Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức Của Nh Eximbank Bạc Liêu

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ Eximbank MasterCard,

n

thẻ Eximbank Visa, thẻ nội địa Eximbank Card. Chấp nhận thanh toá MasterCard, JCB...thanh toán qua mạng bằng Thẻ.

thẻ quốc tế Visa,

- Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, nhận và chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước.

h

- Các nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng, dự thầu, c

trong và ngoài nước (bảo lãnh thanh toán, thanh toán thuế,


ào giá, bảo hành, ứng trước...).

- Dịch vụ tài chính trọn gói hỗ trợ du học. Tư vấn đầu tư - tài chính - tiền tệ.

- Dịch vụ đa dạng về Địa ốc.

- Home Banking; Mobile Banking; Internet Banking.

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của NH Eximbank Bạc Liêu

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức


Giám đốc

Phó Giám

đốc

Phòng ngân quỹ hành chính

Phòng DV KH

Phòng KH Doanh nghiệp

Phòng KH Cá nhân

(Sơ đồ do phòng ngân quỹ hành chính cung cấp)

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:


Ban giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải quyết mọi công việc trong NH, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của NH theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của NH. Giám đốc phụ trách chung về các hoạt động tín dụng, thanh toán, về kế

toán tài vụ, kho quỹ, nguồn vố , tài sản…Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc, là người

được Giám đốc uỷ quyền quản lý, điều hành các hoạt động của NH khi Giám đốc vắng mặt, chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phụ trách và tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc phát triển NH.

Phòng ngân quỹ hành chánh: Thực hiện các nghiệp vụ thu và phát tiền theo quy định của giám đốc hoặc người được ủy quyền.

Phòng dịch vụ khách hàng: Bao gồm bộ phận kế toán nội bộ và sàn giao dịch. Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, thanh toán và cung cấp các dịch vụ NH cho KH

Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các giao dịch với KH là các doanh nghiệp


Phòng khách hàng cá nhân: Thực hiện các giao dịch với KH cá nhân.


2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Thu nhập

Bảng 2.1: Tình hình thu nhập tại NH Eximbank Bạc Liêu

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)



Thu nhập

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2012/2011

Năm 2013/2012

Số

tiền


%

Số

tiền


%

Số

tiền


%

Số

tiền


%

Số

tiền


%

Thu từ HĐ

tín dụng


47,17


64,42


80,81


86,50


82,73


85,11


33,64


71,32


1,92


2,38

Thu từ HĐ thanh toán

và ngân quỹ


1,27


1,73


1,75


1,87


1,41


1,45


0,48


37,80


0,34


(19,43)

Thu từ HĐ

kinh doanh ngoại hối


24,78


33,84


10,78


11,54


11,74


12,08


14,00


(56,50)


0,96


8,91

Thu khác

0,00

0,00

0,09

0,09

1,32

1,36

0,08

2.766,67

1,23

1.434,88

Tổng

73,22

100

93,43

100

97,20

100

20,20

27,59

3,77

4,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH EXIMBANK - CN Bạc Liêu - 5

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản NH Eximbank BL 2011 - 2013)


Nhìn một cách tổng quát thu nhập của Eximbank Bạc Liêu tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 đạt 93.43 tỷ đồng, tăng 20,20 tỷ đồng, tương ứng tăng 27,59% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 97,20 tỷ đồng, tăng 3,77 tỷ đồng, tương ứng tăng 4,04%. Điều này cho thấy một dấu hiệu của việc tăng trưởng của CN. Nguyên nhân chủ yếu do sự biến động của

các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn như: thu nhập từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ hoạt

động kinh doanh ngoại hối.


Cũng như các NHTM khác, nguồn thu từ các nghiệp vụ truyền thống của CN vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập: thu từ hoạt động tín dụng, tỷ trọng khoản thu nhập này có xu hướng tăng theo thời gian: Năm 2011, đạt 4,17 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,42%. Năm 2012 đạt 80,81 tỷ đồng, chiếm 86,50%, tăng 71,31% so với năm 2011. Năm 2013 đạt 82,73 tỷ đồng, chiếm 85,11%, tăng 2,38% so với năm 2012. Đây là cơ cấu thu nhập rất hợp lý khi khoản mục thu từ tín dụng luôn chiếm khoảng từ 60% đến 80 % trong tổng thu nhập của CN, Có được kết quả này là nhờ sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CN trong việc tích cực tiếp cận các KH, làm tốt công tác cho vay và thu lãi từ các khoản vay.

Cuộc khủng hoảng tài chính đã dẫn tới sự ra đời của các quy định yêu cầu CN tăng vốn đệm để kiểm soát các tài sản rủi ro. Những quy định này đã ảnh hưởng đến mức lãi suất giao dịch, kéo theo thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng có xu hướng giảm qua 3 năm. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng thu nhập là thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, tỷ trọng khoản thu nhập này có xu hướng giảm trong năm 2012 và tăng nhẹ vào năm 2013. Cụ thể: năm 2012 đạt 10,78 tỷ đồng, giảm 14 tỷ đồng tương ứng giảm 56,50%; năm 2013 đạt 11,74 tỷ đồng, tăng 0,96 tỷ đồng, tương ứng tăng 8,91% so với năm 2012. Chứng tỏ CN đã tăng cường hoạt động cho vay vốn và huy động vốn vì sau 1 năm hoạt động tại Bạc Liêu, CN đã nhanh chóng tiếp cận với KH ở khu vực này.


2.1.3.2 Chi phí

Bảng 2.2: Tình hình chi phí tại NH Eximbank Bạc Liêu

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)




Chi phí

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2012/2011

Năm 2013/2012

Số

tiền


%

Số

tiền


%

Số

tiền


%

Số

tiền


%

Số

tiền


%

HĐ huy động

vốn


30,20


47,34


47,62


64,46


55,30


69,86


17,42


57,68


7,68


16,13

DV thanh toán và ngân

quỹ


0,61


0,96


0,86


1,16


0,74


0,93


0,25


40,98


(0,12)


(13,95)

Nộp thuế và các khoản

phí, lệ phí


0,20


0,31


0,14


0,19


0,25


0,32


(0,06)


(30,00)


0,11


78,57

Chi phí cho

nhân viên


3,40


5,33


8,84


11,97


7,92


10,01


5,44


160,00


(0,92)


(10,41)

HĐ quản lý

và công cụ


1,57


2,46


2,44


3,30


2,16


2,73


0,87


55,41


(0,28)


(11,48)

Chi về tài sản

0,53

0,83

1,28

1,73

1,06

1,34

0,75

141,51

(0,22)

(17,19)

Dự phòng,

bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi


2,50


3,92


2,09


2,83


0,84


1,06


(0,41)


(16,40)


(1,25)


(59,81)

HĐ khác

24,79

38,86

10,61

14,36

10,89

13,76

(14,18)

(57,20)

0,28

2,64

Tổng

63,80

100

73,88

100

79,16

100

10,08

15,80

5,28

7,15

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản NH Eximbank BL 2011 - 2013 )


Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rò chi phí hoạt động của CN cũng tăng theo các năm. Cụ thể, năm 2012 so với năm 2011 tăng 10,08 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,80%. Năm 2013 so với năm 2012 tăng 5,28 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,15%. Nguyên nhân tăng phụ thuộc vào các khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao như: Chi phí hoạt động huy động vốn, Chi phí cho nhân viên và Chi phí khác, cụ thể:

Năm 2012 so với năm 2011: Chi phí hoạt động huy động vốn tăng 17,42 tỷ đồng tương ứng tăng 57,68%; Chi phí cho nhân viên tăng 5,44 tỷ đồng tương ứng tăng 160%; Chi phí khác giảm 14,18 tỷ đồng tương ứng giảm 57,20%. Nguyên nhân là do chi về các hoạt động khác của CN chủ yếu là chi cho kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc, đá quý, mà kinh doanh về lĩnh vực này không tạo ra lợi nhuận nhiều như hoạt động cho vay và huy động vốn nên CN đã điều chỉnh giảm chi của khoản mục khác và tập trung vào hoạt động tạo ra lợi nhuận chính cho CN.

Năm 2013 so với năm 2012: Chi phí hoạt động huy động vốn tăng 7,68 tỷ đồng tương ứng tăng 16,13%; Chi phí cho nhân viên giảm 0,92 tỷ đồng tương ứng giảm 10,41%; Chi phí khác tăng 0,28 tỷ đồng tương ứng tăng 2,64%. Cũng như các NHTM khác, giai đoạn này CN cũng đang bước vào cuộc thanh lọc mạnh mẽ - cắt giảm nhân sự, thu hẹp mạng lưới,…hạn chế tối đa chi phí để có thể tồn tại dưới một chế độ kinh tế khắc nghiệt như hiện nay. Kết quả cho thấy rằng tốc độ chi phí giai đoạn 2012-2013(tăng 7,15%) tăng chậm hơn giai đoạn 2011-2012 (tăng 15,80%).


Điều này chứng tỏ CN đã kiểm soát tốt chi phí qua 3 năm 2011 – 2013, để hoạt động hiệu quả CN đã và đang tập trung chi phí để đầu tư cho hoạt động sinh lợi nhuận chính của mình. Đồng thời cũng chú trọng đầu tư về nguồn nhân lực của mình nhằm tạo nên đội ngũ nhân viên làm việc ngày càng có hiệu quả, chú trọng về “chất lượng hơn là số lượng”.


2.1.3.3 Lợi nhuận

Bảng 2.3: Tình hình lợi nhuận tại NH Eximbank Bạc Liêu

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)



Lợi nhuận


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Năm 2012/2011

Năm 2013/2012

Số tiền

%

Số tiền

%

Tổng thu nhập

73,22

93,43

97,20

20,21

27,60

3,77

4,04

Tổng chi phí

63,80

73,88

79,16

10,08

15,80

5,28

7,15

Lợi nhuận

9,42

19,55

18,04

10,13

107,54

(1,51)

(7,72)

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản NH Eximbank BL 2011 - 2013)


Biểu đồ 2.1: Tình hình lợi nhuận tại NH Eximbank Bạc Liêu


100

73.2263.8

93.43

73.88

97.2

79.16

50

9.42

19.55

18.04

0

Thu nhập Chi phí

Lợi nhuận

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Lợi nhuận là mục tiêu theo đuổi của bất cứ đơn vị kinh doanh nào và CN không phải là ngoại lệ. NH Eximbank Bạc Liêu đã nỗ lực và đạt được kết quả như sau:


Nhìn vào bảng lợi nhuận và biểu đồ ta thấy lợi nhuận có xu hướng tăng trong năm 2012 và giảm trong năm 2013. Trong khi năm 2011 lợi nhuận khoản 9,42 tỷ đồng thì đến năm 2012 sau khi lấy thu – chi thì lợi nhuận thu được là 19,55 tỷ đồng cao hơn năm trước là 10,13 tỷ đồng, tương ứng tăng 107,54%. Để đạt được kết quả lợi nhuận như trên là do KH vay vốn làm ăn có hiệu quả. Đồng thời, trong bối cảnh nền kinh tế đầy khó khăn, tập thể cán bộ nhân viên CN đã cùng nhau nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ cũng như mở rộng và đa dạng hóa các dịch vụ NH nên thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng, làm cho tổng thu nhập tăng, và kiểm soát tốt chi phí, làm cho lợi nhuận tăng lên.


Năm 2013 lợi nhuận đạt 18,04 tỷ đồng, đã sụt giảm 1,51 tỷ đồng tương ứng giảm

7,72% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do tỷ trọng chi phí trong năm 2012-2013 tăng nhiều hơn tỷ trọng tăng của thu nhập. Mặt khác, hoạt động chính tạo ra thu nhập cho CN là tín dụng nhưng trong năm 2013 tốc độ tăng thu từ hoạt động tín dụng chỉ là 2,38% so với năm 2012, một con số rất nhỏ. Điều đó ảnh hưởng lớn đến tổng thu nhập của NH, kéo theo lợi nhuận giảm.


Qua kết quả đạt được từ năm 2011-2013, cho thấy CN đã định hướng và thực hiện điều chỉnh các khoản chi phí phù hợp, lợi nhuận có sụt giảm nhưng so với tình hình kinh tế khó khăn thì con số đó cũng nói lên được sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên tại đơn vị. Tuy nhiên, CN cần phải cố gắng hơn nữa và sáng suốt trong các quyết định có liên quan tới

hoạt động tạo ra thu nhập cho CN như hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro cho nguồn vốn của mình.


2.1.4 Định hướng phát triển của Eximbank Bạc Liêu trong những năm tới

1.2.4.1 Về cho vay:

KH cá nhân: Tiếp tục cho vay KH cá nhân, nhỏ lẻ theo các sản phẩm tín dụng cá nhân mục tiêu nhằm tích lũy dần quy mô dư nợ tín dụng, phân tán được rủi ro, cụ thể như sau:

- Cho vay CBNV tổ chức khác: Mục tiêu tăng ròng 120 – 144 tỷ đồng/năm.

- Cho vay tiêu dùng bất động sản (chuyển nhượng/Xây dựng, sửa chữa nhà ở).

- Cho vay tiêu dùng và PVĐS khác.

- Cho vay tiểu thương.

- Sản phẩm cho vay SXKD thông thường: Tập trung vào các lĩnh vực, ngành nghề như mua bán gạo; vật tư nông nghiệp; thu mua thủy sản nguyên liệu; kinh doanh thức ăn thủy sản; hàng công nghệ thực phẩm; tạp hóa,…

- Cho vay mua xe ô tô tiêu dùng, đi lại (đối tượng có thu nhập cao).

- Cho vay trung dài hạn mua máy Kobuta.


KH doanh nghiệp:


- Liên tục rà soát và thuyết phục KH giải ngân các hạn mức tín dụng đã cấp.

- Tăng cường tiếp thị các DNVVN, có TSĐB tốt để tăng trưởng dư nợ cho vay (đặc biệt là các tiệm vàng, đại lý vật tư nông nghiệp, đại lý thức ăn thủy sản, cơ sở sản xuất tôm giống, đại lý bia nước giải khát,…).

- Duy trì quan hệ với các DN xuất nhập khẩu thủy sản hiện hữu (Công ty CBTS Ngọc Trí, Girimex,…) để phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ, chiết khấu BTC LC xuất khẩu.

1.2.4.2 Về huy động vốn:

- Duy trì công tác chăm sóc tốt hệ KH hiện hữu và tiếp thị liên tục KH mới, trong đó chủ yếu tập trung tiếp thị các KH cá nhân và tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi, nhỏ lẽ nhằm ổn định số dư và giảm chi phí đầu vào.

- Triển khai tốt các sản phẩm huy động truyền thống và sản phẩm mới kết hợp các chương trình khuyến mãi do Hội sở tổ chức từng thời kỳ.

- Tăng cường tiếp thị các tiệm vàng, DN kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn thủy sản,… tại khu vực TP. Bạc Liêu, Hộ Phòng, Thị xã Vĩnh Châu, Thị trấn Phú Lộc,… nơi tập trung nhiều KH gửi tiền lớn tại các NH bạn với lãi suất hợp lý.

- Tiếp thị lại nguồn tiền gửi của các KH đã từng cầm cố sổ tiết kiềm NH khác để vay VNĐ tại CN thời gian qua và khai thác tốt mối quan hệ đối tác, thân nhân của các KH này.

2.1.4.3 Tăng thu dịch vụ:

Bảo lãnh nội địa: Các KH mục tiêu là các đại lý cho các Công ty ngoài tỉnh trong các lĩnh vực như: hàng tiêu dùng, thức ăn tôm, Kubuta, … và những DN hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, thi công công trình.

Thu dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:

- Tiếp thị các đại lý phân phối thức ăn tôm, các mặt hàng công nghệ thực phẩm, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sắt thép, VLXD,… trên địa bàn tỉnh phải thường xuyên chuyển tiền thanh toán cho các đối tác trong và ngoài tỉnh.

- Áp dụng mức phí chuyển tiền ưu đãi để thu hút ngày càng nhiều KH lớn về giao dịch tại CN.

Kinh doanh ngoại tệ vàng:


Tiếp tục duy trì mối quan hệ với các DN thủy sản trên địa bàn, các tiệm vàng và các KH các nhân kinh doanh vàng; phối hợp tốt với trung tâm kinh doanh vàng và Phòng kinh doanh ngoại tệ Hội sở để gia tăng mạnh mẽ doanh số mua ngoại tệ, vàng và dịch vụ thanh toán quốc tế.

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí