Bảng Vòng Quay Vốn Tín Dụng Tín Dụng Doanh Nghiệp


do một vài doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh không có khả năng

thanh toán và phải chờ đợi vào sự khởi sắc của nền kinh tế.

2.3.1. Chỉ tiêu hệ số thu nợ

Bảng 1.9: Chỉ tiêu hệ số thu nợ

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Thu nợ cho vay DN

319.212

364.378

419.847

Doanh số cho vay DN

340.195

383.548

443.602

Hệ số thu nợ(%)

0.94

0.95

0.95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP HDbank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng - 9

Qua bảng thống kê ta nhận thấy tình hình thu nợ hàng năm của ngân hàng tăng đáng kể, tỉ lệ thu nợ trên doanh số cho vay có chuyển biến không khả quan. Năm 2011 tỉ lệ này tăng 0,94%, năm 2012 hệ số thu nợ là 0,95%, năm 2013 là 0,95%. Để đạt được những thành quả này là do HDbank PGD đã thiết lập hệ thống cấp tín dụng chặt chẽ xuyên suốt, cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng tương đối ổn định. Qui trình được áp dụng theo nguyên tắc độc lập ở các khâu đề xuất thẩm định, định giá, phê duyệt, trong đó xác định rò từng bước và trách nhiệm của từng đối tượng tham gia. Bên cạnh đó, hệ thống các qui định khá chặt chẽ về cấp tín dụng và tài sản bảo đảm, ngân hàng cũng xây dựng các giới hạn về cơ cấu cho vay theo ngành nghề, theo thành phần, theo thời hạn,…nhằm hạn chế các rủi ro tập trung.

2.3.2. Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 1.10: Bảng vòng quay vốn tín dụng tín dụng doanh nghiệp

ĐVT: Triệu đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Doanh số thu nợ DN

319.212

364.378

389.847

Dư nợ bình quân DN

292.493

312.124

348.5865

Vòng quay vốn cho vay DN

1.09

1.17

1.12

Doanh số thu nợ

405.079

458.079

519.366


Dư nợ bình quân

344.139

371.4745

406.815

Vòng quay chung

1.18

1.23

1.28

Qua bảng ta thấy, vòng quay vốn cho vay DN biến động trong 3 năm vừa qua, và khá đồng đều với vòng quay vốn cho vay chung của cả chi nhánh tức là ngân hàng thu lãi hàng năm cho các khoản vay. Điều này có thể thấy ngân hàng đang thực hiện chiến lược tín dụng an toàn lợi nhuận ít nhưng bảo toàn vốn. Như trên đã phân tích ngân hàng tập tập trung vào mảng cho vay ngắn hạn. Cụ thể: Năm 2011 là 1,18 vòng, năm 2012 là 1,23 vòng, năm 2013 là 1,28 vòng. Nhìn chung thì mỗi năm đồng vốn của ngân hàng luôn quay được hơn một vòng, chứng tỏ rằng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với doanh nghiệp là tương đối ổn định.

2.4. Rủi ro tín dụng tại ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng

Qua việc phân tích nợ xấu theo thời hạn, theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính ta thấy nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng HD – chi nhánh Lãnh Binh Thăng, bao gồm những nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

Môi trường kinh doanh:

Các ngành công nghiệp chế biến sản xuất phụ thuộc phần lớn vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, dịch bệnh ít nhiều cũng ảnh hưởng đến SXKD.

Ngành xây dựng luôn đối mặt với sự tăng giá của các nguyên vật liệu đầu vào,

chính sách điều tiết giá của Chính phủ dẫn đến giá bán ra không bù lỗ các khoản chi phí.

Ngành TMDV thì kinh doanh ổn định hơn, ít rủi roc cho ngân hàng, nhưng phải thường xuyên nâng cao chất lượng công nghệ, nhu cầu vốn đầu tư máy móc hiện đại thường rất lớn. Doanh nghiệp muốn gia tăng nhu cầu vay vốn, kéo dài thời gian và điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như các khoản vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm cho hoạt động của ngân hàng có thể bị phá sản.

Môi trường pháp lý chưa đi vào khuôn khổ thống nhất. Các văn bản pháp luật chồng chéo, nhiều sơ hở và bất cập điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.


Lãi suất cho vay DN biến động liên tục từ 10% - 11,5% tại các NHTM, cùng với sự cạnh tranh về lãi suất để thu hút khách hàng, ngân hàng phải giảm lãi suất xuống 8,5%/ năm cho các DN vay vốn trong 3 tháng đầu vay vốn. Cùng với lãi suất huy động giảm vì thừa vốn nhưng không thể cho vay như hiện nay. Mức chênh lệch lãi suất thay đổi liên tục ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:

Đối với khoản cho vay ngắn hạn: Sản phẩm của DN tiêu thụ không kịp, khoản phải thu của các DN không kịp về để có doanh thu trả lãi cho ngân hàng hàng tháng.

Đối với khoản cho vay dài hạn: DN quá lạm dụng nợ dài hạn từ vốn vay ngân hàng. Các khoản nợ xuất phát từ việc mở rộng tài sản cố định. Mặt khác, DN sử dụng đòn bẫy tài chính như vậy sẽ tự mình giết mình. Vì tiếp tục vay để duy trì hoạt động có thể là giải pháp tình thế, nhưng kéo dài quá lâu thì DN sẽ phải phá sản với số nợ rất lớn.

Bộ máy quản lý yếu kém còn nhiều bất cập là ở một số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tài sản đảm bảo thường là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì ngân hàng khó khăn trong việc thu hồi nợ và cần thời gian để phát mãi tài sản.

Đối với các công ty CP, TNHH thường vay vốn với số tiền khá lớn để đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, họ không dùng hoàn toàn vốn của NH vào đúng mục đích vay đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trên thực tế, họ dùng 1 phần vào dự án và phần còn lại họ sử dụng vào các nhu cầu ngắn hạn khác.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Dựa theo phân tích tình hình tín dụng doanh nghiệp ngành kinh tế có thể thấy thị trường tiêu thụ của sản phẩm ngành xây dựng và CN chế biến có rủi ro rất lớn. Vì có thể sản phẩm của hai ngành này tiêu thụ nhanh tại thời điểm này nhưng lại tồn kho tại thời điểm khác dẫn đến phát sinh rủi ro trong công tác thu hồi nợ và lãi vay sẽ không đúng hạn.

Tỉ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ của ngân hàng hiện đang khá cao >5%. Vì vậy, chất lượng tín dụng của ngân hàng cần phải được siết chặt và quan tâm hơn từ khâu thẩm định và quyết định cho vay. Rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng rất lớn nếu công tác thu hồi nợ không triển khai tốt thì tỉ lệ sẽ tăng.


Cán bộ tín dụng phải thường xuyên cập nhật các thông tư và chính sách qui định tín dụng của ngân hàng. Để thông tin cho các khách hàng mà mình đảm nhiệm để không vi phạm hợp đồng tín dụng đã kí kết cụ thể như lãi suất cho vay, điều kiện ưu đãi của ngân hàng.

2.5. Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng

2.5.1. Kết quả đạt được

Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế và toàn hệ thống ngân hàng HD – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên địa bàn quận với những thành tích đáng khích lệ. Đặc biệt trong công tác cho vay, chất lượng tín dụng cũng như ti ến bộ kỹ thuật phát triển của công nghệ tương tác hiện đại, ngân hàng luôn đảm bảo về qui trình cũng như khâu bảo mât hồ sơ. Đánh giá hữu hiệu vừa tiết kiệm thời gian, chi phí.

Sau một thời gia hoạt động ngân hàng đã có một lượng khách hàng thân thuộc, nhờ mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới từ đó ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay cũng tăng lên. Dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng qua các năm, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm đa số, cho vay theo loại hình doanh nghiệp thì công ty cổ phần chiếm tỉ trong cao nhất và cho vay theo ngành thì thương mại dịch vụ có dư nợ cao nhất trong các ngành.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp tương đối thấp, đây cũng là thành tưu c ủa ngân hàng. Trong khi hiện nay tình trạng nợ xấu tăng cao ở các NHTM, hiện tượng vỡ nợ của nhiều ngân hàng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế.

Trình độ cán bộ nhân viên luôn được ngân hàng quan tâm. Điều này có thể thấy thông qua quy trình tuyển nhân viên của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn, phổ biến và hướng dẫn các văn bản có liên quan đến công tác cho vay cá nhân.

Việc phân ách bộ phận thẩm định riêng biệt như một phòng kinh doanh độc lập cũng mang đến những ưu điểm nhất định: cán bộ tín dụng sẽ chuyên sâu vào một nghiệp vụ cụ thể, cơ chế cán bộ sẽ thêm chặt chẽ hạn chế việc cán bộ thoả hiệp với khách hàng để tư lợi. Giảm tải áp lực lớn cho nhân viên, tạo ra sự thoải mái trong công việc cho cán bộ tín dụng vì không phải đảm trách cùng lúc nhiều việc.


Có mạng lưới rộng khắp các quận trong thành phố, xây dựng hệ thống phân phối rộng lớn. Đặc biệt tại địa phương thâm nhập tìm hiểu nhu cầu và mở rộng khách hàng doanh nghiệp do vị trí nằm gần các khu dân cư đông đúc và là nơi tập trung các công ty TNHH tương đối nhiều và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Ngân hàng nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong lòng khách hàng có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn khác.

Nhìn chung giai đoạn 2011-2013, mặc dù nền kinh tế có những bất ổn, khó khăn, song nhờ có những chiến lược đúng đắn, chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo cũng như giải pháp kịp thời của các cấp, ngân hàng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

2.5.2. Tồn tại

Mặc dù cho vay doanh nghiệp liên tục mở rộng, đi kèm với việc kiểm soát chất lượng, độ an toàn vốn được đảm bảo, song đây vẫn chưa phải là mức độ chất lượng tốt nhất mà ngân hàng có thể đạt được.

Các sản phẩm của ngân hàng chưa thật sự nổi bật để có thể tạo được thế mạnh cạnh tranh với ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Hầu hết các ngân hàng đang hoạt động khác với chi nhánh đều là những ngân hàng có tên tuổi và độ tín nhiệm của khách hàng khá cao. Các sản phẩm cho vay của ngân hàng chủ yếu là các sản phẩm truyền thống mà đa số các ngân hàng khác đều có. Hiện nay có một số ngân hàng cũng đã đưa ra rất nhiều sản phẩm mới cả về hình thức lẫn chất lượng đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Cùng với sự tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp, tình hình nợ xấu cũng tăng qua các năm. Mặc dù tỉ lệ nợ xấu chiếm tỉ trọng nhỏ song so với toàn ngành thì chỉ số này chưa phải tối ưu và mang lại những rủi ro, ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận cũng như kh ả năng thanh khoản của ngân hàng.

Cán bộ tín dụng phụ thuộc nhiều vào các thông tin khách hàng cung cấp, việc kiểm tra, xác minh thông tin chưa được thực hiện một cách đầy đủ và thực chất chỉ là kiểm tra trên giấy tờ. Thực tế có rất nhiều vụ làm giả giấy tờ, khai khống mức thu nhập cũng như thông tin có lợi cho khách hàng cùng với sự chủ quan của một số nhân viên tín dụng đã gây thiệt hại lớn cho ngân hàng cả về tiền lẫn uy tín. Vì vậy, tư cách của khách hàng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến độ rủi ro của món vay.

2.5.3. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:


Cơ chế chính sách nhà nước thường xuyên thay đổi nên ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cho vay cá nhân của ngân hàng. Không có một chuẩn mực để thực hiện một cách thống nhất, mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh cũng như r ủi ro phát sinh gây khó khăn, lúng túng cho ngân hàng khi thực hiện cơ chế chính sách mới.

Về môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng các văn bản quy định quy chế cho vay đang dần được hoàn thiện để tạo ra môi trường pháp lý đồng bộ và đảm bảo tốt cho các ngân hàng hoạt động. Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả của văn bản thì cần phải có thời gian để thực hiện.

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh có nhiều lợi nhuận song song tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các phía ngân hàng TMCP trong nước, các ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, bảo hiểm…Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã gây sức ép và đòi hỏi các ngân hàng trong đó ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ chất lượng…. đòi hỏi ngân hàng đa năng, hiện đại.

Nguyên nhân chủ quan:

Cho vay doanh nghiệp là một hoạt động hết sức đa dạng và phức tạp, phương án sản xuất và dự án đầu tư ngày càng lớn hơn cả về qui mô và trình độ kỹ thuật. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng ngoài giỏi về trình độ nghiệp vụ còn phải linh hoạt trong mọi khía cạnh có liên quan. Đội ngũ cán bộ tại ngân hảng có trình độ và kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, đội ngũ còn mỏng về lực lượng chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các dự án ảnh hưởng đến chất lượng cho vay cá nhân.

Điều quan trọng nhất chính là đạo đức của cán bộ tín dụng đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác cho vay cũng như thẩm định tín dụng. Những trường hợp kết cấu của khách hàng và cán bộ tín dụng đã dẫn đến những thất thoát lớn cho ngân hàng.

