Tỷ Lệ Nợ Xấu Tại Nh Eximbank Bạc Liêu Năm 2011-2013

lâm nghiệp và xây dựng. Các lĩnh vực này hoạt động kém hiệu quả, không đủ khả năng trả nợ đúng hạn, nên các khoản vay ngắn hạn cũng như trung và dài hạn được cơ cấu lại.


Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.20: Tỷ lệ nợ xấu tại NH Eximbank Bạc Liêu năm 2011-2013

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)



Khoản mục

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng dư nợ

232,83

269,16

350,28

Nợ xấu

2,21

3,34

1,98

Tỷ lệ nợ xấu (%)

0,95

1,24

0,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH EXIMBANK - CN Bạc Liêu - 9

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank BL 2011 – 2013)


Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng giảm qua 3 năm, biến đổi theo chỉ tiêu nợ xấu của CN. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu là 0,95%, năm 2012 tăng lên 1,27%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu tăng lên là do nợ xấu năm 2012 của CN tăng lên. Năm 2012, chúng ta đã chứng kiến một năm đi qua với những biến động đầy “bĩ cực”, kinh tế suy thoái kéo dài, bất ổn chính trị giữa các khu vực; trong nước thì bất ổn kinh tế vĩ mô, những nợ xấu, hàng tồn kho, bất động sản đóng băng,…những ảnh hưởng lớn như thế thì CN khó có thể tránh khỏi.

Và qua đến năm 2013 tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 0,57%. Tỷ lệ nợ xấu giảm cũng có thể nói một phần do sự có mặt của VAMC. Một phần là do KH làm ăn hiệu quả nên đã thanh toán các khoản vay cho CN. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động tín dụng của CN không những tăng trưởng mà chất lượng tín dụng cũng được cải thiện không ngừng. Đây là một điểm nổi bật nói lên hiệu quả hoạt động của CN khá tốt trong năm 2013.

So sánh tỷ lệ nợ xấu của NH Eximbank Bạc Liêu với toàn ngành NH Việt Nam và

hệ thống NH Eximbank.


Biểu đồ 2.16: Sự tăng trưởng tỷ lệ nợ xấu ngành NH, hệ thống Eximbank và Eximbank – CN Bạc Liêu (%)

5

4.08

4

3.79

3.4

3

Ngành NH Việt Nam

1.98

2

1.58

1.32

Hệ thống Eximbank

1

0.95

1.27

0.57

Eximbank Bạc Liêu

0

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành NH có tăng có giảm nhưng đều đạt được con số trong quy định dưới 5% trên tổng dư nợ. Hệ thống Eximbank cũng đạt được con số khá nhỏ so với con số an toàn 3% đối với các NHTM. Còn riêng Eximbank Bạc Liêu thì tỷ lệ nợ xấu cũng nằm ở con số rất thấp. Điều này chứng tỏ Eximbank Bạc Liêu rất thận trọng khi ra quyết định cho vay vốn. Tuy nhiên, để nâng cao hơn hiệu quả hoạt động thì CN cũng phải chú ý hơn đến công tác thẩm định của CN mình, đòi hỏi CN cần khắc phục tình hình kinh tế với chính sách quản lý tín dụng hiệu quả, từng bước đẩy lùi tỷ lệ nợ xấu của CN.

Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 2.21: Dự phòng cụ thể và dự phòng chung tại NH Eximbank Bạc Liêu

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng dư nợ

232,83

269,16

350,26

Dự phòng cụ thể

2,41

4,15

6,5

Dự phòng chung

1,75

2,02

2,63

Tổng DPRR tín dụng

4,16

6,17

9,13

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank BL 2011 – 2013)

Qua 3 năm, tổng DPRR tín dụng tại NH Eximbank Bạc Liêu đã tăng lên. Nguyên nhân là do dư nợ tăng, đồng thời CN đã thực hiện nghiêm chỉnh việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN.

Bảng 2.22: Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng tại NH Eximbank Bạc Liêu năm 2011-2013


(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


Khoản mục

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dự phòng rủi ro tín dụng

4,16

6,17

9,13

Dư nợ bình quân

229,1

239,35

243,18

Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng(%)

1,82

2,58

3,75

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank BL 2011 – 2013)

Tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng đã tăng qua 3 năm. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trên tổng rủi ro có thể xảy ra của NH, tỷ lệ ngày càng cao thì khả năng bù đắp thiệt hại của NH khi rủi ro xảy ra càng tốt.

