4.3.4. Giải pháp 4: Mở rộng hợp tác quốc tế của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
4.3.4.1. Nội dung giải pháp
Vietcombank là ngân hàng phục vụ chính cho các dự án ODA tại Việt Nam của các đối tác nước ngoài, giữa vai trò quan trọng trong phối hợp giữa các đối tác và nhà thầu, các doanh nghiệp đảm bảo tiến độ của các dự án. Đặc biệt hơn nữa mở rộng hợp tác quốc tế giúp Vietcombank tìm kiếm các đối tác chiến lược để cùng thực hiện hóa những cam kết trong việc phát triển kinh doanh ngân hàng nói chung và học hỏi, ứng dụng và phát triển công tác quản trị điều hành ngân hàng hiệu quả theo thông lệ quốc tế.
− Vietcombank phấn đấu hàng năm mở các cuộc gặp mặt trao đổi chuyên sâu và mở rộng đối tác liên kết.
− Vietcombank cần xây dựng chiến lược phát triển thị trường hợp tác với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và mở rộng thị phần sang các quốc gia hợp tác. Trước hết là các ngân hàng nước ngoài đã và đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài thuộc Cộng hào dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia, một số quốc gia Châu Phi đang hoạt động trên đất nước của họ ; hợp tác với các ngân hàng nước ngoài ở Anh, Úc, ADB, Ngân hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tiêu biểu là sự tham gia cổ đông của các ngân hàng nước ngoài đã có có như cổ đông chiến lược của Vietcombank là Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản và tiếp tục mở rộng tham gia cổ đông với nhiều ngân hàng khác của nước ngoài đã và sẽ có cơ sở đóng tại Việt Nam ; mở rộng hoạt độngthôgn qua việc thành lập các chi nhánh ở nước ngoài của Vietcombank phù hợp với luật pháp cảu các nước và Việt Nam như chi nhánh Vietcombank tại Mỹ, tại Đức hay tại Lào…
− Vietcombank cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước nhằm vừa nắm bắt các xu thế phát triển, vừa tìm kiếm thêm đối tác, cơ hội kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp đối tác. Tham gia các hội nghị và diễn đàn là cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa ngành ngân
hàng Việt Nam và các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới và khu vực với tiềm lực tài chính, công nghệ.
− Tăng cường quảng bá hình ảnh của ngành ngân hàng Vietcombank đến khu vực và thế giới, khẳng định chủ trương tích cực, chủ động hội nhập quốc tế và thể hiện những đóng góp tích cực của ngành ngân hàng Việt Nam vào những vấn đề quan tâm chung đặt ra cho phát triển và hội nhập trong khu vực. Những năm trước mắt mở rộng sự hiện diện của Vietcombank sang các quốc gia trong khu vực, sau đó phát triển sang các nước Châu phi và khu vực khác nếu có điều kiện.
Có thể bạn quan tâm!
- Bối Cảnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Và Ảnh Hưởng Của Nó Đến Phát Triển Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
- Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Của Việt Nam Giai Đoạn 2021-2030
- Giải Pháp 2: Phát Triển Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
- Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 20
- Các Nguyên Tắc Tăng Cường Quản Trị Công Ty Cho Các Tổ Chức Ngân Hàng Của Ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng
- Bảng Chỉ Số Quản Trị Công Ty Cgi Áp Dụng Với Vietcombank
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
− Vietcombank cần nắm bắt thông tin về việc tăng cường đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào Việt Nam sẽ góp phần mở rộng thị trường tài chính, thu hút nguồn vốn chất lượng và công nghệ hiện đại.
4.3.4.2. Điều kiện thực hiện giải pháp
− Vietcombank phải phối hợp với NHNN và các NHTM khác tổ chức các cuộc trao đổi quốc tế.
− Vietcombank cần chủ động quảng bá năng lực và triển khai tìm kiếm đối
tác.
− Vietcombank nên tham gia xúc tiến liên kết quốc tế.
4.4. Một số kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả xây dựng một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị của các NHTM tại Việt Nam.
4.4.1. Kiến nghị với Nhà nước
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, thay đổi định hướng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống NHTM. Trong bối cảnh hoạt động của các NHTM hiện nay, một số giải pháp kiến nghị được tác giả đề xuất với Chính phủ như sau:
− Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật như là một đòi hỏi cấp bách. Bên cạnh đó Chính phủ không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản
xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Hơn nữa, theo đánh giá của Ngân hàng thế giới thì một trong những điểm yếu lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam chính là năng lực quản trị, điều hành. Nguyên nhân là do các ngân hàng chưa có kinh nghiệm, pháp luật về quản trị, điều hành NHTM còn yếu, chưa thống nhất. Vì vậy pháp luật về quản trị, điều hành NHTM cần sớm được hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động của các NHTM, định hướng và giúp các NHTM xây dựng bộ máy hiệu quả, nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng.
− Định hướng một số cơ quan Nhà nước phối hợp xây dựng chuẩn mực về quản trị, đặc biệt là chuẩn mực về quản trị ngân hàng.
− Kiến nghị xây dựng Luật giám sát, Luật bảo hiểm tiền gửi đồng bộ với Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật kinh doanh chứng khoán, Luật kinh doanh bảo hiểm để hoạt động giám sát được thực thi theo luật, đồng thời để giám sát hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính.
4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Với vai trò là cơ quan đầu ngành trong việc ban hành khuân khổ pháp lý trong hoạt động ngân hàng và thống nhất về hệ thống quản trị và quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam thông qua việc nhanh chóng hoàn thiện và đi vào có hiệu lực đối với Dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống quản trị và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam làm cơ sở để các NHTM xây dựng hệ thống quản trị cho riêng mình.
Để hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị của các NHTM nói riêng hiệu quả thì NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Công tác thanh tra, giám sát của NHNN góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, đặc biệt đưa ra những cảnh báo kịp thời cho các NHTM trong công tác quản trị rủi ro. Trong bối cảnh và xu hướng phát triển của các NHTM hiện nay, một số các giải pháp cần được thực hiên để nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng như sau :
(1) Nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.
(2) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đủ mạnh để hỗ trợ toàn diện hoạt động giám sát, đặc biệt là phần mềm giám sát phân tích số liệu, đánh giá hoạt động của các định chế tài chính phục vụ cho việc cảnh báo sớm của các cơ quan giám sát, xây dựng kho dữ liệu để cơ quan giám sát khia thác chung nhằm đảm bảo sự thống nhất.
(3) Định hướng và hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị điều hành của các NHTM. NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành như một giải pháp vừa đảm bảo ổn định hoạt động ngân hàng vừa đảm bảo nâng cao sự cạnh tranh.
(4) Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng các quy định về quản trị ngân hàng của Basel II, III nói riêng và của các thông lệ quốc tế nói chung.
Tại mỗi quốc gia, việc áp dụng theo chuẩn mực quốc tế như Basel II, III sẽ được điều chỉnh căn cứ theo bối cảnh và tiềm lực tài chính của hệ thống ngân hàng. NHNN cần đánh giá và hỗ trợ các ngân hàng hàng từng bước thực hiện theo các nguyên tắc trong thông lệ quốc tế.
(5) Áp dụng các chỉ số quản trị ngân hàng như một công cụ đánh giá, xếp hạng ngân hàng.
Tại Việt Nam, NHNN đã thực hiện các phương thức đánh giá, xếp hạng NHTM, quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên việc nghiên cứu đưa vào ứng dụng các bộ chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị ngân hàng hiện đại là một giải pháp tốt cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng vừa tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát của NHNN.
Tiểu kết chương 4
Trên cơ sở xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị NHTM ở chương 2, nguyên nhân của những thành công và của những hạn chế đã được xác định ở chương 3, khảo cứu kinh nghiệm quản trị ngân hàng của một số đối tượng tương đồng, tác giả đã đề xuất định hướng phát triển và đổi mới mô hình quản trị Vietcombank đến năm 2030 với những chỉ số mang tính mục tiêu định lượng tương đối cụ thể ; tiếp đến tác giả đề xuất bốn giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank bao gồm (i) Hoàn thiện bộ máy và cơ chế hoạt động của Vietcombank, (ii) Phát triển nhân lực chất lượng cao tại Vietcombank, (iii) Chuyển đổi số và hiện đại hóa quản lý điều hành của Vietcombank, (iv) Mở rộng hợp tác quốc tế của Vietcombank.
