Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam - 10

tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân vẫn được coi là tài sản chung của vợ, chồng. Tuy nhiên trên thực tế áp dụng pháp luật, khi tòa án xác định tài sản chung của vợ, chồng để chia tài sản thì tòa án vẫn coi quyền sử dụng đất là một loại tài sản và phải được tặng cho chung mới được coi là tài sản chung còn nếu tặng cho riêng là tài sản riêng của vợ, chồng. Tuy nhiên thực tế việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng là quyền sử dụng đất rất phức tạp và khó xác định đâu là tài sản chung và đâu là tài sản riêng đặc biệt là khi nguồn gốc quyền sử dụng đất là được tặng cho. Theo nguyên tắc xác định tài sản chung và riêng của vợ, chồng tại các điều 27 và điều 32 LHN&GĐ 2000 thì tài sản vợ, chồng được tặng cho chung là tài sản chung, tài sản mà vợ, chồng được tặng cho riêng là tài sản riêng. Muốn xác định quyền sử dụng đất được tặng cho chung hay tặng cho riêng cần phải căn cứ vào hợp đồng tặng cho. Theo quy định tại Điều 461 BLDS 1995 và Điều 465 BLDS 2005 “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng mà không yêu cầu đền bù, còn bên nhận tặng cho đồng ý nhận”. Theo quy định của BLDS 1995 cũng như BLDS 2005 và quy định của các văn bản về đất đai thì hình thức hợp đồng tặng cho bất động sản phải được công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn trường hợp vợ, chồng được bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất lại không đảm bảo được yếu tố về mặt hình thức của hợp đồng chính vì vậy khi có tranh chấp thì việc chứng minh quyền sử dụng đất được tặng cho chung hay riêng rất khó xác định. Nhiều trường hợp cha mẹ của một trong hai bên khi tặng cho quyền sủ dụng đất thì ý định là cho hai vợ, chồng nhưng khi vợ, chồng ly hôn có tranh chấp về tài sản thì bố mẹ hoặc là đòi lại hoặc khẳng định là chỉ cho riêng con của họ mà thôi. Trước khi Luật HN&GĐ 2000 và BLDS 2005 được ban hành, để giải quyết những vướng mắc thường gặp trong công tác xét xử các vụ việc liên quan đến tài sản của vợ, chồng là quyền sử dụng đất, ngành Tòa án đã có các hướng dẫn như sau:


- Nếu Ủy ban nhân dân cấp đất cho hộ gia đình, sau đó trong nội bộ gia đình thỏa thuận cho cặp vợ, chồng nào sử dụng làm nhà thì vợ, chồng đó có quyền sử

dụng chung đối với đất được giao, nếu họ ly hôn thì coi quyền sử dụng đất đó là tài sản chung được chia, nếu có người khác tranh chấp thì bác yêu cầu tranh chấp đó. (Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 1998)


- Công văn số 16/1999/KHXX ngày 01/2/1999 của Tòa án nhân dân tối cao về việc giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng tại Mục 13 có hướng dẫn về trường hợp chính quyền địa phương giao đất cho hộ gia đình để giãn hộ cho chủ hộ là bố mẹ, vợ chồng con làm nhà trên đất đó, khi vợ chồng con xin ly hôn thì có coi đất đó là tài sản chung hay không. Theo hướng dẫn của công văn này thì cần chia ra các trường hợp như sau:


Trường hợp 1: nếu các thành viên trong hộ gia đình đều đồng ý cho đất để vợ, chồng làm nhà ở mặc dù không có giấy tờ nhưng có nhiều người biết việc cho đất đó mà vợ, chồng người con đã làm nhà ở thực sự trên đất đã được cho thành khuôn viên riêng, thì vợ, chồng người con đó đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng. Khi xét xử cho ly hôn thì quyền sử dụng đất đó là tài sản của vợ, chồng và được chia theo quy định


Trường hợp 2: nếu các thành viên trong hộ gia đình chưa đồng ý cho đất để vợ, chồng của một người con của chủ hộ làm nhà ở, nhưng vợ, chồng người con đã làm nhà ở trên phần đất đó thì trong trường hợp này nhà ở là tài sản chung của vợ, chồng còn quyền sử dụng đất vẫn là của hộ gia đình. Khi xét xử cho ly hôn thì tòa án tính giá trị của nhà ở để chia cho họ hoặc chia nhà bằng hiện vật còn đất thì người nhận một phần hoặc toàn bộ nhà ở phải thanh tóan tiền giá trị quyền sử dụng đất theo khung giá đất do chính quyền địa phương quy định. Trong trường hợp họ phải thanh toán tiền giá trị quyền sử dụng đất thì tòa án chủ buộc phải thanh toán cho những người không đồng ý cho đất theo phần tương ứng mà họ được hưởng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Tuy những quy định này của ngành tòa án được ban hành để hướng dẫn các văn bản cũ, đã hết hiệu lực tuy nhiên từ khi Luật HN&GĐ 2000 và BLDS 2005 được ban hành đến nay thì vấn đề này vẫn được đặt ra trên thực tiễn mà chưa có văn

Sở hữu chung của vợ chồng đối với quyền tài sản theo pháp luật ở Việt Nam - 10

bản hướng dẫn nào thay thế cho các văn bản trược đây của ngành tòa án đề giải quyết vấn đề này. Nếu áp dụng đúng quy định của BLDS 2005 và các văn bản về đất đai để xác định quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của vợ, chồng thì dường như sẽ không đảm bảo được quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn.


Căn cứ xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng là tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được thừa nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khoản 2 Điều 30 Luật Gia đình của Cộng hoà Cuba quy định: tài sản chung của vợ chồng được xác lập bao gồm những tài sản mua sắm và những quyền lợi tạo ra trong thời kỳ hôn nhân bằng tiền hoặc vốn chung dù là nhân danh cả hai vợ chồng hay nhân danh một người mà mua sắm tài sản để tạo ra quyền lợi.


Căn cứ thứ ba để xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng là dựa vào nguồn gốc của tài sản, theo đó tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung. Đây là trường hợp tài sản chung của vợ chồng dựa trên quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể được người khác tặng cho chung tài sản hoặc được hưởng thừa kế chung một khối di sản. Trong trường hợp này, tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng tặng cho hay di chúc, chủ sở hữu đã xác định trước tỷ lệ tài sản mà mỗi người được nhận, thì về nguyên tắc, những tài sản đó sẽ thuộc tài sản riêng của vợ, chồng. Theo căn cứ xác lập quyền sở hữu do được thừa kế và các qui định về thừa kế thì nếu người có di sản thừa kế chỉ rõ trong di chúc là để lại tài sản thừa kế cho cả hai vợ chồng thừa kế chung thì đó mới được coi là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Nếu là thừa kế theo di chúc mà người thừa kế theo di chúc chỉ là một người hoặc thừa kế theo pháp luật mà chỉ có một người được hưởng thừa kế thì đương nhiên tài sản thừa kế là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Nếu di chúc chỉ rõ là cho cả hai vợ chồng được thừa kế tài sản nhưng lại chỉ rõ phần quyền của mỗi người thì tài sản đó thuộc sở hữu chung theo phần của hai người theo qui định của Bộ luật

Dân sự (không phải là sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng). Nếu hai người được thừa kế theo pháp luật (trường hợp cha mẹ được thừa kế tài sản của con, hoặc trường hợp con đẻ kết hôn với con nuôi, con nuôi kết hôn với con nuôi được thừa kế tài sản của cha mẹ...) thì tùy từng trường hợp có thể coi đây tài sản riêng của mỗi người, hoặc tài sản thuộc sở hữu chung theo phần dân sự của hai người, chứ không thể coi là thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng cùng hàng thừa kế theo quy định của pháp luật thì tài sản mà vợ chồng được thừa kế theo hàng đó vẫn là tài sản riêng của vợ, chồng. Ví dụ: ông A và bà B kết hôn với nhau từ năm 1975 và có một con chung là anh C. Năm 2005 anh C qua đời và để lại một khối tài sản. Theo luật, ông A và bà B là những người thừa kế của anh C, trong trường hợp này phần di sản của anh C để lại chia cho ông A và bà B là tài sản riêng, trừ khi hai người có thỏa thuận đó là tài sản chung.

Căn cứ thứ tư để xác định tài sản chung của vợ chồng đó là dựa trên sự thoả thuận của vợ, chồng. Vợ, chồng có quyền thỏa thuận những tài sản riêng của mỗi người trở thành tài sản chung. Theo truyền thống của người Việt Nam, trong quan hệ vợ chồng yếu tố tình cảm là yếu tố chi phối nên thông thường khi vợ, chồng đã kết hôn và chung sống với nhau thì ít khi có sự tách bạch về tài sản mà hầu hết các tài sản đều được coi là tài sản chung. Và việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung thường được diễn ra một cách mặc nhiên mà không có thỏa thuận cụ thể. Tuy nhiên khi “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” giữa vợ, chồng xảy ra tranh chấp thì sẽ gây ra rất nhiều phức tạp cho cơ quan xét xử khi phân chia khối tài sản chung. Nhận thức được vấn đề này, để hạn chế sự phức tạp khi xảy ra tranh chấp, các nhà làm luật đã hướng dẫn việc áp dụng quy định thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung tại khoản 2 điều 32 Luật HN&GĐ năm 2000 bằng quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật HN&GĐ năm 2000. Theo quy định đó thì “đối với việc nhập tài sản riêng là quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng, văn bản đó có thể được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Quy định này là hợp lý và làm hạn chế bớt được phần nào sự phức tạp trong việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng.

Các nhà làm luật cũng dự liệu được khả năng xấu là một bên vợ hoặc chồng vì muốn trốn tránh nghĩa vụ riêng mà nhập tài sản riêng vào tài sản chung nên khoản 2 điều 13 NĐ 70/2001/NĐ-CP đã quy định “việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu”.

Căn cứ cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng để xác định tài sản chung của vợ, chồng khi có tranh chấp đó là áp dụng nguyên tắc suy đoán. Theo nguyên tắc suy đoán thì tài sản đang tranh chấp mà không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng thì là tài sản chung của vợ chồng. Nguyên tắc này xuất phát từ thực tế là khi quan hệ vợ chồng bình thường thì họ thường ít phân biệt ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng. Do đó khi có tranh chấp, trong nhiều trường hợp, việc xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng để chia là rất khó khăn nhất là trong trường hợp tài sản riêng của một bên đã được sử dụng để bảo đảm cho nhu cầu chung của gia đình mà không còn nữa hoặc có sự chuyển hoá, trộn lẫn giữa các loại tài sản chung và tài sản riêng. Để tháo gỡ những vướng mắc đó, Luật HN&GĐ Việt Nam 2000 quy định “trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”.

Thực ra ngay trong Luật HN&GĐ 2000, các nhà làm luật vì muốn đảm bảo có căn cứ rõ ràng để xác định tài sản chung của vợ, chồng nên đã quy định tại khoản 2 Điều 27 đó là đối với những tài sản mà luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì căn cứ pháp lí để xác định là giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có ghi tên của cả vợ và chồng. Tuy nhiên đây chỉ là yêu cầu về mặt hình thức, nó đảm bảo sự công bằng giữa vợ và chồng đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu chứ không phải là bằng chứng duy nhất để quyết định tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng hay là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Thực tế đã cho thấy quy định này của luật là không hợp lý vì không phải đối với mọi tài sản phải đăng ký quyền sở hữu

đều có thể ghi được tên vợ và chồng (đặc biệt là đối với các đối tượng của quyền SHTT) vì vậy để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên thì NQ 02/2000/NQ- HĐTP đã hướng dẫn rằng trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định là phải đăng ký quyền sở hữu nhưng trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên một người, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ, chồng, nếu xảy ra tranh chấp thì người có tên trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng nếu không thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Việc áp dụng nguyên tắc suy đoán là rất cần thiết khi giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ, chồng là quyền SHTT. Theo quy định của luật SHTT 2005 thì quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký; quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký. Tuy nhiên khi người vợ hoặc chồng đi đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng của quyền SHTT nêu trên, họ không thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ghi cả tên chồng hoặc vợ của họ vào văn bằng bảo hộ được vì chồng hoặc vợ của người đó không phải là chủ thể quyền theo quy định của Luật SHTT. Chính vì vậy quy định của NQ 02 là rất hợp lý và đã giải quyết được những vấn đề phức tạp mà khi áp dụng khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ 2000 gặp phải trên thực tế. Quy định này cũng chính là việc áp dụng cụ thể nguyên tắc suy đoán trong việc xác định tài sản chung của vợ, chồng.

Một số trường hợp đặc biệt trong việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng:

- Quyền đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Quyền đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được chia thành hai nhóm. Nhóm quyền tài sản gắn với nhân thân bao gồm quyền đòi bồi thường thiệt hại trong các trường hợp tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm

phạm. Theo khái niệm quyền tài sản được nêu tại Điều 181 BLDS 2005 thì nhóm quyền tài sản gắn liền với nhân thân không phải là quyền tài sản vì các quyền này gắn với nhân thân của mỗi người và không thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.

Nhóm quyền đòi bồi thường thiệt hại thứ hai là các quyền đòi bồi thường thiệt hại do tài sản hoặc quyền và lợi ích hợp pháp khác của vợ hoặc chồng hoặc cả hai bị xâm phạm. Chiểu theo khái niệm quyền tài sản được công nhận trong luật thì nhóm quyền này mới thực sự là quyền tài sản.

Tuy nhiên, từ cả hai nhóm quyền đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nêu trên, chủ thể đều nhận được một khối tài sản nhất định. Vậy tài sản từ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của mỗi người?

Hiện nay tồn tại hai quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng theo qui định của Luật HN&GĐ thì tài sản riêng của vợ chồng bao gồm những tài sản tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định về chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân; đồ dùng, tư trang cá nhân. Như vậy theo qui định này thì tài sản có được do được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải là tài sản riêng. Chính vì thế mà chỉ còn cách xác định nó là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên về mặt thực tế nếu tài sản bị xâm phạm thì khoản tiền bồi thường có thể được coi là tài sản chung (điều này cũng hợp lí bởi ngay cả khi bán tài sản để mua tài sản mới thì tài sản mới cũng thuộc tài sản chung); nếu khoản tiền bồi thường là để bù đắp cho thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do bị thiệt hại về sức khỏe thì đó rõ ràng là tài sản chung giống như thu nhập hợp pháp vậy; nếu như trong trường hợp khoản tiền bồi thường là để lo cho chi phí thuốc thang… thì đó cũng có thể coi là tài sản chung bởi thực tế thì khối tài sản chung phải ứng trước để lo chi trả cho thuốc thang và bởi vì cũng có thể coi đây là nhu cầu thiết yếu của gia đình; tuy nhiên trường hợp khoản tiền bồi thường là để bù đắp cho nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm thì sao? Cách lí giải duy nhất để coi khoản tiền này là tài sản chung đó là khi vợ chồng gắn bó với nhau thì coi nhau như

một, mọi sự tổn hại về tinh thần của người này cũng là tổn hại về tinh thần, danh dự của người kia, nên tài sản bồi thường là tài sản chung.

Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng tài sản thu được từ quyền đòi bồi thường tổn hại về sức khỏe, tinh thần, danh dự, nhân phẩm là tài sản riêng vì quyền đòi bồi thường trong các trường hợp này là quyền tài sản gắn liền với nhân thân. Tuy nhiên cách hiểu này không phù hợp với tính chất của quan hệ hôn nhân trong xã hội Việt Nam chính vì vậy quan điểm thứ nhất là hợp lý hơn.

- Quyền sở hữu trí tuệ

Theo qui định của Luật HN&GĐ thì tất cả các tài sản, thu nhập hợp pháp được tạo ra trong thời kì hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên với tài sản trí tuệ thì lại khác mặc dù nó cũng là một loại tài sản dưới dạng quyền tài sản. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vô hình, người ta chỉ có thể thể hiện quyền sở hữu với nó thông qua các quyền tài sản. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu đối với giống cây trồng trong đó mỗi nhánh quyền đó lại bao gồm các quyền tài sản. Các chủ sở hữu đối với ba loại quyền trên đã được chỉ rõ trong Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể: chủ sở hữu quyền tác giả chỉ bao gồm tác giả (người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm), đồng tác giả, tổ chức cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc kí kết hợp đồng với tác giả, người thừa kế; người được tác giả trao quyền theo hợp đồng, Nhà nước; chủ sở hữu quyền liên quan chỉ có thể là những cá nhân, tổ chức đã được qui định cụ thể trong Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đã được qui định rõ trong Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ... Như vậy, theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành là Luật Sở hữu trí tuệ thì vợ hoặc chồng của chủ sở hữu đối với các quyền sở hữu trí tuệ không mặc nhiên là chủ sở hữu chung đối với các quyền SHTT trừ trường hợp vợ, chồng cùng được chuyển giao hoặc được tặng cho chung, thừa kế chung, hoặc rơi vào các trường hợp cùng có quyền đi đăng ký bảo hộ đối với đối tượng quyền SHTT. Chính vì thế, trong những trường hợp mà người vợ hoặc chồng không được pháp luật công nhận là chủ sở hữu quyền SHTT thì lúc này họ hoàn toàn không thể tham gia cùng với vợ (chồng) mình định đoạt, sử dụng

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí