USD ở Mỹ trong lần phát hành đầu tiên. Các nhà môi giới bảo lãnh phát hành tương đồng thời là người duy trì hoạt động mua đi bán lại các đơn vị đó. Giá cả của các đơn vị lại tuỳ thuộc vào biến động giá cả chứng khoán trong danh mục mà quỹ này nắm giữ. Quỹ đầu tư uỷ thác theo đơn vị chỉ phát hành các chứng khoán có thể hoàn trả - chính là các unit, mỗi unit của quỹ này mang một khoản lợi không chia tương đương với các chứng khoán cơ sở mà nó đại diện. Đó là phần mà người đầu tư được hưởng. Người mua các đơn vị đầu tư này phải trả một khoản phí ban đầu cho người môi giới bán, thường là 4%. Chính khoản phí cao như vậy mà các nhà đầu tư ngắn hạn thấy không có lợi khi đầu tư vào loại quỹ này. Danh mục đầu tư của quỹ nói chung gần như được duy trì cố định theo chiều dài tồn tại của nó, chính vì vậy sự quản lý điều hành danh mục đầu tư hằng ngày trở nên không cần thiết. Do đó thay vì phải tự xoay xở quản lý, người ta chỉ cần thuê giám sát là đủ và việc này do các nhà được ủy thác đảm nhận.
Các đặc điểm chủ yếu để các quỹ được xem là một tổ chức đầu tư uỷ thác theo đơn vị, tách biệt với các công ty quỹ đầu tư khác, được xác định như sau:
- Các UIT không có hội đồng quản trị,
- Các UIT không thuê chuyên viên phụ trách về đầu tư, và
- Các UIT có danh mục đầu tư tĩnh, không mua bán chứng khoán theo cách năng động.
Danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư uỷ thác UIT thường sử dụng chứng khoán cơ sở là các trái phiếu công ty, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ [56].
c. Công ty đầu tư chuyên nghiệp (công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp)
Loại công ty đầu tư điển hình và phổ biến nhất hiện nay là công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp. Trong công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp, công việc đầu tư được quản lý chuyên nghiệp theo một danh mục gồm những chứng khoán phù hợp với mục tiêu đã quy định trong các văn tự thành lập. Mỗi ngày, thường là vào cuối các phiên giao dịch thị trường, công ty phải xác định giá trị danh mục đầu tư của mình hoặc giá trị tài sản thuần của mỗi cổ phần NAV. Công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp được phân chia căn cứ vào cấu trúc quỹ đầu tư mà công ty đang quản lý.
Loại thứ nhất là công ty quản lý quỹ đầu tư đóng (closed-end). Các cổ phần loại quỹ đóng không thể bán lại cho công ty mà sẽ được mua bán trên thị
trường như các loại chứng khoán công ty. Các công ty quản lý quỹ đầu tư đóng thường xây dựng cơ cấu vốn thông qua phát hành cổ phần một lần một. Tổ chức này có thể phát hành cổ phần thường hay cổ phần ưu đãi hoặc các trái phiếu, giống như một công ty cổ phần sản xuất kinh doanh truyền thống.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 1
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 2
- Khái Niệm Công Ty Quản Lý Quỹ Đầu Tư
- Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Đầu Tư Của Công Ty Quản Lý Quỹ
- Hoạt Động Quản Lý Danh Mục Đầu Tư:
- Vai Trò Đối Với Người Cần Vốn Là Các Doanh Nghiệp Hoạt Động Trong Nền Kinh Tế
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
Cơ cấu vốn trong công ty đầu tư đóng được xem là ổn định. Ngoại trừ các đợt phát hành huy động vốn tập trung, các công ty này không phát hành cổ phần dây dưa và cũng không thu lại các cổ phần đã phát hành. Các cổ phần sau khi phát hành sẽ được mua đi bán lại trên các thị trường thứ cấp, có thể là tại sàn giao dịch hoặc trên thị trường không tập trung OTC. Giá thị trường của các cổ phần loại quỹ đóng này sẽ được dựa trên các lực lượng cung cầu quyết định, theo cách như các chứng khoán thông thường khác, hơn là trực tiếp liên hệ với giá trị thuần. Bởi vậy, các cổ phần của công ty đầu tư đóng được mua bán ở mức cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thuần. Tại các nước có thị trừng chứng khoán phát triển, các công ty loại này còn được gọi một cách phổ biến hơn là "các quỹ mua bán tự do".