Trên cơ sở những nghiên cứu của luận án, tác giả đã kiến nghị những việc quan trọng cần phải làm đối với Nhà nước cũng như NHNN Việt Nam trong những năm tới để tạo dựng khuân khổ pháp lý giúp các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng hoạt động chủ động hơn, có hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
KẾT LUẬN
Từ yêu cầu phải làm rõ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn đối với vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị của NHTM và vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả, nâng cao hiệu quả quản trị đối với Vietcombank, tác giả khẳng định Vietcombank là ngân hàng có vị trí, vai trò và sức ảnh hưởng hàng đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động có hiệu quả, có đầy đủ ưu thế về cạnh tranh. Tuy nhiên, với sự biến đổi của môi trường kinh doanh cũng như những biến động kinh tế - xã hội Vietcombank không tránh khỏi những lúng túng và khóa khăn nhất định trong quá trình hoạt động. Nghiên cứu của tác giả về vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại.
Nghiên cứu của tác giả đã hoàn thành những mục tiêu đề ra :
Thứ nhất là,
− Luận án đã làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về hiệu quả quản trị NHTM, nâng cao hiệu quả quản trị NHTM, mối tương quan giữa đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh của NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (có tính tới mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đồng thời từ nghiên cứu lý thuyết, kế thừa kết quả tổng quan và quan sát thực tiễn tác giả đã xác định được bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị của NHTM (trong điều kiện Việt Nam). Trong đó, tác giả đã xác định mối tương quan bằng những chỉ tiêu định lượng giữa đổi mới quản trị NHTM với hiệu quả kinh doanh của NHTM.
− Tác giả từ nghiên cứu lý thuyết đến quan sát thực tiễn tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị NHTM với trật tự theo tính quan trọng của các yếu tố, trong đó tác giả nhấn mạnh yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực quản trị và mô hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước cùng với hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước với hệ thống NHTM.
Thứ hai là,
− Sau khi trình bày Vietcombank trong hệ thống NHTM Việt Nam tác giả đã tập trung phân tích đặc điểm tiến trình phát triển của Vietcombank trong quá trình
vận động và phát triển kinh doanh của ngân hàng này. Tác giả xem xét hiệu quả quản trị của Vietcombank gắn với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng này trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
− Tác giả phân tích hiệu quả quản trị của Vietcombank theo hai giai đoạn 2015-2017 và 2018-2020, việc phân tích đã chỉ ra rằng sự cần thiết với Vietcombank phải đổi mới mô hình quản trị, điều đó chứng minh ở giai đoạn 2015-2017 hiệu quả kinh doanh của Vietcombank không ổn định, tuy có tăng nhưng chậm và không ổn định, sang giai đoạn 2018-2020 dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (thịnh hành của trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, chuyển đổi số lại tiếp tục đòi hỏi Vietcombank phải đổi mới quản trị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng này. Đồng thời trong quá trình đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị của Vietcombank tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thành công cũng như của hạn chế để tạo thêm căn cứ cho việc đề xuất định hướng và giải pháp ở chương tiếp theo.
Thứ ba là,
− Trên cơ sở xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị NHTM, nguyên nhân của những thành công và của những hạn chế đã được xác định, khảo cứu kinh nghiệm quản trị ngân hàng của một số đối tượng tương đồng, tác giả đã đề xuất định hướng phát triển và đổi mới mô hình quản trị Vietcombank đến năm 2030 với những chỉ số mang tính mục tiêu định lượng tương đối cụ thể ; tiếp đến tác giả đề xuất bốn giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank bao gồm (i) Hoàn thiện bộ máy và cơ chế hoạt động của Vietcombank, (ii) Phát triển nhân lực chất lượng cao tại Vietcombank, (iii) Chuyển đổi số và hiện đại hóa quản lý điều hành của Vietcombank, (iv) Mở rộng hợp tác quốc tế của Vietcombank.
− Trên cơ sở những nghiên cứu của luận án, tác giả đã kiến nghị những việc quan trọng cần phải làm đối với Nhà nước cũng như NHNN Việt Nam trong những năm tới để tạo dựng khuân khổ pháp lý giúp các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng hoạt động chủ động hơn, có hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ
1. Nhìn từ phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ các ngân hàng “ngoại” tại Việt Nam, ISSN 0866 7120, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số chuyên đề tháng 08/2015, trang 56-58.
2. Cơ hội phát triển ngân hàng số tại Việt Nam trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam- Giải pháp và khuyến nghị chính sách”, ISBN 978-604-70-3189-4, NXB Văn hóa dân tộc.
3. Đánh giá việc triển khai Basel II theo 3 trụ cột trong quản trị rủi ro tại Vietcombank, ISSN 0866 7120, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 1859-4972, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 31 tháng 11/2021, trang 38-42.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank, ISSN 1859-4972, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 35 tháng 12/2021, trang 45-48.
.....