Như vậy bên cạnh những kết quả đạt được, ngân hàng còn một số hạn chế nhất định. trong thời gian tới ngân hàng cần có biện pháp nhằm cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả công tác cho vay doanh nghiệp.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tiếp nối tình hình hoạt động chung tại ngân hàng HDBank – Chi nhánh Lãnh Binh Thăng đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động tín dụng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh qua việc phân tích thực trang hoạt động cho vay doanh nghiệp đã ghi nhận được kết quả mà chi nhánh đã đ ạt được trong 3 năm qua đề ra chiến lượt hoạt động bán buôn song hành bán lẻ. Đồng thời nêu lên những hạn chế, khắc phục. hạn chế của tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh là chưa tạo được sản phẩm dịch vụ mang tính đột phá, khâu quảng bá còn yếu…. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan là do chi nhánh chưa chú trọng đúng mức đến vấn đề hoàn thiện và phát triển tín dụng doanh nghiệp một cách toàn diện, hạn chế trình độ quản lý, mạng lưới kênh phân phối hoạt động chưa hiệu quả, thiếu tính đồng bộ. Với những kết quả phân tích và so sánh trên cho thấy chi nhánh là một ngân hàng có tiềm năng và cơ hội trở thành một ngân hàng lớn với những thế mạnh và cơ hội sẵn có. Với tiềm năng là lộ trình đi đúng đắn trong việc phát triển hoàn thiện hệ thống cho vay doanh nghiệp. Và để thực hiện tốt những định hướng đã đề ra thì cần có những giải pháp kiến nghị.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ

1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp

1.1. Giải pháp mở rộng quy mô hoạt động

Chính sách phát triển thị trường: Khi một ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động thì điều quan trọng nhất vẫn là khách hàng, Riêng đối với HDBank - chi nhánh Lãnh Binh Thăng, ngân hàng nên sử dụng lợi thế khách hàng doanh nghiệp để tạo mối quan hệ tốt với các cơ quan, tổ chức, công ty trên địa bàn quận để nhờ họ giới thiệu những nhân viên sắp về hưu cho để ngân hàng có thể xác định được chính xác đối tượng cao tuổi có khả năng có tiền nhàn rỗi nhằm áp dụng các biện pháp khuyến khích các đối tượng này gửi tiền vào ngân hàng một cách thích hợp. Như vậy ngân hàng sẽ mở rộng hơn nguồn vốn và kích cầu cho vay với các khách hàng khác.

Ngân hàng phải tận dụng uy tín và sự tín nhiệm của các doanh nghiệp để đưa ra các gói sản phẩm tri ân khách hàng như triển khai các gói tín dụng ưu đãi đặc biệt áp dụng đến hết năm dành riêng cho các doa nh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể với tổng số tiền tài trợ lên tới 4 tỷ đồng, lãi suất cho vay tối thiểu từ là 8,5%/năm. Hoặc là tài trợ chương trình tham gia bình ổn giá cho các doanh nghiệp kinh doanh tiêu dùng, sản xuất chế biến với lãi suất ngắn hạn. Vì các doanh nghiệp kinh doanh ngành CN sản xuất

– chế biến chiếm tỉ trọng lớn trong dự nợ cho vay của ngân hàng và luôn giữ mức tỉ lệ nợ

nợ xấu ở mức cho phép.


Ứng dụng marketing quảng bá thương hiệu mới về ngân hàng sau khi sáp nhập sẽ đưa ngân hàng đến gần với khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp. Vì thực tế tái cơ cấu ngân hàng hiện nay sẽ làm mất lòng tin vào sự bền vững của ngân hàng trong lòng người dân gửi tiền đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Chi nhánh cần nâng cấp, phát triển và khai thác tối đa website HDBank, đưa thương hiệu HDBank đến với từng cá nhân và công chúng. Tổ chức sự kiện, tham gia tài trợ các hoạt động từ thiện,… sẽ giúp cho thương hiệu của ngân hàng ngày càng vươn xa, uy tín mạnh đối với khách hàng. Vì theo quyết định của Chủ tịch nước thông qua từ ngày 1/1/2015 sẽ ban hành luật phá sản đối với ngân hàng yếu kém. Như vậy, chi nhánh càng phải nổ lực kinh doanh có lợi nhuận để ngân hàng giảm bớt nợ xấu xuống mức cho phép.

Ngoài ra, ngân hàng cần phân khúc thị trường và chính sách phù hợp cho từng loại khách hàng:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022