Tỷ lệ nợ có đảm bảo

Bảng 2.23: Tỷ lệ nợ có TSĐB tại NH Eximbank Bạc Liêu năm 2011-2013

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tổng dư nợ

232,83

269,16

350,28

Dư nợ có TSĐB

215,65

251,37

332,38

Tỷ lệ nợ có TSĐB (%)

92,62

93,39

94,89

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank BL 2011 – 2013)

Qua 3 năm, tỷ lệ nợ có TSĐB luôn tăng và chiếm tỷ lệ khá cao với mức trên 90%. Chỉ tiêu này liên quan đến RRTD. Khi cấp tín dụng, nhằm ràng buộc thêm trách nhiệm trả nợ cho KH và cũng để giảm bớt tổn thất xảy ra, NH thường yêu cầu KH phải có TSĐB tiền vay. Vì vậy, TSĐB vừa là yếu tố phản ánh RRTD vừa là biện phâp nhằm hạn chế RRTD.

2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NH Eximbank – CN Bạc Liêu

Bảng 2.24: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NH Eximbank Bạc Liêu

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)



Khoản mục

Đơn vị

tính

Năm

2011

2012

2013

Vốn huy động (1)

Tỷ đồng

289,44

321,16

390,88

Tổng dư nợ (2)

Tỷ đồng

232,83

269,16

350,28

Dư nợ ngắn hạn (3)

Tỷ đồng

144,8

177,38

247,19

Dư nợ trung và dài hạn (4)

Tỷ đồng

88,03

91,78

103,09

Dư nợ bình quân (5)

Tỷ đồng

229,10

239,35

243,18

Doanh số cho vay (6)

Tỷ đồng

441,85

395,54

365,27

Doanh số thu nợ (7)

Tỷ đồng

311,57

327,91

345,32

Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ (3)/(2)

%

62,19

65,90

70,57

Dư nợ trung và dài hạn/Tổng dư nợ (4)/(2)

%

37,81

34,10

29,43

Hiệu quả sử dụng vốn (2)/(1)

%

80,44

83,81

89,61

Hệ số thu nợ (7)/(6)

%

70,51

82,90

94,54

Vòng quay vốn tín dụng (7)/(5)

Vòng

1,36

1,37

1,42

(Nguồn: Báo cáo nội bộ của Eximbank BL 2011 – 2013)


2.2.3.1. Dư nợ/Tổng dư nợ

Dư nợ ngắn hạn/Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu dư nợ tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ DNVVN tại CN qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 đạt 62,19%, năm 2012 đạt 65,90%, năm 2013 đạt 70,57%. Điều này cho thấy CN chú trọng vào cho vay ngắn hạn hơn là cho vay trung và dài hạn,vì cho vay ngắn hạn có thể quay vòng vốn nhanh hơn, rủi ro lại thấp. Mặt khác, hiện nay tình hình sản xuất kinh doanh của tỉnh nhà có những chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là nuôi trồng và chế

biến thủy hải sản, muối, nông nghiệp – những ngành nghề làm theo mùa vụ với chu kỳ ngắn hạn ( 1 đến 2 vụ trên năm) nên việc tài trợ vốn lưu động cho KH cũng tăng lên, người dân cũng thường vay vốn theo mùa vụ sản xuất. Do đó, CN tập trung đầu tư cho vay ngắn hạn là điều hợp lý.

Dư nợ trung và dài hạn/Tổng dư nợ

Cũng như cơ cấu dư nợ cho vay đối với DNVVN theo kỳ hạn, dư nợ trung và dài hạn chiếm 1/3 dư nợ thì tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn so với tổng dư nợ cũng đạt khoảng 34%. Qua 3 năm tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống, từ 37,81% trong năm 2011 đã giảm xuống 29,43% trong năm 2013. Tỷ lệ này giảm là do dư nợ cho vay DNVVN tăng lên nhưng tăng chủ yếu ở khoản mục ngắn hạn, năm 2013 dư nợ ngắn hạn tăng 39,36% so với năm 2012 nhưng cùng thời điểm đó dư nợ trung và dài hạn chỉ tăng 12,32%. Dư nợ được CN ưu tiên cho các lĩnh vực phổ biến của tỉnh nhà cần vốn lưu động như sản xuất chế biến và thương mại nhằm thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn khoản vay trung và dài hạn.

2.2.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn

Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng vốn huy động của CN nhìn chung trong ba năm qua đã tăng lên. Năm 2010, mức độ sử dụng vốn của CN chỉ chiếm 80,44% nguồn vốn huy động, đây là một tỷ lệ cao, cho thấy CN còn khá thận trọng trong việc cho vay và đã tận dụng tối ưu nguốn vốn huy động của mình. Năm 2012 CN đã sử dụng 83,81% nguồn vốn huy động của mình để cho vay, tăng 3,37% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ lệ đã được cải thiện khá rò, đạt 89,61% và tăng lên 5,8% so với năm trước đó.

Nhìn chung mức độ sử dụng vốn của CN hiện nay tương đối tốt, tỷ lệ ở mức trên 70% là phù hợp với tình hình hiện nay tại đơn vị. Trong cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của CN, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, ở mức 70% nguồn vốn huy động. Đồng thời, trong cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn thì dư nợ ngắn hạn cũng chiếm gần 70% dư nợ cho vay. Chứng tỏ CN đã tập trung cấp tín dụng ngắn hạn cho DNVVN bằng nguồn vốn huy động ngắn hạn mà không phải sử dụng đến nguồn vốn huy động trung và dài hạn và vốn điều chuyển. Điều đó làm giảm được một khoản chi phí và rủi ro vì thường lãi suất các nguồn đó cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn, nên khi sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay ngắn hạn CN sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhờ chênh lệch lãi suất đầu vào.

2.2.3.3. Hệ số thu nợ

Cùng với công tác cho vay, công tác thu hồi nợ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng. Nếu doanh số cho vay cao mà doanh số thu hồi nợ không đạt yêu cầu thì chất lượng tín dụng cũng không được coi là tốt.

Qua 3 năm, hệ số thu nợ luôn tăng và ở mức khá cao. Năm 2011 đạt 70,51%, năm 2012 đạt 82,90% và năm 2013 đạt 94,59%. Sự gia tăng này là do CN đã thắt chặt doanh số cho vay, tập trung cho vay để bổ sung vốn lưu động cho các DNVVN ở các lĩnh vực sản xuất chế biến và thương mại, vì là cho vay ngắn hạn nên khả năng thu hồi vốn nhanh hơn và ít rủi ro hơn.

Hệ số thu nợ cho thấy một đồng doanh số cho vay thì CN thu về được bao nhiêu trong một kỳ nhất định. Hệ số này của CN ba năm qua luôn ở mức cao cho thấy chất lượng tín dụng hiện nay đang rất tốt. Nó cũng chỉ ra rằng khả năng trả nợ của khách hàng cao, chất lượng khách hàng tốt. Hệ số thu nợ cao cũng đồng nghĩa với việc CN đang ít gặp rủi ro hơn trong việc cho vay và huy động, do khoản nợ thu được đã đủ để bù đắp khoản cho vay trong kỳ, nên trong trường hợp khách hàng rút vốn nhiều thì CN cũng không sợ mất khả năng thanh khoản. Đồng thời nó có thể giúp CN tiết kiệm một khoản chi phí từ việc vay mượn các TCTD khác hoặc vay NHNN trong trường hợp cần vốn nóng.


2.2.3.4. Vòng quay vốn tín dụng

Nhìn chung, chỉ tiêu này ở CN là tương đối, trung bình đạt 1,4 vòng/năm, nghĩa là nguồn vốn của CN đã tham gia vào 1,4 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 1,36 vòng. Năm 2012 tăng lên 1,37 vòng và 1,42 vòng ở năm 2013. Điều này là khá tốt, đồng vốn của CN quay nhanh, luân chuyển liên tục, khả năng thu hồi nợ nhanh, đạt hiệu quả cao, giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập cho CN. Nguyên nhân tăng là do tốc độ thu hồi nợ, chủ yếu là vay ngắn hạn nên vòng quay mới tăng nhanh như thế.

2.2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NH Eximbank Bạc Liêu

2.2.4.1 Những mặt làm được

Từ những phân tích về các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NH Eximbank Bạc Liêu cho thấy tình hính hoạt động tín dụng tại đây là khá tốt.

NH đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho KH nhưng luôn kiểm soát chặt chẽ nhằm thắt chặt tín dụng, biểu hiện qua doanh số cho vay giảm đi nhưng dư nợ lại luôn tăng qua 3 năm.

Khả năng thu hồi nợ rất cao, hệ số thu nợ đạt trung bình 82,65%, tăng cùng chiều với doanh số thu nợ.

Mức an toàn luôn được đảm bảo: Tỷ lệ nợ xấu vẫn giữ dưới 3% và giảm dần qua 3 năm trong khi dư nợ tín dụng lại tăng lên.

Triển khai mạnh mẽ công tác tiếp thị sản phẩm cho vay DNVVN, cho vay nông nghiệp nông thôn, sản xuất chế biến và thương mại.

