thông tin truyền thông. Tình trạng thiếu vốn đối ứng gay gắt diễn ra trên diện rộng tại một loạt công trình trọng điểm sử dụng vốn vay ODA khiến tiến độ thi công bị kéo lùi. Ngoại trừ một lượng vốn đối ứng nhỏ dành cho chi trả thuế giá trị gia tăng của nhà thầu, phần lớn vốn đối ứng (thường chiếm 15 - 20% tổng mức đầu tư) tại các dự án ODA, nhưng việc vốn cấp không đủ đã làm chậm tiến độ chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng và khiến chủ đầu tư lỡ các cam kết với nhà tài trợ, chưa kể khả năng phát sinh khiếu nại/khiếu kiện từ nhà thầu nước ngoài dẫn đến phải đền bù (như trường hợp Dự án mạng viễn thông cho vùng nông thôn các tỉnh phía Bắc trước đây) cũng là nguy cơ không thể loại trừ.
Không thể phủ nhận trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn khi kế hoạch sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA đã được lên ngay từ khi ký kết hiệp định với các nhà tài trợ. Tuy nhiên, việc các chủ đầu tư tính toán chưa sát phần vốn đối ứng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng được đề cập trong quyết định đầu tư và những phức tạp trong các thủ tục pháp lý hiện hành mới là nguyên nhân chính khiến việc bố trí vốn đối ứng trở lên căng thẳng. Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, khi có đến 90% các dự án ODA có số lượng hộ dân bị ảnh hưởng cũng như chi phí đền bù, hỗ trợ di dời tăng lên sau khi chính quyền địa phương chính thức bắt tay vào đo đạc, kiểm đếm và áp giá. Để tránh tình trạng các đơn vị cam kết với nhà tài trợ trong khi không đủ khả năng bố trí vốn đối ứng, đẩy ngân sách Trung ương vào thế bí, các chủ đầu tư, đặc biệt là các địa phương cần căn cứ vào nguồn vốn đối ứng trong nước hàng năm để tính toán nguồn vốn vay nước ngoài nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ dự án. Trong trường hợp thiếu vốn đối ứng, các bộ, ngành, địa phương tự chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng. Đây chính là biểu hiện của việc thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách, nhất là trong giai đoạn kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn.
2.4.3. Đánh giá Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành
Kết quả đánh giá đối với nhân tố Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành hiện nay đang ở mức khá và cao, mức điểm đánh giá cụ thể được thể hiện thông qua bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.11: Tổng hợp đánh giá về Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành
Nhận định khảo sát | Trung bình | Độ lệch chuẩn | |
CB1 | Cán bộ tham gia quản lý, điều hành dự án ODA có trình độ chuyên môn được đào tạo có tính phù hợp cao với yêu cầu của công việc hiện tại? | 4,42 | 0,684 |
CB2 | Cán bộ tham gia quản lý, điều hành dự án ODA thường xuyên cập nhật văn bản chỉ đạo điều hành và nắm vững tình hình thực tế của các dự án? | 4,13 | 0,653 |
CB3 | Cán bộ tham gia quản lý, điều hành dự án ODA ở các bộ phận khác nhau có sự phối hợp đồng bộ? | 3,87 | 0,710 |
CB4 | Các hiện tượng tiêu cực trong quản lý vốn ODA đã được kiểm soát chặt chẽ? | 3,81 | 0,649 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Bổ Vốn Oda Ký Kết Theo Ngành, Lĩnh Vực Giai Đoạn 2001 - 2005
- Tính Hiệu Quả Của Các Dự Án Sử Dụng Vốn Oda Trong Ngành Thông Tin Truyền Thông Ở Việt Nam
- Tính Bền Vững Của Các Dự Án Sử Dụng Vốn Oda Trong Ngành Thông Tin Truyền Thông Ở Việt Nam
- Kết Quả Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức Trong Ngành Thông Tin Truyền Thông Ở Việt Nam
- Các Còn Số Cụ Thể Trong Mục Tiêu Của Ngành Thông Tin Truyềnn Thông Giai Đoạn Tới
- Đẩy Nhanh Tiến Trình Thẩm Định Dự Án, Phê Duyệt Công Tác Đấu Thầu, Giải Phóng Mặt Bằng Đối Với Một Số Dự Án Trọng Điểm
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích
Các nhận định nằm dao động từ mức 3,81 đến 4,42. Nhận định đạt mức điểm đánh giá cao nhất là Trình độ chuyên môn được đào tạo có tính phù hợp cao với yêu cầu của công việc hiện với 4,42. Đa số các cán bộ đều có trình độ sau đại học đúng với chuyên ngành kỹ thuật được đào tạo. Nhận định có mức điểm thấp nhất là CB4 với 3,81, điều này phần nào thể hiện những biểu hiện tiêu cực, gian lận, tham nhũng trong các dự án ODA vẫn đang là một thực trạng đáng lo ngại đối với các cơ quan quản lý của Việt Nam cũng như các nhà tài trợ. Đây là các dự án lớn, phức tạp, thực hiện trong thời gian dài, dễ xảy ra các hành vi gian lận tuy nhiên số vụ việc được phát hiện và xử lý còn rất ít và đều không phải do chủ đầu tư hay các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý nguồn vốn ODA phát hiện.
2.4.4. Đánh giá năng lực nhà thầu thi công
Kết quả đánh giá đối với nhân tố “Năng lực nhà thầu thi công” hiện nay đang ở mức khá, mức điểm đánh giá cụ thể được thể hiện thông qua bảng tổng hợp dưới đây:
Bảng 2.12: Tổng hợp đánh giá về Năng lực nhà thầu thi công
Nhận định khảo sát | TB | Độ lệch chuẩn | |
NT1 | Năng lực của đơn vị thi công trong nước: điều kiện con người, trình độ quản lý, trang thiết bị … đã đáp ứng được yêu cầu của các dự án ODA ở Việt Nam? | 3,43 | 0,998 |
NT2 | Việc nhà thầu nước ngoài thuê các nhà thầu phụ trong nước đã đảm bảo theo đúng các điều kiện quy định tại hợp đồng các dự án ODA ở Việt Nam? | 3,54 | 0,656 |
NT3 | Khi triển khai dự án, nhà thầu đã sử dụng các nhân sự có đủ năng lực, kinh nghiệm và được Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư chấp thuận để thi công với sự quản lý giám sát chặt chẽ về mặt tiến độ, chất lượng cũng như an toàn trong quá trình thi công? | 3,58 | 0,646 |
NT5 | Trong quá trình thi công, Nhà thầu đã tuân thủ theo đúng yêu cầu của dự án, Tiêu chuẩn kỹ thuật, Bản vẽ thi công, Biện pháp thi công được duyệt, không có sự cố lớn nào xảy ra; tất cả các khiếm khuyết nhỏ đều được Nhà thầu sửa chữa, khắc phục đảm bảo chất lượng, được Tư vấn chấp thuận; Hồ sơ chất lượng được thể hiện rõ trong Hồ sơ hoàn công | 3,77 | 0,681 |
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích
Các nhận định nằm dao động từ mức 3,43 đến 3,77. Nhận định đạt mức điểm đánh giá cao nhất là NT5 với 3,77. Nhận định NT1 có mức điểm đánh giá thấp nhất đạt 3,43. Điều này cũng thể hiện một thực tế là các nhà thầu trong nước rất hạn chế về năng lực tài chính và kinh nghiệm thi công so với các nhà thầu nước ngoài. Để đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư, trong hồ sơ mời sơ tuyển một số dự án, Bộ Thông tin và Truyền thông sử dụng phương pháp chấm điểm theo thang điểm 100. Cụ thể, năng lực về tài chính của nhà đầu tư chiếm tỷ
trọng 60% tổng số điểm (tương ứng với 60 điểm); năng lực về kinh nghiệm của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 30% tổng số điểm (30 điểm) và phương pháp triển khai dự án của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 10% tổng số điểm (10 điểm).
2.4.5. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Bảng 2.13: Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo biến độc lập lần thứ nhất
Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
Cronbach's Alpha = 0,71 | ||
CS1 | 0,505 | 0,652 |
CS2 | 0,643 | 0,615 |
CS3 | 0,593 | 0,628 |
CS4 | 0,646 | 0,611 |
CS5 | 0,332 | 0,718 |
CS6 | 0,096 | 0,776 |
Cronbach's Alpha = 0,790 | ||
TC1 | 0,625 | 0,726 |
TC2 | 0,644 | 0,717 |
TC3 | 0,551 | 0,762 |
TC4 | 0,587 | 0,747 |
Cronbach's Alpha = 0,729 | ||
CB1 | 0,493 | 0,683 |
CB2 | 0,605 | 0,618 |
CB3 | 0,507 | 0,676 |
CB4 | 0,475 | 0,693 |
Cronbach's Alpha = 0,747 | ||
NT1 | 0,498 | 0,728 |
NT2 | 0,651 | 0,658 |
NT3 | 0,629 | 0,667 |
NT4 | 0,299 | 0,773 |
NT5 | 0,584 | 0,679 |
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích
Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’alpha của thang đo “Tính đồng bộ của chính sách quản lý” gồm 6 biến quan sát có biến quan sát CS6 có giá trị hệ số tương quan biến tổng =0,096<0,3 nên loại CS6, hệ số Cronbach’alpha của thang đo “Năng lực nhà thầu thi công” gồm 5 biến quan sát có biến quan sát NT4 có giá trị hệ số tương quan biến tổng =0,299 <0,3 nên loại NT4
Sau khi loại hai biến quan sát CS6 và NT4, tác giả tiến hành phân tích đánh giá lại độ tin cậy của thang đo cho thấy 17 biến quan sát còn lại đều có đủ độ tin cậy và tính gắn kết để có thể tạo thành 4 biến độc lập do đều có hệ số tương quan biến tổng >0,3 và hệ số Cronbach’alpha >0,6.
Bảng 2.14: Phân tích đánh giá lại độ tin cậy của thang đo biến độc lập sau khi loại biến CS6 và NT4
Tương quan biến tổng | Cronbach's Alpha nếu loại biến | |
Cronbach's Alpha = 0,776 | ||
CS1 | 0,472 | 0,759 |
CS2 | 0,629 | 0,711 |
CS3 | 0,623 | 0,712 |
CS4 | 0,699 | 0,686 |
CS5 | 0,404 | 0,803 |
Cronbach's Alpha = 0,790 | ||
TC1 | 0,625 | 0,726 |
TC2 | 0,644 | 0,717 |
TC3 | 0,551 | 0,762 |
TC4 | 0,587 | 0,747 |
Cronbach's Alpha = 0.729 | ||
CB1 | 0,493 | 0,683 |
CB2 | 0,605 | 0,618 |
CB3 | 0,507 | 0,676 |
CB4 | 0,475 | 0,693 |
Cronbach's Alpha = 0,773 | ||
NT1 | 0,549 | 0,771 |
NT2 | 0,667 | 0,681 |
NT3 | 0,553 | 0,734 |
NT5 | 0,622 | 0,699 |
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích Kết quả kiểm tra hệ số KMO và kiểm định Bartlett của biến phụ thuộc (PHCG, HQCG, HSCG, TDCG, BVCG) cho thấy hệ số KMO=0,637>0,5, giá trị
sig=0,000<0,05 do đó kết quả phân tích nhân tố đảm bảo được độ tin cậy và mức ý nghĩa thống kê. Giá trị tổng phương sai trích =61,315%>50% cho thấy các nhân tố được phân tích từ phép phân tích có thể biểu diễn được 61,315% độ biến thiên của các quan sát.
Bảng 2.15: Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .634 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 135.405 |
df | 10 | |
Sig. | .000 |
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS
Kết quả kiểm tra hệ số KMO và kiểm định Bartlett của biến độc lập (cho thấy hệ số KMO = 0,709>0,5, giá trị sig=0,000<0,05 do đó kết quả phân tích nhân tố đảm bảo được độ tin cậy và mức ý nghĩa thống kê. Giá trị tổng phương sai trích
=67,754%>50% cho thấy các nhân tố được phân tích từ phép phân tích có thể biểu diễn được 67,754% độ biến thiên của các quan sát.
Bảng 2.16: Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập lần thứ nhất
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .709 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi-Square | 1524.379 |
df | 136 | |
Sig. | .000 |
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích
Bảng 2.17: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất Rotated Component Matrixa
Component | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
NT5 | .811 | ||||
NT2 | .797 | ||||
NT3 | .780 | ||||
NT1 | .704 | ||||
TC4 | .784 | ||||
TC2 | .777 | ||||
TC1 | .775 | ||||
TC3 | .747 | ||||
CB2 | .789 | ||||
CB1 | .758 | ||||
CB4 | .686 | ||||
CB3 | .626 | ||||
CS2 | .877 | ||||
CS1 | .865 | ||||
CS3 | .619 | ||||
CS5 | .857 | ||||
CS4 | .757 |
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích
Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất cho thấy có sự khác biệt đôi chút giữa lý thuyết và thực tế. Cụ thể là có 5 nhân tố được hình thành thay vì 4 nhân tố như ban đầu. 5 nhân tố này giải thích được 67,754% độ biến thiên của các quan sát. Sở dĩ có kết quả như vậy vì hai biến quan sát CS5 và CS4 đã kết hợp lại với nhau và tạo thành một nhân tố mới. Tuy nhiên để đảm bảo tính hội tụ, hai biến quan sát CS5 và CS4 được loại bỏ và không đưa vào quá trình tính toán, phân tích dữ liệu. Sau khi thực hiện các điều chỉnh nói trên, phân tích nhân tố khám phá được thực hiện lại lần nữa. Kết quả là cả 4 nhân tố đều được đo lường thông qua số lượng các biến quan sát cần thiết và được hình thành đúng như mô hình lý thuyết đã đề xuất. 15 biến quan sát đã tách thành bốn nhóm riêng rẽ với hệ số Factor loading cho mỗi biến quan sát đều lớn hơn 0.5. Bốn nhân tố này đều có giá
trị Eigenvalue lớn hơn 1 và giải thích được 63,706% độ biến thiên của tất cả các quan sát.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.18: Kết quả kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập lần thứ hai
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. | .705 | |
Bartlett's Test of Sphericity | Approx. Chi- Square | 1201.004 |
df | 105 | |
Sig. | .000 |
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích
Bảng 2.19: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai Rotated Component Matrixa
Component | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | |
TC4 | .795 | |||
TC2 | .772 | |||
TC1 | .770 | |||
TC3 | .730 | |||
NT5 | .818 | |||
NT2 | .785 | |||
NT3 | .769 | |||
NT1 | .710 | |||
CB2 | .798 | |||
CB3 | .749 | |||
CB1 | .704 | |||
CB4 | .650 | |||
CS2 | .914 | |||
CS1 | .805 | |||
CS3 | .738 |
Nguồn: Kết quả từ phiếu điều tra được phân tích