Loại thứ hai để ngỏ cơ cấu vốn và cổ phần gọi là công ty quản lý quỹ đầu tư mở (open-end). Loại quỹ mở này có đặc trưng với việc phát hành các cổ phần có thể được công ty mua lại. Các công ty được gọi phổ biến là quỹ tương hỗ, được phát hành liên tục các cổ phần mới để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng thu hồi lại các cổ phần đã phát hành tuỳ theo ý của cổ đông và ở mức giá trị thuần. Cổ phần của quỹ chỉ có một loại là cổ phần thường, về căn bản, chúng được mua tại các công ty đầu tư, và muốn bán lại cũng chỉ được bán cho nơi đó[45]. Quỹ tương hỗ có thể tổ chức dưới dạng quỹ chủ động hoặc quỹ bị động. Các công ty quản lý quỹ tương hỗ lớn trên thế giới bao gồm Fidelity, Putnam, Scudder, Alliance Capital, Morgan Stanley, Merrill Lynch và John Hancock.
Quỹ tương hỗ có một số đặc điểm ưu việt so với các loại quỹ đầu tư khác và chính những ưu thế này tạo nên sự thông dụng của quỹ tương hỗ. Đó là:
Số tiền đầu tư không cần lớn,
Có sự giám sát của các cơ quan chức năng đối với các quỹ công chúng,
Cơ chế báo cáo thông qua giá trị thị trường ròng NAV và chỉ số sinh lời,
Các nhà đầu tư có nhiều lựa chọn loại quỹ tương hỗ, tùy thuộc tiêu chí rủi ro và mục tiêu đầu tư,
Tính thanh khoản cao của chứng chỉ quỹ tương hỗ do nhà đầu tư có thể ra vào bất cứ lúc nào, tạo sự linh động và tài chính cho nhà đầu tư.
Các quỹ đầu tư tương hỗ làm chủ một danh mục đầu tư các loại chứng khoán, đồng thời về nguyên tắc các cổ đông là chủ của các chứng khoán đó. Mỗi người đầu tư làm chủ một phần lợi chưa được chia, tích trong bó chứng khoán cơ sở đó. Không một cá nhân nào có một quyền lợi riêng trong bất cứ một tài sản cụ thể nào lập nên danh mục đó.
Cơ cấu vốn của quỹ tương hỗ được để mở, và được gia tăng lượng vốn đầu tư thu nhận từ các cổ đông mới không giới hạn, vì vậy mà người ta gọi đây là quỹ mở. Các cổ phần sở hữu bởi công ty quản lý quỹ đầu tư mở do tính chất của chúng được gọi là chứng khoán có khả năng được mua lại. Cũng do tính chất như vậy, nếu có tình huống nhiều người muốn thanh lý đầu tư của họ để lấy tiền thì vốn của quỹ tương hỗ sẽ nhỏ lại.
Quỹ tương hỗ của công ty quản lý quỹ tương hỗ có thể là quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ đầu tư hỗn hợp, quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ đầu tư thị trường tiền tệ. Các danh mục đầu tư khác nhau của công ty quản lý quỹ tương hỗ có mức độ rủi ro khác nhau tương ứng với mức lợi nhuận tiềm năng. Rủi ro càng lớn thì khả năng tạo được mức lợi nhuận hấp dẫn càng cao và ngược lại. Ngày nay, với hàng loại quỹ đầu tư, nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình. Các loại quỹ đầu tư hỗn hợp là các loại quỹ đầu tư vào nhiều loại sản phẩm tài chính khác nhau nhằm đạt được mức độ rủi ro cân bằng.
Loại công ty quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp tiếp theo là công ty quản lý quỹ đầu tư đa dạng hay không đa dạng. Để được xem là một công ty đa dạng, danh mục đầu tư đó phải thể hiện theo một tiêu chí cụ thể. Chúng có thể là loại đa dạng giữa các ngành công nghiệp hoặc giữa các công ty khác nhau trong các ngành công nghiệp tương tự, sự đa dạng cũng có thể thể hiện giữa các vùng địa lý hoặc là sự pha trộn các loại công cụ chứng khoán nhất định nào đó. Sự đa dạng là một kỹ thuật quản lý rủi ro kết hợp, đặc biệt đây còn là tiếp cận đầu tư làm cho các quỹ tương hỗ có sức hấp dẫn nhà đầu tư rộng rãi [48].
Tuy nhiên không phải tất cả các công ty đầu tư đều hội đủ các yếu tố để được chính thức thừa nhận là đa dạng. Theo bộ luật về công ty đầu tư ban hành năm 1940 của Hoa Kỳ, một công ty đầu tư được đánh giá là đa dạng khi nó đáp ứng được phép thử 75 – 5 - 10 sau đây: 75% tổng tài sản của quỹ phải được đầu tư vào các chứng khoán do các công ty khác phát hành nằm ngoài bản thân công ty đầu tư đó hoặc các công ty có quan hệ thành viên với nó. Phần tiền mặt khả dụng nằm trong tài khoản mua bán và các giá trị đầu tư tương đương tiền
mặt các chứng khoán ngắn hạn của chính phủ và trong thị trường vốn ngắn hạn được tính là một phần trong cơ cấu 75% đầu tư cần thiết này. Không sử dụng hơn 5% tổng số tài sản để đầu tư mua chứng khoán của bất kỳ một công ty cổ phần nào. Không được sở hữu cổ phần của một công ty cổ phần nào đó vượt quá 10% giá trị của công ty đó [56]
Như đã phân tích ở các phần trên đây, ta thấy công ty quản lý quỹ đầu tư mở là loại hình có ưu thế hơn cả nhờ đáp ứng được hầu hết các mong đợi của quần chúng đầu tư nói chung. Chính vì vậy mà quỹ tương hỗ phát triển rất mạnh ở Mỹ. Các quỹ này hoạt động trên cơ sở chuyên ngành và chuyên nghiệp cao, sự đa dạng về chuyên môn mà mỗi quỹ đó đại diện cộng với đặc tính đa dạng đã giúp tạo ra một ngành quỹ đóng góp rất lớn cho tài chính nước Mỹ.
Ngoài ra, việc phân loại công ty quản lý quỹ có thể căn cứ vào mô hình hoạt động, bao gồm: Công ty TNHH quản lý quỹ và Công ty Cổ phần quản lý quỹ. Công ty TNHH quản lý quỹ là công ty thành lập dưới hình thức công ty TNHH một hoặc nhiều thành viên. Mô hình này không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Công ty cổ phần quản lý quỹ được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
1.1.3. Tổ chức và quản lý hoạt động của công ty quản lý quỹ
1.1.3.1. Mô hình tổ chức của công ty quản lý quỹ
Khối đầu tư
Khối nghiên cứu
Khối quản lý đầu tư
Quản lý vốn
Quản lý chi phí
Quản lý rủi ro
Tài chính kế toán
Tuân thủ, pháp lý
Nhân sự, hành chính
Xử lý giao dịch
Công nghệ thông tin
Kiểm soát
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận quản trị rủi ro
Bộ phận điều hành
Mô hình tổ chức của các công ty quản lý quỹ cũng giống như các tổ chức tài chính khác, được chia thành bộ phận kinh doanh (front office), bộ phận quản trị rủi ro (middle office) và bộ phận điều hành (back office).
Biểu đồ 1.2: Mô hình tổ chức của công ty quản lý quỹ [17]
Xét theo dòng sản phẩm, công ty quản lý quỹ có thể chia hoạt động thành hai dòng sản phẩm chính: Các sản phẩm có thu nhập cố định và Các sản phẩm chứng khoán vốn.
Bộ phận kinh doanh có thể tổ chức theo các khối nghiệp vụ như: khối đầu tư, khối quản lý đầu tư, khối nghiên cứu…. và có thể tổ chức theo 2 dòng sản phẩm chính trên nhằm tạo điều kiện phục vụ khách hàng.
Bộ phận quản trị rủi ro cập nhật trạng thái đầu tư cho từng sản phẩm, đồng tiền, từng loại rủi ro cho từng nhân viên đầu tư và từng nhóm giao dịch. Bộ phận này có thể tổ chức thành nhóm quản lý vốn, quản lý chi phí và quản lý rủi ro. Nhóm quản lý rủi ro chia thành các rủi ro khác nhau như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và rủi ro hoạt động.
Bộ phận điều hành thường bao gồm phòng tài chính, phòng tư vấn pháp lý, phòng tuân thủ, phòng kiểm soát, phòng công nghệ thông tin, phòng kiểm soát.
Sự tương tác giữa các bộ phận trong công ty quản lý quỹ đối với một giao dịch đầu tư được mô tả trong sơ đồ dưới đây:
Nhân viên đầu tư:
- Đàm phán giao dịch
- Lập điều khoản điều kiện giao dịch
•Các bộ phận
hỗ trợ giao
dịch: Phòng tư vấn, phòng tuân thủ, phòng pháp chế
Xử lý giao dịch:
- Xác nhận chi tiết giao dịch với khách hàng
- Thanh toán, lưu ký
• Quản trị rủi ro:
• Cập nhật trạng thái đầu tư
• Đánh giá đo lường rủi ro
• Quản lý các vi phạm hạn mức giao dịch
Kế toán:
- Đánh giá lại giá trị danh mục đầu tư
- Giá vốn đầu tư
- Báo cáo lãi lỗ cho từng bộ phận, từng sản phẩm
•Kế toán tàichính:
• Báo cáo tài chính
• Báo cáo an toàn vốn
• Báo cáo tuân thủ khác
Biểu đồ 1.3: Tương tác giữa các bộ phận đối với một giao dịch đầu tư [17]
1.1.3.2. Nguyên tắc huy động, quản lý và phân bổ vốn của công ty quản lý quỹ
Một trong những hoạt động quan trọng nhất của Công ty Quản lý quỹ đó là huy động vốn và quản lý vốn đầu tư.
Để huy động vốn cho các quỹ mà mình quản lý, Công ty Quản lý quỹ có thể phát hành cổ phiếu (đối với quỹ dạng công ty) hoặc phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư dạng vô danh hoặc ghi danh và có thể giao dịch hoặc không phụ thuộc vào loại hình quỹ.
Công ty quản lý quỹ cũng có thể huy động vốn từ nguồn vốn ủy thác của khách hàng cá nhân hoặc tổ chức, hoặc từ các nghiệp vụ mua đi bán lại tài sản.
Đối với vốn huy động được, Công ty Quản lý quỹ có trách nhiệm quản lý và phân bổ theo quy định của pháp luật, điều lệ quỹ và chiến lược đầu tư áp dụng đối với từng quỹ.
Công ty Quản lý quỹ phải đảm bảo việc quản lý độc lập và tách biệt tài sản của từng quỹ, tách biệt vốn và tài sản của khách hàng ủy thác với vốn và tài sản của chính công ty [2][4]. Vốn kinh doanh dành cho hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ phải từ nguồn vốn chủ sở hữu, nghiêm cấm việc công ty quản lý quỹ sử dụng vốn huy động để đầu tư tài chính.
Công ty Quản lý quỹ trên cơ sở số vốn huy động được sẽ tiến hành xây dựng danh mục đầu tư cho các quỹ và phân bổ vốn đầu tư theo chiến lược đầu tư vào các danh mục này.
1.1.3.3. Cơ chế giám sát hoạt động của công ty quản lý quỹ
Ủy ban chứng khoán Nhà nước hay Ủy ban chứng khoán Quốc gia là cơ quan quản lý, giám sát lớn nhất đối với hoạt động của công ty quản lý quỹ. Ủy ban chứng khoán thực hiện phân cấp chức năng quản lý giám sát cho một số tổ chức tự quản như Trung tâm lưu ký chứng khoán, các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán. Ngoài ra, công ty quản lý quỹ còn chịu sự giám sát của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Kiểm toán nhà nước, Bộ Tài Chính, và Ngân hàng Nhà nước (đối với các công ty quản lý quỹ là công ty con của Ngân hàng thương mại).
Các tổ chức tự quản như các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán và Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán thiết lập các quy định và quy tắc chi phối hoạt động của thị trường và hình thành các thông lệ kinh doanh chứng khoán, đảm bảo việc đối xử công bằng giữa các
thành viên. Ủy ban chứng khoán Nhà nước có trách nhiệm phê duyệt các quy tắc, luật lệ của các tổ chức tự quản này trước khi ban hành và áp dụng. Ủy ban chứng khoán có nhiệm vụ kiểm tra giám sát thường xuyên các hoạt động của các công ty quản lý quỹ đối với việc tuân thủ các quy định tài chính, các quy định về an toàn hoạt động, giám sát chung hoạt động của thị trường, xử lý các trường hợp vi phạm, và đóng vai trò trọng tài xử lý các tranh chấp phát sinh.
Ngoài ra hoạt động của Công ty quản lý quỹ còn có sự tham gia của các chủ thể:
- Bản thân công ty đảm bảo thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư và đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong bản cáo bạch của quỹ.
- Ngân hàng giám sát: thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư.
- Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của quỹ đầu tư, đảm bảo sự minh bạch và quyền lợi của các bên liên quan [3][4].
1.1.3.4. Chiến lược đầu tư của công ty quản lý quỹ
Để đạt được mục tiêu đầu tư đề ra, việc xác định, lựa chọn và theo đuổi chiến lược đầu tư là hết sức quan trọng đối với Công ty quản lý quỹ. Việc lựa chọn chiến lược đầu tư hợp lý và áp dụng một cách xuyên suốt là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả đầu tư của công ty quản lý quỹ, đồng thời đó cũng là cơ sở để nhà quản lý theo dõi và điều chỉnh các danh mục đầu tư của mình.
Có nhiều chiến lược đầu tư cũng như trường phái đầu tư khác nhau, nhưng phổ biến hiện nay, có sáu chiến lược lựa chọn danh mục đầu tư cơ bản và được chia thành ba cặp đối lập đó là: (1) Chiến lược đầu tư chủ động và bị động, (2) Chiến lược đầu tư tăng trưởng và đầu tư giá trị, (3) Chiến lược đầu tư cổ phiếu quy mô nhỏ và quy mô lớn.
a. Chiến lược đầu tư chủ động và bị động
Đầu tư chủ động (Active Investment): Với chiến lược này, các quản lý đầu tư tiến hành khai thác sự kém hiệu quả của thị trường bằng cách mua vào các chứng khoán bị định giá thấp hay bán khống những chứng khoán bị định giá cao. Các nhà quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược chủ động có thể sử
những công cụ định lượng như tỷ số P/E, PEG, các dự đoán nội ngành để cố gắng dự đoán xu thế kinh tế vĩ mô dài hạn hay tìm ra những công ty mà cổ phiếu tạm thời không được ưa chuộng hoặc đang bị định giá thấp. Công ty quản lý với quỹ đầu tư theo chiến lược chủ động còn theo đuổi những chiến lược khác như kinh doanh chênh lệch giá cổ phiếu sáp nhập (merger arbitrage), mua bán khống (short position), kinh doanh quyền chọn…
Hiệu quả của một quỹ đầu tư chủ động hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực của Công ty Quản lý quỹ hay chính xác hơn là những chuyên gia đầu tư và đội ngũ nghiên cứu của Công ty [42].
Trên thực tế, về lâu dài đa số các kế hoạch đầu tư chủ động hiếm khi vượt qua các mức chuẩn của thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn nhận thấy đầu tư chủ động là một chiến lược đầu tư hấp dẫn nhất là trong một số phân khúc thị trường nhất định mà ở đó thị trường hoạt động không hiệu quả, ví dụ đầu tư vào các cổ phiếu quy mô nhỏ.
Đầu tư bị động (Passive Investment): Chiến lược đầu tư bị động là chiến lược mà nhà quản lý quỹ cố gắng đưa ra càng ít quyết định đầu tư càng tốt để giảm thiểu chi phí giao dịch. Chiến lược này mô phỏng danh mục đầu tư của một chỉ số chứng khoán nổi tiếng nào đó, các quỹ đầu tư theo kiểu này được gọi là quỹ đầu tư theo chỉ số chứng khoán - index fund.
Chiến lược đầu tư thụ động được sử dụng phổ biến nhất ở thị trường cổ phiếu, trong đó các quĩ đầu tư chỉ số chứng khoán mô phỏng theo các chỉ số chứng khoán lớn như Dow Jones, S&P 500. Ngoài ra, chiến lược này cũng được sử dụng đối với các loại hình đầu tư khác như trái phiếu, hàng hoá…
Ngược với chiến lược đầu tư chủ động, chiến lược đầu tư bị động dựa trên cơ sở niềm tin là thị trường hoạt động hiệu quả, mức giá cân bằng trên thị trường sẽ phản ánh một cách toàn diện tổng thể các thông tin thị trường, do vậy, không thể nào có kết quả tốt hơn thị trường bằng chiến lược đầu tư chủ động, vốn dựa trên việc khai thác những chỗ kém hiệu quả của thị trường. Do đó, càng giảm được chi phí giao dịch bao nhiêu thì nhà đầu tư càng có lợi.
b. Chiến lược đầu tư tăng trưởng và đầu tư giá trị
Các nhà đầu tư theo đuổi chiến lược đầu tư chủ động còn theo đuổi một trong hai chiến lược đầu tư nữa là đầu tư tăng trưởng hoặc đầu tư giá trị.
Các nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư tăng trưởng sẽ lựa chọn những