Luôn cập nhật và chào các gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi dành cho DNVVN để phát triển thêm KH mới, góp phần tăng trưởng tín dụng cho CN.

Quan tâm rà soát, đánh giá lại hệ KH tiền vay hiện hữu về TSĐB, tình hình hoạt động, khả năng trả nợ, tồn kho–công nợ,…và phân công nhân sự đeo bám xử lý quyết liệt bằng biện pháp đối với những KH có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh.

Ban Giám đốc trực tiếp tham gia cùng cán bộ tín dụng trong việc đeo bám xử lý bằng nhiều biện pháp đối với các khoản nợ đã quá hạn nhằm sớm thu hồi dứt điểm.

Trình về phòng nghiệp vụ, Hội đồng tín dụng Hội sở xin cơ chế nhận tài sản thế chấp cấn trừ nợ nhằm sớm xử lý một số KH quá hạn có dư nợ lớn đối với CN.

Tập trung cho vay ngắn hạn, đầu tư vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh như muối, thủy sản, tiệm vàng, kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp vì hiện tại các lĩnh vực này đang phát triển ổn định tại địa phương, rủi ro thấp và có tài sản đảm bảo tốt.

2.2.4.2 Những mặt chưa làm được

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Eximbank Bạc Liêu còn có những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục:

Sự tồn tại của nợ quá hạn tăng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn so với dư nợ không cao nhưng lại có xu hướng tăng lên. Trong điều kiện canh tranh gay gắt, nhất là giai đoạn hiện nay thì vấn đề nợ xấu, nợ quá hạn luôn là yếu tố có tính thường trực tiềm ẩn và có thể gây ra hiệu quả trực tiếp đối với NH, do đó cần coi trọng điều này.

Tín dụng sụt giảm ở mảng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của NH khác nhưng chưa tăng trưởng để bù đắp kịp.

CN đã chủ động giảm phí dịch vụ trong thẩm quyền nhưng do vị trí của CN không thuận lợi nên chưa thu hút được hệ KH vãng lai về giao dịch nhiều.

Công tác xử lý và thu hồi nợ quá hạn, nợ cơ cấu còn chậm do KH chây ì, bỏ trốn; công tác tố tụng và thi hành án còn nhiều thủ tục nhiều khê.

2.2.4.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Chính sách cho vay chưa hợp lý:

- Chính sách KH chưa hiệu quả, chưa có những chỉ tiêu đánh giá KH cụ thể để thực hiện phân loại KH thường xuyên nhằm xác định các KH chiến lược, KH truyền thông, KH uy tín, KH có quan hệ thường xuyên hay các KH cần sự ưu đãi, chăm sóc đặc biệt,…

- Chính sách lãi suất thiếu sự linh hoạt: Mức lãi suất cho vay đối với các KH khác nhau dường như không có sự phân biệt lớn, do đó đã giảm khả năng thu hút KH lớn của NH thông qua lãi suất.

- Thực hiện nguyên tắc cho vay dựa vào TSĐB còn cứng nhắc

- Phương thức cho vay còn thiếu sự linh hoạt.

Cán bộ tín dụng đa phần là nhân sự mới, kinh nghiệm thẩm định còn non kém nên sẽ rất rủi ro khi đẩy mạnh việc tăng trưởng tín dụng trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, khi tiếp thị và chọn lọc được KH có tiềm lực tốt, ngành nghề kinh doanh ít rủi ro thì tài sản đảm bảo lại không đáp ứng được khi định giá theo phương pháp định giá của phòng thẩm định giá, dẫn đến không thể mời KH về giao dịch.

Chất lượng thông tin tín dụng còn kém: Thông tin về kinh tế xã hội, về sự biến động của các ngành kinh doanh chưa được cập nhật, phân tích và lưu trữ thường xuyên nên việc thẩm định, đánh giá dự án vay vốn nhiều khi rất mất thời gian và không chính xác.

Nguyên nhân khách quan

Uy tín KH chưa cao: là DNVVN nên quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động hẹp, mối quan hệ ít nên khi cho vay thì NH rất thận trọng; năng lực tài chính và năng lực hoạt động còn hạn chế; năng lực lập và trình bày dự án chưa tốt; TSĐB không đáp ứng được yêu cầu của CN.

Tình hình địa phương còn khá trầm lắng, hàng hóa ứ đọng tiêu thụ chậm, nợ vay NH khá cao nên nhiều KH có tâm lý ngần ngại vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh, chủ yếu hoạt động cầm chừng để nuôi bộ máy.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí