Kết Quả Đánh Giá Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức Trong Ngành Thông Tin Truyền Thông Ở Việt Nam

2.5. Phân tích

2.5.1. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam

- Về tính phù hợp, các dự án ODA trong ngành thông tin truyền thông được Bộ TTTT lựa chọn, vận động vốn vay ODA hầu hết là các dự án quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội; các dự án thường có quy mô và nhu cầu vốn đầu tư lớn; một số dự án đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ cao so với trình độ trong nước và khu vực. Cụ thể có thể nói đến dự án xây dựng 500 điểm cung cấp dịch vụ truy cập internet công cộng thuộc chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 đã được Bộ trưởng Bộ TTTT phê duyệt sơ bộ về kế hoạch đầu tư thông qua quyết định số 645/QĐ – BTTTT ngày 04/05/2021. Ngoài ra còn phải kể đến kế hoạch triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 được Bộ TTTT phê duyệt thông qua quyết định số 684 ngày 10/05/2021, đây là một dự án sử dụng vốn ODA do phía Nhật Bản tài trợ mà Bộ TTTT sử dụng lớn nhất và mới nhất trong năm 2021 này. Về phía các nhà tài trợ, để cho vay vốn có hiệu quả, phù hợp với lĩnh vực có lợi thế, các nhà tài trợ cũng tiến hành lựa chọn và thẩm định các đề xuất của Bộ TTTT theo chuẩn mực quốc tế.

Do vậy, có thể thấy hầu hết các dự án ODA trong ngành thông tin truyền thông của Bộ TTTT được lựa chọn để thực hiện là các dự án cần thiết và có hiệu quả kinh tế - xã hội. Theo yêu cầu của các nhà tài trợ, các dự án ODA trong ngành thông tin truyền thông được thực hiện theo các quy định, chuẩn mực và được giám sát bởi tư vấn quốc tế nên về tổng quan các công trình có chất lượng tốt, thẩm mỹ cao, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn vay của Nhật Bản. Cụ thể trong dự án xây dựng 500 điểm cung cấp dịch vụ internet, mọi hoạt động xây dựng và nguyên vật liệu phục vụ đều có giám sát thi công từ phía nhà thầu Nhật Bản nhằm đảm bảo công trình đạt chất lượng. Ví dụ như công trình phải được sử dụng thép chịu thời tiết và cọc vít NS-ECO nhập từ Nhật. Theo đó, thép chịu thời tiết là loại thép mà bản thân nó có hiệu năng chống ăn mòn mà không cần sơn phủ. Trong quá trình chế tạo, một lượng nhỏ hợp kim như đồng, crom và

Niken được thêm vào để tạo thành lớp gỉ mịn. Loại thép thường sẽ có lớp gỉ rỗng và giòn, tốc độ gỉ không giảm mà càng tăng còn thép chịu thời tiết có lớp gỉ mịn và chặt, tốc độ ăn mòn chậm lại rất đáng kể, phù hợp cho thời tiết Việt Nam…

Theo yêu cầu của các nhà tài trợ, thiết kế kỹ thuật được thực hiện bởi tư vấn quốc tế (đối với dự án của nhà tài trợ đa phương như cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA) hoặc tư vấn của nước tài trợ (đối với dự án của nhà tài trợ song phương).

Về khâu lập dự toán làm cơ sở xác định giá gói thầu (định mức, vật liệu, nhân công, máy), dự toán được lập trên cơ sở các quy định của Việt Nam. Riêng đối với nhà tài trợ song phương, nhà tài trợ yêu cầu về tỷ lệ hàng hóa xuất xứ từ nước tài trợ, tỷ lệ này tính toán trên cơ sở giá trị vật tư, vật liệu, thiết bị chính của nước tài trợ mà Việt Nam cần nhập khẩu để thực hiện dự án ở bước thẩm định dự án và được hai bên thống nhất trong Hiệp định vay vốn. Nhìn chung dự toán và giá gói thầu được kiểm soát và phê duyệt đúng với quy định của Việt Nam và Hiệp định vay vốn đã ký kết.

- Về tính hiệu quả, của các dự án ODA trong ngành thông tin truyền thông, những năm vừa qua việc bố trí vốn đối ứng cho các dự án ODA không đáp ứng đủ và kịp thời nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án ODA. Trước đây việc giải ngân vốn nước ngoài được cho phép giải ngân theo tiến độ thực tế dự án và cam kết với nhà tài trợ. Tuy nhiên, Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách hàng năm, Chính phủ giao cụ thể số vốn nước ngoài hàng năm cho Bộ. Trong trường hợp giải ngân vốn ODA vượt dự toán, Chính phủ phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện.

Thực tế, các dự án ODA đang triển khai hiện nay đều là những dự án quy mô lớn, có tác động lớn đến kinh tế - xã hội đất nước và có sự tham gia của các nhà thầu quốc tế. Các dự án này đang được Bộ TTTT chỉ đạo khẩn trương thi công đáp ứng tiến độ đã cam kết với các nhà tài trợ, do đó nhu cầu giải ngân vốn ODA rất lớn. Việc thiếu kế hoạch vốn ODA để giải ngân cho các dự án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công, kéo dài thời gian hoàn thành, làm tăng

chi phí và giảm hiệu quả đầu tư. Các dự án ODA thực hiện đấu thầu quốc tế, ngoài việc tuân thủ quy định của Việt Nam còn tuân thủ các quy định của nhà tài trợ. Trong quá trình thực hiện dự án mỗi thay đổi, đặt biệt là các thay đổi trong đấu thầu cần phải được sự đồng ý của nhà tài trợ. Ví dụ, trong cuộc hội thảo giữa Bộ TTTT và cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA về Quản lý chất lượng công trình hạ tầng sử dụng vốn ODA, đại diện phía Nhật Bản có nêu: Theo đó, hệ thống lựa chọn nhà thầu dựa trên chất lượng và chi phí là một cơ chế đấu thầu toàn diện, xem xét đến chi phí và các yếu tố khác, chẳng hạn như thời gian xây dựng, chức năng, an toàn… Hệ thống này được áp dụng trong bối cảnh hiện tại, ở Nhật Bản, hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng trong việc lựa chọn các nhà thầu xây dựng công trình. Hệ thống lựa chọn dựa trên chất lượng và chi phí lần đầu tiên được đưa vào sử dụng từ những năm 1990 và cũng được các chủ đầu tư biết đến rộng rãi sau khi “Luật thúc đẩy đảm bảo chất lượng công trình” được ban hành năm 2003. Trước đây, cũng giống như Việt Nam, Nhật Bản áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế, trong đó, mời khoảng 10 công ty xây dựng mà mình tin tưởng để tham dự đấu thầu. Tuy nhiên, nhằm tăng tính cạnh tranh nên đã chuyển sang hình thức đấu thầu cạnh tranh rộng rãi để tiến hành đấu thầu các công trình công cộng. Khi đó, phía Nhật Bản lo ngại về vấn đề giảm sút chất lượng do có sự tham gia đấu thầu của những công ty xây dựng mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Năng lực quản lý một số Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án vẫn còn có hạn chế; thiếu quyết liệt trong quản lý.

Việc kéo dài tiến độ hoàn thành dự án do các nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư do chậm đưa dự án vào khai thác. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ , sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương nên tình trạng chậm tiến độ các dự án đã giảm hẳn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức và ngành thông tin và truyền thông - 12

- Về tính hiệu suất, so sánh với các dự án trong nước: Theo “Nghiên cứu về các Hợp đồng và đơn giá công trình” của WB: “Đối với cả dự án do WB tài trợ và do các Tổ chức Tài chính Quốc tế ngoài WB tài trợ ở Việt Nam, trung bình chi phí thực tế hơi thấp hơn so với giá trị dự toán của Tư vấn”, “Đối với

các gói thầu sử dụng vốn NSNN, chi phí thực tế tính trung bình cao hơn dự toán, mặc dù hơn một nửa số gói thầu có chi phí thực tế thấp hơn giá trị dự toán”.

- Về tính tác động, thời gian qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, lĩnh vực TTTT đã được đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020 và đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế. Trong đó phải kể đến nguồn vốn ODA đối với việc phát triển và thay đổi diện mạo hạ tầng TTTT tại Việt Nam. Các dự án từ những trung tâm đô thị lớn đến vùng xa xôi, sau khi được đưa vào khai thác, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam nhận được nhiều sự hỗ trợ, đóng góp của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng, phát triển. Các dự án được tài trợ đều là các dự án quan trọng, có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại, khi đưa vào khai thác sử dụng đã đảm bảo yêu cầu về chất lượng và phát huy hiệu quả. Nhiều công nghệ và thiết bị hiện đại tài trợ bằng nguồn vốn ODA sử dụng cho một số dự án quan trọng, quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và công nghệ cao đã tạo ra bước ngoặt mới trong sự phát triển

- Về tính bền vững, hầu hết các dự án ODA được triển khai đều mang tính bền vững, tuy nhiên một số ít các dự án vẫn đang tồn tại một số vấn đề, gây ý kiến quan ngại…. như hiện nay vốn bảo trì chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong vốn đầu tư. Kinh phí dành cho công tác bảo trì hiện nay phụ thuộc vào NSNN (80% nguồn vốn) và qua các thủ tục xin ngân sách thì mức vốn được cấp chỉ đáp ứng được 30% - 40% nhu cầu cần có để bảo trì tốt hệ thống. Điều này khiến cho công tác bảo trì bị trì hoãn hoặc thực hiện các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng ít tốn kém hơn, có tác dụng ngắn hơn hoặc chỉ tạm thời. Điều đó tạo ra vòng luẩn quẩn, yêu cầu ngân sách bảo trì năm tiếp theo lại tăng do đường xuống cấp hơn vì thiếu bảo trì hoặc không được bảo trì đúng thời điểm, do đó cần tách riêng ngân sách bảo trì từ một quy trình phù hợp thông qua việc cải cách nguồn cấp vốn và việc bố trí nguồn vốn cho bảo trì.

2.5.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo được xây dựng trong mô hình đều đạt độ tin cậy cần thiết khi tiến hành đánh giá sơ bộ qua hệ số Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Điều này cho thấy thực sự có sự tồn tại của các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam. Bằng kết quả đánh giá thực nghiệm tại mục 2.4 cho thấy trong 4 nhân tố được nghiên cứu chỉ có 3 nhân tố ghi nhận có tác động thực sự đến hiệu quả sử dụng ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam là Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành, Năng lực nhà thầu thi công, và Năng lực tài chính có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng ghi nhận có sự khác biệt về mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam, trong đó ảnh hưởng lớn nhất thuộc về nhân tố Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành (β=0,264) tiếp đến là Năng lực nhà thầu thi công (β=0,213) và thấp nhất là Năng lực tài chính (β=0,135). Mặc dù nhân tố tính đồng bộ của chính sách quản lý không cho thấy có tác động rõ rệt đến hiệu quả sử dụng ODA trong ngành thông tin truyền thông ở Việt Nam tuy nhiên diễn giải kết quả này không có nghĩa là nhân tố này không có ảnh hưởng. Bằng chứng về sự ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê chỉ cho phép kết luận đối với mẫu nghiên cứu này.

2.6. Kết luận

2.6.1 Thành tựu đạt được

Hiện nay các dự án ODA trong ngành thông tin truyền thông của Bộ TT&TT là các dự án vô cùng cần thiết cho đất nước và nó đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Chủ yếu hiện nay, các nhà tài trợ chính của Việt Nam tới từ Nhật Bản và Phần Lan với các công trình lớn được thực hiện theo các quy định, chuẩn mực và được giám sát bởi tư vấn quốc tế nên về tổng quan các công trình có chất lượng tốt, đặt nền móng cho sự phát triển vững chắc, lâu dài của ngành.

2.6.1 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh đó, vẫn còn có một số nhân tố ảnh hướng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA mà theo báo cáo của Bộ Trưởng Bộ TTTT báo cáo trước Thủ tưởng chính phủ trong cuộc họp giao ban liên ngành vào ngày 21/06/2021 cụ thể như sau:

Một là, về phía chính sách của Nhà nước, còn nhiều bất cập. Khi thực hiện các chương trình, dự án ODA, các quốc gia viện trợ đều có những chính sách, thủ tục riêng yêu cầu quốc gia tiếp nhận cần tuân thủ như: xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi, các thủ tục về đấu thầu, các thủ tục về giải ngân hay chế độ báo cáo định kỳ… Những thủ tục này có thể khiến đơn vị tiếp nhận vốn ODA gặp nhiều khó khăn trong quóc trình thực hiện, tiến độ các chương trình/ dự án có thể bị kéo dài hơn so với dự kiến gây ảnh hướng điến hiệu quả sử dụng vốn.

Hai là, năng lực đội ngũ quản lý điều hành còn kém. Đối với các dự án ODA trong ngành thông tin và truyền thông, quy mô và phạm vi địa bàn thực hiện rộng, nếu cơ chế và năng lực đội ngũ quản lý chưa tốt về những yếu tố cơ bản như: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm công tác, khả năng tổ chức, năng lực điều hành, phẩm chất trung thực khách quan và khả năng chịu đựng được áp lực cao trong công việc... thì cho dù nguồn vốn viện trợ có nhiều đến đâu cũng không tránh được tình trạng thất thoát, lãng phí.

Ba là, năng lực của các nhà thầu thi công chưa đáp ứng được nhu cầu của các chương trình, dự án. Các tiêu chí đưa ra để xếp loại nhà thầu của Bộ TTTT được đánh giá dựa trên khả năng huy động nhân sự và máy móc thiết bị; khả năng đáp ứng tiến độ tổng thể và chi tiết; đáp ứng chất lượng và an toàn lao động, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; giải quyết các thủ tục thanh, quyết toán; thực hiện bảo hành công trình. Hiện nay, các dự án ODA trong ngành có cả trong nước lẫn nước ngoài, tuy nhiên đơn vị thi công trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ yêu cầu của các dự án ODA do hạn chế về trình độ nguồn nhân lực, phương thức quản lý, trang thiết bị… Việc sử dụng các nhà thầu nước ngoài là điều gần như bắt buộc dù cách thức quản lý dự án ODA trong ngành thông tin và truyền thông của một số nhà thầu nước ngoài thực tế có thể chưa phù hợp với hệ thống pháp lý của Việt Nam.

Bốn là, hiệu quả ODA còn phụ thuộc vào nguồn lực đối ứng trong nước hay khả năng hấp thụ viện trợ phụ thuộc vào mức độ đáp ứng của nguồn lực trong nước. Ví dụ đối với các chương trình/dự án, để tiếp nhận 1 USD vốn ODA thì các quốc gia tiếp nhận cần có ít nhất 0,15 USD vốn đối ứng (khoảng 15%). Ngoài ra, cũng cần một lượng vốn đầu tư nhất định từ ngân sách cho công tác chuẩn bị các chương trình/dự án. Năng lực tài chính của đối tượng tiếp nhận có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng ODA. Dù các quốc gia tiếp nhận có nhiều điều kiện thuận lợi và có nhiều cơ hội để phát triển nhưng nếu không có khả năng tài chính thì các quốc gia viện trợ cũng không thể thực hiện đầu tư được.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀO NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG


3.1. Định hướng, chiến lược phát triển thông tin và truyền thông và sự cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành

3.1.1. Định hướng phát triển

Trong định hướng phát triển của ngành được báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì ngành Thông tin và Truyền thông cần tiếp tục nâng cao năng suất lao động, tận dụng hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong công cuộc Chuyển đổi số quốc gia, toàn Ngành đi đầu thực hiện chuyển đổi số toàn diện, phát triển đồng bộ, tích cực, hiệu quả trên tất cả 6 lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và đặc biệt là tiếp tục nâng cao thứ hạng Việt Nam về bưu chính, viễn thông, an toàn thông tin, chính phủ điện tử, chuyển đổi số trong giai đoạn 2012-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

Để thực hiện tốt định hướng phát triển thì ngành Thông tin và Truyền thông cần thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm sau:

Lĩnh vực Viễn thông

Mục tiêu chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, hạ tầng quan trọng của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực để thúc đẩy phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng lợi thế, nghiên cứu phát triển hạ tầng số an toàn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của kinh tế số, xã hội số.

Thúc đẩy triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Viet Nam theo đúng lộ trình. Đảm bảo vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong khu vực ASEAN trong nghiên cứu, sản xuất và triển khai thương mại 5G. Ban hành quy hoạch băng tần cho 5G; tổ chức đấu giá và cấp phép băng tần triển khai 5G.

Thúc đẩy chương trình smartphone giá rẻ Make in Viet Nam, hướng tới mục tiêu mỗi người dân 1 máy smartphone; Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 26/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí