nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên HDBank chi nhánh Lãnh Binh Thăng đã nỗ lực lớn để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư nhằm bổ sung nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục để ngân hàng hoạt động và giải quyết vấn đề thiếu hụt vốn như hiện nay

SVTH: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thùy Dương 28 GVHD: ThS. Châu Văn Thưởng


Bảng 1.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 2011 – 2013.

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2012/2011

So sánh

2013/2011


2011

Tỉ trọng

%


2012

Tỉ trọng

%


2013

Tỉ trọng

%


Số tiền


%


Số tiền


%

I. Vốn huy động

384.103

85,61

401.251

85,69

476.462

87,20

17.148

4,46

75.211

18,74

1. Tiền gửi kho bạc

13.200

3,44

12.000

2,99

11.212

2,35

-1.200

-9,09

-0.788

-6,57

2.Tiền gửi các tổ chức tín dụng

17.254

4,49

20.215

5,04

28.455

5,97

2.961

17,16

8.240

40,76

3. Tiền gửi khách hàng

348.805

90,81

350.352

87,31

417.900

87,71

1.547

0,44

67.548

19,28

4. Giấy tờ có giá

18.044

4,70

18.684

4,66

18.895

3,97

0.640

3,55

0.211

1,13

II. Vốn chủ sở hữu

64.583

14,39

67.000

14,31

69.937

12,80

2.417

3,74

2.937

4,38

Tổng cộng

448.686

100,00

468.251

100,00

546.399

100,00

19.565

4,36

78.148

16,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP HDbank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng - 5

(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính năm 2011 - 2013 HDBank - Chi nhánh Lãnh Binh Thăng)


Biểu đồ 1.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu vốn của Ngân hàng 2011 – 2013.


Năm 2011

Năm 2012


14,39%

85,61%

14,31%


85,69%

Vốn huy động

Vốn từ Hội Sở

Vốn huy động

Vốn từ Hội Sở


Năm 2013



12,80%


87,20%

Vốn huy động

Vốn từ Hội Sở


Nhận xét:

Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Năm 2012 đạt

384.103 triệu đồng so với năm 2011 đạt 401.251 triệu đồng tăng 17.148 triệu đồng, tỷ lệ tăng 4,46%. Đến năm 2013 đạt 476.462 tăng 75.211 triệu đồng tương ứng 18,74% so với 2012. Nguồn vốn tăng trưởng thể hiện uy tín và vị thế của thương hiệu HDBank trên địa bàn ngày càng nâng cao, sự quan tâm và coi trọng đúng mức của lãnh đạo Ngân hàng đối với nghiệp vụ này. Đồng thời, sự tăng trưởng nguồn huy động là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc mở rộng tín dụng và đây chính là chỉ tiêu hàng đầu góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.

Trong đó:

Tiền gửi của Kho bạc tại ngân hàng giảm đi so với năm 2012 và 2011, do Kho bạc rút tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, tuy nhiên mức giảm không đáng kể, từ

13.200 triệu đồng ở năm 2011 xuống còn 12.000 năm 2012 và giảm còn 11.212 triệu đồng năm 2013, ứng với số tiền giảm là 1.200 triệu đồng và 788 triệu đồng mức giảm là 9.09% và 6,57%. Điều này cho thấy tình hình tiền tệ chung của đất nước không ổn định, làm cho nguồn vốn huy động từ kho bạc của ngân hàng thấp, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.


Tiền gửi của các tổ chức tín dụng tuy chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng nó giúp cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng đa dạng hơn. Trong quá trình sản xuất kinh doanh , bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng thiếu hụt vốn và ngược lại, tình trạng thừa vốn. Ngân hàng cũng không tránh khỏi trường hợp đó, Ngân hàng sẽ gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào các Ngân hàng khác để lấy lãi, bù đắp một phần chi phí sử dụng vốn. Năm 2012, tiền gửi của các tổ chức tín dụng đạt

20.215 triệu đồng, tăng 17,16% so với năm 2011. Năm 2013, đạt 28.455 triệu đồng, tăng 40,76% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nhu cầu gửi tiền của các tổ chức tín dụng tăng lên và do ngân hàng xây dựng biểu lãi suất cạnh tranh nên thu hút được các tổ chức tín dụng khác.

Tiền gửi khách hàng trong tổng nguồn vốn huy động luôn chiểm tỷ trọng lớn và tăng trưởng mạnh qua 3 năm từ 90,81% trong năm 2011 chiếm 87,31% trong năm 2012 và năm 2013 chiếm 87,71%, với số tiền huy động năm 2011 là 348.805 triệu đồng, năm 2011 là 350.352 triệu đồng và năm 2013 là 417.900 triệu đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã có chiến lược marketing trong công tác huy động vốn, quảng bá thương hiệu, tạo được niềm tin trong tầng mọi lớp dân cư, đặc biệt là trong năm 2012, đánh dấu bước ngoặc lớn đối với HDBank nói chung và HDBank –Chi nhánh Lãnh Binh Thăng nói riêng là sự thay đổi tên và hệ thống nhận diện thương hiệu. Mặt khác đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, là một thành công mà hiện nay vẫn còn nhiều Ngân hàng khao khát.

Các loại giấy tờ có giá năm 2012 là 18.044 triệu đồng, tăng 3,55% so với năm 2011. Đến năm 2013 thì tăng 211 triệu đồng tăng 1,13% so với năm 2012. Tiền gửi giấy tờ có giá tăng là do tình trạng lạm phát ở nước ta vào cuối năm 2013 đã giảm rò rệt so với năm 2012 và 2011, làm cho các loại giấy tờ có giá có giá trị cao nên người dân đã dùng nó đ ể gửi vào ngân hàng để tìm lợi nhuận.

Vốn từ hội sở

Do nhu cầu vốn trên địa bàn ngày càng cao, nên vốn huy động chỉ có thể đáp ứng một phần, ngân hàng còn phải phụ thuộc rất nhiều vào vốn điều hòa của Hội sở. Do đó, nguồn vốn điều hòa luôn tăng qua các năm, nguồn vốn điều hòa càng tăng thì kh ả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng nhiều hơn có thể cải thiện được tình hình kinh tế xã hội. Cụ thể năm 2011, lượng vốn Hội sở là 64.583 triệu đồng tăng lên 67.000 triệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022