Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Kết Quả Hoạt Động Tín Dụng

lưu động thiếu hụt trong sản xuất, đối với những KH sản xuất kinh doanh không ổn định, nhu cầu vay trả không thường xuyên, có nhu cầu đề nghị vay vốn từng lần hoặc những KH không có tín nhiệm cao đối với NH trong quan hệ tín dụng mà NH nhận thấy cần phải áp dụng cho vay từng lần để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ, an toàn.

Theo phương thức cho vay này, nợ gốc và lãi thu cùng một thời điểm.

Lãi tiền vay = Số tiền vay * Thời hạn vay *Lãi suất vay

Cho vay theo hạn mức tín dụng (cho vay luân chuyển): là hình thức cấp tín dụng của NHTM mà theo đó, KH chỉ làm một bộ hồ sơ để vay trong một kỳ hạn nhất định với mức tín dụng mà KH và NH đã thỏa thuận. Áp dụng cho những doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn thường xuyên, đều đặn, vòng quay vốn nhanh và được NH tín nhiệm.

Cách xác định nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch (KH):

Nhu cầu vốn lưu động= Tng cMi pMí d toán năm KH–KMu Mao TSCĐ năm KH

Vòng quay rn lu đng năm KH

Trong đó:

Tổng chi phí dự toán năm KH = Tổng chi phí dự toán – Chi phí phi sản xuất

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thun

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Tài sn 1u đng bình quân

Cách xác định HMTD

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH EXIMBANK - CN Bạc Liêu - 3

HMTD = Nhu cầu vốn lưu động năm KH – Vốn lưu động ròng – Các khoản vay ngắn hạn khác – Các khoản vay các nhân và tổ chức kinh tế khác

Trong đó:

Vốn lưu động ròng = Giá trị tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

Cho vay theo định mức thấu chi: Là hình thức cấp tín dụng của NH cho KH bằng cách cho phép KH chi vượt một số tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh toán của KH, đáp ứng nhu cầu cần tiền nóng của KH, vì vậy lãi suất thường cao và tính theo ngày.

Dựa vào phương thức hoàn trả:

Cho vay hoàn trả một lần: Vốn vay và tiền lãi được trả một lần khi đáo hạn.

Tiền lãi cho vay = Số tiền vay * Lãi suất * Thời hạn vay Số tiền phải trả khi đáo hạn = Số tiền vay + Tiền lãi

Cho vay hoàn trả góp: Vốn vay được hoàn trả nhiều kỳ, được góp lại khi nào đủ nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng được kết thúc.

Hiện vay thế chấp có hai phương thức tính lãi và trả nợ vay được áp dụng phổ biến là:

Trả góp theo dư nợ giảm dần (nghĩa là hàng tháng(quý,năm) trả một phần gốc cố định và lãi suất giảm dần)

Tiền gốc hàng tháng(quý,năm) = Số tiền vay/ số tháng(quý,năm) vay

Tiền lãi tháng(quý,năm) đầu = Số tiền vay * lãi suất vay (Ví dụ, lãi suất vay 13%/năm với số tiền 100 triệu thì 100.000.000*13%/12)

Tiền lãi các tháng(quý,năm) tiếp theo = Số tiền gốc còn lại * lãi suất vay

Hoặc trả góp đều, lãi tính trên dư nợ giảm dần hàng tháng(quý,năm).

—n

Số tiền trả đều cuối mỗi kỳ hạn = Æ ×r

1–(1+r)

(Với A: Số tiền vay r: Lãi suất n: Thời hạn vay)

Cụ thể, hàng tháng KH phải trả cho NH một khoản tiền như nhau bao gồm một phần gốc và lãi (trong đó, tiền gốc và lãi hàng tháng đều có thay đổi). Lãi được tính trên số tiền mà KH thực sự còn nợ NH.


Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn, tùy thuộc vào khả năng tài chính của bên đi vay mà vốn vay được trả vào bất cứ lúc nào tùy theo yêu cầu của bên đi vay và bên cho vay.

1.1.3 Vai trò của tín dụng

Tín dụng đóng vai trò như một kênh dẫn vốn giữa người thừa vốn và thiếu vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của các cá nhân, DN trong nền kinh tế. Từ đó, tín dụng thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, giúp nền kinh tế hoạt động một cách hiệu quả.

Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình sử dụng vốn diễn ra hiệu quả. Khi KH vay vốn của NH, một trong những điều kiện cần thiết là phải trả vốn và lãi đúng thời hạn. Điều này buộc họ phải tìm ra các giải pháp để sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn vay của mình.

Ngoài ra, tín dụng còn là phương tiện nối liền kinh tế giữa các quốc gia, nó mang lại một lượng vốn dự trữ ngoại hối quan trọng cho nền kinh tế, góp phần mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại. Như chúng ta đã biết, một nền kinh tế mở tất yếu phải có mối quan hệ với các nước trên thế giới. Việc giao lưu, hợp tác với các quốc gia đó sẽ đem lại một nguồn vốn ngoại tệ rất lớn và đây là một trong những yếu tố tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, việc mở rộng và phát triển các mối quan hệ với các nước khác dần trở

thành vấn đề được quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung.

Một trong những lý do mà nền kinh tế không thể thiếu tín dụng đó là tín dụng đã góp phần tiết kiệm được một khoảng chi phí lưu thông cho xã hội. Nếu như không có tín dụng người cần vốn sẽ có thể tốn khoảng tiền và thời gian lớn hơn để có thể tìm được nguồn vốn. Và người thừa vốn cũng vậy, họ sẽ bỏ qua một khoảng lãi nếu cứ để tiền của mình nhàn rỗi như vậy.

1.1.4 Nguyên tắc tín dụng

Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NH Nhà nước, “Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng”.

Như chúng ta đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động có khả năng đem lại nhiều rủi ro cho NH, vì vậy khi KH đi vay vốn thì cần bảo đảm tuân thủ nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận, điều này sẽ giúp NH giảm thiểu rủi ro trong việc thu hồi vốn cũng như là việc lãng phí một lượng vốn đã cho vay.

Bên cạnh việc sử dụng vốn vay theo đúng mục đích cam kết, KH còn phải tuân thủ nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn để đảm cho việc sử dụng vốn của NH.

Ngoài ra, trong một số trường hợp vay vốn, người đi vay phải bảo đảm nguyên tắc vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư, hàng hóa tương đương.

1.1.5 Điều kiện được cấp tín dụng

Điều kiện cho vay là cơ sở để NH xem xét và quyết định cho vay, đồng thời cũng là căn cứ để NH theo dòi, giám sát và xử lý các tình huống xảy ra trong một quy trình cho vay.

KH vay vốn phải có đủ các điều kiện sau đây:

KH phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.

Có dự án đầu tư, phương án kinh doanh dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc dự án

đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định của pháp luật.

Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.

1.1.6 Hồ sơ vay vốn đối với DNVVN

Bộ hồ sơ KH bao gồm:

Giấy đề nghị vay vốn

Hồ sơ pháp lý: Giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, điều lệ tổ chức và hoạt động, các giấy tờ khác có liên quan (nếu NH yêu cầu).

Hồ sơ tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 3 năm gần nhất, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các tài liệu liên quan (nếu NH yêu cầu).

Hồ sơ khoản vay: Nội dung phương án kinh doanh, đánh giá tình hình thị trường tới phương án kinh doanh, nguồn lực thực hiện phương án kinh doanh, dự kiến thu chi kết quả kinh doanh, kế hoạch quản lý và điều hành phương án kinh doanh.

Hồ sơ đảm bảo khoản vay (nếu KH vay cần phải có TSĐB): Bản kê khai về TSĐB, các giấy tờ chứng minh quyền sử hữu hợp pháp và đầy đủ đối với TSĐB, các văn bản chứng nhận giá trị TSĐB của các cơ quan thẩm định độc lập.

Các giấy tờ khác có liên quan tới việc vay vốn.

1.1.7 Quy trình tín dụng

Quy trình vay vốn được tiến hành qua ba giai đoạn cơ bản: giai đoạn trước khi cho vay, giai đoạn trong khi cho vay và giai đoạn sau khi cho vay.

Ba giai đoạn của quy trình tín dụng được chia thành các bước cụ thể:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc KH có nhu cầu vay vốn. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của KH; khả năng sử dụng vốn vay; khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi).

Đây là khâu quan trọng vì nó là khâu thu nhập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.

Bước 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu là tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

Mặt khác, phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía KH trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí trả nợ của khách hàngKH làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng

Là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của KH. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của NH.

Khi ra quyết định, đây là khâu khó xử lý nhất và thường dễ mắc 2 sai lầm nhất, là: quyết định chấp thuận cho vay đối với một KH không tốt và từ chối cho vay đối với một KH tốt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng và uy tín của NH.

Để hạn chế sai lầm, trong khâu quyết định tín dụng NH thường chú trọng hai vấn đề: một là thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định; hai là trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết.

Bước 4: Giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo khi hợp đồng tín dụng đã được ký, là khâu phát tiền cho KH trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Đây cũng là khâu quan trọng vì nó có thể phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra, cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết hay không.

Nguyên tắc giải ngân là luôn luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hóa hoặc dịch vụ đối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này.

Bước 5: Giám sát tín dụng

Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích cam kết, kiểm soát rủi ro, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. Khâu này gồm các việc quan trọng cần xử lý: Thu nợ cả gốc và lãi; Tái xét hợp động tín dụng và thanh lý hợp động tín dụng.

Bước 7: Thu nợ

Tiến hành thu nợ KH theo hợp đồng đã cam kết với các hình thức thu nợ đã thỏa thuận.

Nếu đến hạn mà KH không có khả năng trả nợ thì NH xem xét cho gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại nợ tùy vào biện pháp xử lý nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

Bước 8: Tái xét hợp đồng tín dụng

Thực chất đây là khâu phân tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.

Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Nếu hết hạn của hợp đồng tín dụng và KH đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì NH và KH làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của KH vào kho lưu trữ.

1.2 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động tín dụng

1.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tất cả các khoản vay mà NH đã cho KH vay trong một kỳ nhất định. Nó bao gồm cả những khoản vay mà NH đã thu hồi được trong kỳ và thường được tính theo tháng, quý hoặc năm. Chỉ tiêu này cho ta thấy được quy mô hoạt động tín dụng của NH.

1.2.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ là tất cả các khoản nợ mà NH thu về được trong một kỳ nhất định, bao gồm cả những khoản mà NH cho vay trong kì trước nhưng thu nợ trong kỳ này. Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tình hình thu nợ của NH là tốt hay xấu.

1.2.3 Dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng là tất các các khoản vay mà KH còn nợ NH tại một kỳ nhất định kể cả những khoản vay phát sinh trong những kỳ trước đó nhưng vẫn còn trong kỳ hiện tại. Chỉ tiêu này cũng góp phần cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của NH.

1.2.4 Rủi ro tín dụng

1.2.4.1 Khái niệm

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do KH không còn khả năng chi trả nợ vay.

Theo định nghĩa của ủy ban Basle thuộc NH thanh toán quốc tế thì rủi ro tín dụng là “khả năng mà KH vay hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận”.

Hay “rủi ro thất thoát đối với NH là sự vỡ nợ của người giao ước trong hợp đồng, trong đó vỡ nợ được xác định là bất kỳ sự vi phạm nghiêm trọng nào đối với các nghĩa vụ hợp đồng khi hoàn trả nợ gốc và nợ lãi”.

Khi rủi ro tín dụng xảy ra, NH sẽ không thể thu đủ được vốn và lãi khi đến hạn, phát sinh chi phí lớn hay thu được lãi thấp ngoài dự kiến dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả.

Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan và cả từ hai phía NH và KH.

Về phía khách hàng: Về mặt chủ quan có thể do trình độ quản lý của KH yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc ảnh hưởng thất thoát đến khả năng chi trả nợ. Cũng có thể do KH thiếu thiện chí trả nợ trong khi biện pháp thu hồi nợ của NH tỏ ra kém hiệu quả.

Về phía ngân hàng: Có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng NH vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời.

1.2.4.2 Những chỉ tiêu chủ yếu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong NH và nhiều chỉ tiêu định lượng mức độ rủi ro. Đây là những chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng:

Nợ quá hạn và nợ xấu

Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh những khoản nợ vay (bao gồm cả nợ gốc và lãi) không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2006/QĐ- NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chức tín dụng. Theo đó các khoản cho vay KH được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Gồm các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu và khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Gồm các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.


Nợ xấu: Là các khoản nợ được phân loại là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.


Tỷ lệ nợ quá hạn


Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các NH có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại.


Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Tổng dư nợ*100 (%)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022