Cho Vay Thông Qua Nghiệp Vụ Phát Hành Và Sử Dụng Thẻ Tín Dụng:


Theo phương thức cho vay này, KH được NH cấp một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Trong thời hạn rút vốn, KH có thể rút vốn và hoặc trả vốn nhiều lần nhưng tổng mức dư nợ vay tại bất kì thời điểm nào cũng phải nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức tín dụng đã được cấp.

Việc xác định hạn mức sẽ được thẩm định cụ thể thông qua các số liệu báo cáo của các kỳ kinh doanh cũng như kế hoạch kinh doanh của từng khách hàng cụ thể. Quá trình giải ngân và thu nợ của cho vay theo hạn mức tín dụng gắn liền với diễn biến khoản chi- thu nợ trong hoạt động của DN, không phân biệt theo phương án, từng thương vụ như cho vay từng lần.

Giải ngân:

Ngân hàng sẽ căn cứ vào bảng kê chứng từ xin vay của khách hàng đến giải ngân bằng cách ghi nợ vào tài khoản cho vay luân chuyển trả thẳng cho nhà cung cấp hoặc ghi có vào tài khoản tiền theo yêu cầu hợp pháp của khách hàng.

Thu nợ:

Toàn bộ tiền thu bán hàng, tiền thu dịch vụ của khách hàng được dùng ưu tiên để trả nợ vay, khi đó về mặt kế toán ngân hàng ghi có vào tài khoản cho vay luân chuyển và như vậy dư nợ của khách hàng sẽ giảm. Nếu khoản vay luân chuyển có số dư bằng 0 ( bên nợ tài khoản vay luân chuyển phản ánh số tiền khách hàng đã vay) tức là vào thời điểm đó khách hàng đã trả hết nợ ngân hàng. Khi đó nếu có tiền thu bán hàng, tiền thu dịch vụ hoặc thu khác thì ngân hàng sẽ chuyển bên có tài khoản tiền của khách hàng.

Thu lãi

Cuối mỗi tháng ngân hàng sẽ tính lãi theo phương pháp tích số. Nếu hạn mức tín dụng vẫn còn, ngân hàng sẽ thu lãi bằng cách ghi nợ tài khoản cho vay luân chuyển. Nếu hạn mức tín dụng đã hết thì ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu lãi.

Phạm vi áp dụng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm.

Thường khi cho vay loại này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng.

Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP HDbank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng - 3

Ưu điểm: thủ tục đơn giản, khách hàng chủ động được nguồn vốn vay, lãi vay trả cho ngân hàng thấp.

Nhược điểm: ngân hàng dễ bị đọng vốn kinh doanh, thu nhập lải cho vay thấp.


Cách xác định hạn mức tín dụng:

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động – Vốn chủ sở hữu tham gia

Nhu cầu vốn lưu động = Giá trị tài sản lưu động – nợ ngắn hạn phi ngân hàng – nợ ngắn hạn có thể sử dụng.

1.5.3. Cho vay theo dự án đầu tư

NH cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất,

kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thỏa thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.

Đối tượng vay vốn và điều kiện vay vốn:

- Các doanh nghiệp trong nước

- Các đối tượng của các dự án theo chương trình mục tiêu

- Các đối tượng vay vốn phát triển nhà khác

- Dự án phải thuộc chương trình nhà ở được

- Dự án khả thi đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay và lãi vay.

- Có tài sản thế chấp đảm bảo nợ vay hợp pháp, hợp lệ.

Thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, hạn mức cho vay:

- Thời hạn cho vay: tối đa 03 (ba) năm, kể cả thời gian ân hạn

- Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm từng thời

kỳ theo quy định

- Hạn mức cho vay: không vượt quá 70% giá trị vốn đầu tư của dự án, sau khi trừ

phần vốn đã được ngân sách hỗ trợ.

Hồ sơ vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn và phươ ng án sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

- Hồ sơ pháp lý về dự án đầu tư

- Hồ sơ báo cáo tài chính của doanh nghiệp 02 năm gần nhất.

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay: các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.


1.5.4. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để giúp cho khách hàng chủ động thu xếp các nguồn vốn cần thiết nhằm thực hiện dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuát kinh doanh. Khách hàng có quyền rút vốn trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng tín dụng dự phòng. Trong thời hạn hiệu lực rút vốn của hợp đồng khách hàng phải trả chi phí cam kết theo mức quy định của ngân hàng.

1.5.5. Cho vay hạn mức thấu chi

Là việc cho vay mà NHNN Việt Nam thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi thực hiện theo hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam.

1.5.6. Cho vay hợp vốn

Ngân hàng cùng một hoặc một số tổ chức tín dụng khác thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng trong đó ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng khác làm đầu mối dàn xếp.

Trường hợp cho vay hợp vốn thì lãi suất cho vay do các bên tham gia hợp vốn

thỏa thuận theo qui định.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có củ a ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25%

vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối

với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

1.5.7. Cho vay trả góp


Khi vay tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi và vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, số tiền trả nợ của mỗi kỳ là bằng nhau, số lãi được tính trên số dư nợ gốc và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ. Thông thường kỳ hạn trả nợ là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Ví dụ: nợ gốc là 10 triệu, lãi 2 triệu, tổng gốc lãi là 12 triệu, phân bổ thành 6 kỳ, mỗi kỳ là 02 tháng, suy ra số tiền trả nợ mỗi kỳ là 12/6 = 2 triệu)

Phương thức này củng được áp dụng trong cho vay tiêu dùng (vay để mua ô tô), đối với

những khách hàng có thu nhập ổn định so với các kỳ hạn nợ.

Về các điều kiện và thủ tục thì tương tự như các hình thức vay khác, c hỉ khác về trả nợ gốc lại thôi. Mức lãi suất hiện nay được thực hiện theo thông tư của chính phủ là lãi suất thỏa thuận,

1.5.8. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng:

Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay, phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và cùa NHNN Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

2. Những vấn đề chung về tín dụng doanh nghiệp

2.1. Khái niệm tín dụng doanh nghiệp

Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN của thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế ban hành cho vay tổ chức tín dụng đối với khách hàng, cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Tín dụng doanh nghiệp là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng một khoản tiền để dùng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

Khái niệm cho vay DNVN là cợ sở trong việc phân loại các phương thức cho vay cũng như xác đ ịnh đối tượng khách hàng vay vốn của NHTM.

2.2. Nguyên tắc vay vốn


Vay vốn ngắn hạn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của khách hàng nên tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung, khách hàng vay vốn ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc:

Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

2.3. Điều kiện vay

Mặc dù khi cho vay ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải đảm bảo nguyên tắc nhưng trên thực tế không phải khách hàng nào cũng tuân thủ đúng các nguyên tắc. Do vậy, để giúp cho việc đảm bảo các nguyên tắc vay vốn, ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng thỏa mản một số điều kiện vay nhất định. Theo quy chế cho vay khách hàng do ngân hàng Nhà nước ban hành, các điều kiện vay vốn khách hàng cần có bao gồm:

Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Có mục đích vay vốn hợp pháp

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả

Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay thoe quy định của Chính phủ và

hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.4. Mục đích vay

Bổ dung vốn lưu động bị thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ

Tài trợ vốn để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu

Thanh toán tiền hàng trong nước theo hợp đồng mua bán

Thanh toán tiền hàng nhập khẩu mua nguyên vật liệu, hàng hóa

Thực hiện các phương án mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, hiện đại hóa sản xuất

Thực hiện dự án, di dời nhà máy vào khu công nghiệp, khu chế xuất, dự án đầu tư

xây dựng mới.


2.5. Hồ sơ vay

Giấy đề nghị vay vốn

Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng

Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư

Báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất

Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay

Các giấy tờ liên quan khác nêu cần thiết

2.6. Qui trình tín dụng

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, do cán bộ tín dụng thực hiện ngau sau khi tiếp xúc KH có nhu cầu vay vốn. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập thông tin như năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của KH; khả năng sử dụng vốn vay; khả năng hoàn trả nợ vay ( vốn vay + lãi).

Đây là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các

khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tang của KH về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu là tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Mặt khác, phân tích chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía KH trong bước 1, từ đó nhận xát thái độ, thiện chí trả nợ của KH làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Là quyết định cho vay hoặc từ chối với một hồ sơ vay vốn của KH. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.

Khi ra quyết định, đây là khâu khó xử ký nhất và thường dễ mắc 2 sai lầm nhất là quyết định chấp thuận cho vay đối với một KH không tốt và từ chối cho vay đối với


một KH tốt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng và uy tín của NH.

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, là khâu phát tiền cho KH trên cơ sở mức tín dụng đã cam ket61trong hợp đồng. Đây cũng là khâu quan trọng vì nó có thể phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được

sử dụng đúng mục đích cam kết hay không.

Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Là khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích cam kết, kiểm soát rủi ro, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

Bước 6: Ký hợp đồng tín dụng

Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm các việc quan trọng cần xử lý: thu nợ gốc và lãi. Tái xét hợp đồng tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Bước 7: Thu nợ

Tiến hành thu nợ KH theo hợp đồng tín dụng cam kết với các hình thức thu nợ đã thỏa thuận.

Nếu đến hạn mà KH không có khả năng trả nợ thì NH xem xét cho gia hạn nợ hoặc cơ

cấu lại nợ tùy vào biện pháp xử lý nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

Bước 8: Tái xét hợp đồng tín dụng

Thực chất đây là khâu phân tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã đư ợc cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời

Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Nếu hết hạn của hợp đồng tín dụng và KH đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi thì NH và KH làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của KH vào kho lưu trữ.

2.7. Thẩm định và quyết định cho vay


Để có căn cứ ra quyết định cho vay hay không cho vay, các tổ chức tín dụng đều có xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rò ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi thẩm định, tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản trong đó nêu rò căn c ứ từ chối vay. Trường hợp quyết định cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ kí hợp đồng tín dụng và thực hiện các khâu tiếp theo của quy trình tín dụng.

Hạn chế trong hoạt động thẩm định tín dụng:

Như đã nói ở phần trên thẩm định tín dụng là nhằm phục vụ việc ra quyết định có cấp tín dụng cho khách hàng hay không? Để trả lời được câu hỏi này, nội dung phân tích phải hướng đến việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tức đánh giá xem khách hàng có trả được nợ vay cả gốc và lãi không? Muốn đánh giá được khả năng trả nợ của khách hàng phải xác định được các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của khách hàng? Nói khác đi, nội dung phân tích tín dụng cần tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Về cơ bản, khả năng trả nợ của khách hàng chịu ảnh hưởng bởi:

Tình hình tài chính của khách hàng vay vốn.

Tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh

Thái độ của khách hàng đối với việc hoàn trả nợ vay.

2.8. Hợp đồng tín dụng

Việc cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay phải lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Ngoài ra, hợp đồng tín dụng cũng cần nêu rò quyền và nghĩa vụ của hai bên: khách hàng và ngân hàng.

3. Rủi ro tín dụng:

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí