Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Đầu Tư Của Công Ty Quản Lý Quỹ

công ty mà họ kỳ vọng tăng trưởng bình quân từ 15%-25%. Cổ phiếu của các công ty này sẽ có xu hướng có chỉ số P/E cao vì các nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá cao hơn với kỳ vọng có được lợi nhuận còn cao hơn trong tương lai. Thường thì nhà đàu tư theo chiến lược này không quan tâm nhiều đến cổ tức. Kết quả là cổ phiếu của những công ty này sẽ có xu hướng biến động mạnh, độ rủi ro cao nhưng kèm theo đó là lợi nhuận cao.

Các nhà đầu tư theo chiến lược đầu tư giá trị tìm kiếm những cổ phiếu giá trị rất thấp, không được ưa thích. Các nhà đầu tư này xác định sẽ đầu tư lâu dài và không quan tâm nhiều đến giá trị thanh khoản trong thời gian ngắn. Trên thị trường, những cổ phiếu này sẽ có P/E thấp nhưng tỷ lệ trả cổ tức tiềm năng trong tương lai sẽ cao. Và để đảm bảo cho sự tăng trưởng lâu dài của những cổ phiếu này, nhà đầu tư thưởng bổ sung kiến thức, công nghệ, nhân sự chất lượng của mình vào tham gia phát triển công ty.

c. Chiến lược đầu tư cổ phiếu quy mô nhỏ và quy mô lớn

Bên cạnh những chiến lược trên, trên thế giới, còn một chiến lược phổ biến mà các Công ty Quản lý quỹ sử dụng để đầu tư đó là căn cứ trên quy mô của đối tượng nhận đầu tư để làm cơ sở ra quyết định đầu tư. Nghiên cứu về thu nhập của các cổ phiếu từ năm 1925 cho rằng “nhỏ hơn là tốt hơn”. Nếu tình trung bình trong thời gian dài, cổ phiếu của các công ty có quy mô nhỏ có hiệu quả đầu tư tốt hơn cổ phiếu của các công ty có quy mô lớn. Tuy nhiên, vì các quỹ thường chốt lời trong những khoảng thời gian ngắn, nên nếu tính trong từng giai đoạn thì có những giai đoạn công ty có quy mô lớn sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn những công ty có quy mô nhỏ trên thị trường.

Cổ phiếu của các công ty có quy mô lớn thường sẽ có biến động mạnh trên thị trường chứng khoán, kèm theo rủi ro đầu tư cao nhưng ngược lại lợi nhuận cũng sẽ cao. Một số nhà đầu tư lại lựa chọn những cổ phiếu quy mô trung bình để bù trừ rủi ro và lợi nhuận, tuy nhiên với lựa chọn này, họ đã bỏ qua tiềm năng tăng trưởng của các công ty có quy mô nhỏ.

Bên cạnh những chiến lược đầu tư phổ biến này, trên thị trường còn có nhiều chiến lược đầu tư có thể áp dụng với từng điều kiện thị trường như: Chiến lược đầu tư từ trên xuống (Top-down), từ dưới lên (bottom-up), Đầu tư theo phân tích kỹ thuật, đầu tư theo phân tích cơ bản, đầu tư cơ hội (arbitrage investment)…

Nhìn chung, chiến lược đầu tư trên thị trường rất đa dạng, các nhà quản lý quỹ đầu tư tại các Công ty Quản lý quỹ thường vận dụng nhiều chiến lược đầu tư với nhau (các chiến lược không đối lập) và thường kiên định xử dụng chiến lược đã lựa chọn. Đồng thời việc lựa chọn và kiên định với chiến lược đầu tư của mình sẽ giúp cho các quỹ đầu tư xác định được hiệu quả đầu tư tiềm năng trong thời gian dài của mình đồng thời cũng là thông tin bổ sung trong các chào bán chứng chỉ quỹ, huy động vốn từ các nhà đầu tư [17].

1.1.3.5. Quản trị rủi ro trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ

a. Khái niệm và phân loại rủi ro của công ty quản lý quỹ

Bản chất của kinh doanh là chấp nhận và quản trị rủi ro để đạt được lợi nhuận kỳ vọng ở mức rủi ro chấp nhận được. Điều này đặc biệt đúng với hoạt động của công ty quản lý quỹ khi các hoạt động đều liên quan đến các loại rủi ro khác nhau dưới tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan đã đề cập ở trên. Việc chấp nhận và quản lý các rủi ro một cách hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận bền vững trong hoạt động của công ty quản lý quỹ. Quản trị rủi ro là nhiệm vụ cơ bản và có vai trò trung tâm trong hoạt động của công ty quản lý quỹ.

Rủi ro thị trường:

Các nhân tố khách quan trên sẽ tạo ra rủi ro trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ, đặc biệt là rủi ro thị trường. Rủi ro thị trường được hiểu là rủi ro tạo ra các khoản lỗ hoặc giảm giá tài sản từ sự biến động không thuận lợi của thị trường [29]. Đối với hoạt động của công ty quản lý quỹ, rủi ro thị trường được phân chia theo các gốc tài sản hình thành rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá hàng hóa cơ bản. Danh mục đầu tư của công ty quản lý quỹ nào cũng đều được cơ cấu từ một hoặc vài trong số 4 gốc tài sản cơ bản trên.

- Rủi ro lãi suất chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi đường cong lợi suất, mức độ biến động của lãi suất, tốc độ thanh toán sớm của các khoản vay thế chấp và sự thay đổi của biên độ tín dụng.

- Rủi ro giá cổ phiếu xuất phát từ sự thay đổi giá cũng như mức độ biến động giá của từng cổ phiếu, nhóm cổ phiếu và chỉ số cổ phiếu.

- Rủi ro tỷ giá xuất phát từ sự thay đổi đối với tỷ giá giao ngay, giá kỳ hạn, và sự biến động của tỷ giá.

- Rủi ro giá hàng hóa cơ bản xuất phát từ sự thay đổi giá hàng hóa trao ngay, giá kỳ hạn, và sự thay đổi giá các hàng hóa cơ bản như dầu thô, khí thiên nhiên, kim loại quý.

Rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng còn được hiểu là rủi ro đối tác, là loại rủi ro mà công ty quản lý quỹ không có khả năng thu hồi các khoản nợ đến hạn hay các khoản thanh toán phải thu. Rủi ro tín dụng đối với công ty quản lý quỹ gồm hai dạng chính:

- Các khoản đầu tư chứng khoán nợ,

- Các khoản thanh toán theo hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng phái sinh (trong trường hợp hợp đồng tất toán có lãi cho công ty).

Rủi ro hoạt động:

Rủi ro hoạt động là rủi ro liên quan đến lỗi hệ thống hoặc lỗi con người trong các quy trình hoạt động thông thường của công ty, dẫn đến các khoản thua lỗ hoặc thiệt hại uy tín của công ty quản lý quỹ.

Rủi ro hoạt động đối với công ty quản lý quỹ là rất lớn. Lịch sử cho thấy các vụ gian lận hay giao dịch quá mức quy mô lớn trong ngành quỹ đã gây ra những hậu quả khốc liệt, thậm chí làm phá sản. Rủi ro hoạt động trong công ty quản lý quỹ lớn hơn rủi ro ở các ngành khác nhiều do sự phức tạp và phát triển quá nhanh của các sản phẩm tài chính. Chính việc thiếu các dữ liệu lịch sử làm tăng rủi ro các lỗi mô hình. Sự phức tạp của sản phẩm tài chính cũng dẫn đến việc các chuyên gia tài chính đôi khi không thể thấu hiểu được công việc của họ cũng như bản chất của các sản phẩm tài chính. Ngoài ra, do quy mô của từng giao dịch trong công ty quỹ là rất lớn, một lỗi sai nhỏ trong xử lý và thanh toán có thể dẫn đến hậu quả quan trọng.

Rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản được hiểu là rủi ro mà công ty quản lý quỹ không có đủ tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và rút vốn của các khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. Đối với hoạt động quản lý danh mục đầu tư thì rủi ro thanh khoản có vai trò rất quan trọng do việc huy động vốn của công ty quản lý quỹ rất hạn chế. Công ty quản lý quỹ dưới sự giám sát của ủy ban chứng khoán không được đi vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ, trừ trường hợp vay ngắn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ. Thông tư 224 của Bộ Tài Chính

ngày 26/12/2012 quy định rất rõ: tổng giá trị các khoản đi vay ngắn hạn của công ty không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là 30 ngày. Công ty quản lý quỹ không nằm dưới sự giám sát của ngân hàng trung ương. Những công ty quản lý quỹ là công ty con của ngân hàng thương mại cũng vẫn nằm dưới sự giám sát của ủy ban chứng khoán và ngân hàng mẹ. Do đó, trong trường hợp khó khăn thanh khoản, công ty quản lý quỹ không có được sự hỗ trợ của chính phủ với tư cách là người cứu cánh cuối cùng. Vì vậy, quản lý rủi ro thanh khoản gắn liền với sự sống còn của công ty quản lý quỹ.

b. Quản trị rủi ro của công ty quản lý quỹ

Công ty quản lý quỹ phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ để hạn chế rủi ro. Sự phân tách trách nhiệm giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận quản trị rủi ro cũng như bộ phận xử lý có vai trò quan trọng. Hạn mức rủi ro có thể áp dụng cho từng loại rủi ro, từng dòng sản phẩm, từng sản phẩm, từng nhóm nhân viên đầu tư, từng nhân viên đầu tư, từng địa bàn hoạt động. Hơn nữa các danh mục rủi ro cần phải được lượng hóa một cách thường xuyên liên tục và áp dụng các hạn mức rủi ro phù hợp [29]. Nếu không đo lường được rủi ro, công ty không thể biết được tình trạng mức độ rủi ro và do đó, không thể quản trị được chúng.

Quản trị rủi ro thị trường:

Công ty quản lý quỹ quản trị rủi ro thị trường thông qua các công cụ giảm thiểu rủi ro nhằm đưa các trạng thái rủi ro về trong hạn mức quy định. Các danh mục rủi ro vượt hạn mức cho phép đều được bảo hiểm nhằm chuyển đổi rui ro sang cho bên thứ ba. Các sản phẩm phái sinh được sử dụng như những công cụ thông dụng trong giảm thiểu rủi ro thị trường.

Công ty quản lý quỹ cũng sử dụng các mô hình toán thống kê nhằm đo lường rủi ro. Một chỉ số thông dụng trong quản trị rủi ro thị trường là giá trị chịu rủi ro (VaR – Value at Risk). VaR thể hiện số lỗ tiềm ẩn từ trạng thái đầu tư của một danh mục hoặc của toàn bộ các danh mục của công ty quản lý quỹ do biến động bất lợi của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định và với mức độ tin cậy nhất định. Thông thường, khoảng thời gian xác định là một ngày và mức độ tin cậy là 95% hoặc 99%. Từ việc xác định VaR một cách

thường xuyên và liên tục, công ty có thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn và đưa chúng về mức chấp nhận được.

Quản trị rủi ro tín dụng:

Để hạn chế rủi ro tín dụng, các công ty quản lý quỹ xây dựng các hạn mức đối với các đối tác khác nhau, và tiến hành ký kết các thỏa thuận cấn trừ các khoản phải thu, phải trả với cùng một khách hàng. Đối với từng giao dịch cụ thể, công ty quản lý quỹ cũng áp dụng các chính sách về tài sản bảo đảm thanh toán đồng thời đánh giá rủi ro tín dụng đối với các khách hàng và giao dịch một cách thường xuyên và liên tục. Công ty quản lý quỹ yêu cầu khách hàng ký cam kết cung cấp tài sản bảo đảm trước khi mua chứng khoán nợ cũng như đáp ứng các yêu cầu tăng tài sản bảo đảm trong quá trình nắm giữ chứng khoán nợ. Ngoài việc thiết kế các thủ tục kiểm soát, công ty cũng áp dụng các mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng như VaR, phân tích tình hướng hay phân tích thử nghiệm căng thẳng nhằm xác định mức độ rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong điều kiện thông thường cũng như bất thường của thị trường. Các thủ tục lượng hóa rủi ro tín dụng nhằm: Đo lường các khoản lỗ tiềm ẩn liên quan đến việc thanh toán các hợp đồng có kỳ hạn, các giao dịch mua bán chứng khoán nợ và hợp đồng phái sinh với khách hàng; đo lường khoản lỗ tối đa đối với toàn bộ danh mục rủi ro tín dụng với khách hàng.

Quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro uy tín:

Quản trị rủi ro hoạt động và rủi ro uy tín đòi hỏi sự đầu tư thỏa đáng về công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp. Công ty quản lý quỹ cần thiết kế hệ thống kiểm soát chất lượng và hệ thống kiểm soát nội bộ theo luật quy định. Các công ty cũng phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp để đề cao tính chuyên nghiệp và tính chính trực.

Quản trị rủi ro thanh khoản:

Để đảm bảo khả năng thanh toán trong mọi điều kiện thị trường, công ty quản lý quỹ phải đưa ra khung quản lý nguồn vốn với các cấp độ quản trị thanh khoản như: “bình thường”, “căng thẳng” và “khủng hoảng”.

Việc quản lý nguồn vốn trong trường hợp “bình thường” phải đảm bảo tất cả các khoản mục đầu tư thanh khoản thấp phải được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn; các khoản mục đầu tư thanh khoản cao được tài trợ thông qua đi vao đảm bảo (repo).

Việc quản lý nguồn vốn trong trường hợp “căng thẳng” ước tính số lượng tiền mặt tại quỹ cần thiết để đáp ứng nhu cầu khả năng thanh toán tối đa dưới tác động của các sự kiện thanh khoản căng thẳng trong vòng 90 ngày. Các tài sản có tính thanh khoản cáo có thể sử dụng để mua đi bán lại (repo) và chiết khấu ở mức rất cao.

Việc quản lý nguồn vốn trong trường hợp “khủng hoảng” là xây dựng các kế hoạch bảo đảm cho các khủng hoảng khi thực tế xảy ra nhứ: xác định vai trò trách nhiệm của từng cá nhân, cung cấp danh sách những người liên quan có nhiệm vụ đưa ra quyết định quản lý, xác định các nguồn lực nội bộ và xực dựng một kế hoạch thông tin liên lạc để tổng hợp thông tin phản hồi từ các nhà cung cấp vốn trên thị trường [17].

1.1.4. Hoạt động nghiệp vụ của công ty quản lý quỹ

Thực chất hoạt động chủ yếu của công ty quản lý quỹ là thực hiện chức năng về quản lý vốn tài sản thông qua việc đầu tư theo danh mục đầu tư hiệu quả làm tăng giá trị của quỹ đầu tư. Do đó mọi hoạt động của công ty sẽ xoay quanh trung tâm chính là hoạt động quản lý danh mục đầu tư, các quỹ đầu tư và tự doanh.

Theo quy định tại Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 thì Công ty quản lý quỹ được thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;

- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

- Tư vấn đầu tư chứng khoán [20].

1.1.4.1. Hoạt động Quản lý quỹ đầu tư:

Hoạt động quản lý quỹ đầu tư là trung tâm trong hoạt động của Công ty quản lý quỹ. Hoạt động này bao gồm: Huy động vốn từ các nhà đầu tư bằng cách thành lập quỹ và bán chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư, quản lý danh mục đầu tư của quỹ tùy theo loại quỹ thành lập và thông qua việc đầu tư hiệu quả nhất làm gia tăng giá trị của quỹ đầu tư. Công ty quản lý quỹ sẽ nhận được phí quản lý và các khoản thưởng tùy theo kết quả hoạt động của quỹ đầu tư. Còn các nhà đầu tư sẽ nhận được cổ tức và lãi, lỗ khi bán chứng chỉ quỹ. Mỗi quỹ sẽ có

kiểm toán độc lập và ngân hàng giám sát nhằm bảo vệ sự minh bạch trong hoạt động của quỹ [21].

Mô hình hoạt động quản lý quỹ đầu tư được mô tả như sau:



Ủy ban chứng khoán

Công ty kiểm toán

Ngân hàng giám sát


Thu cổ tức và lãi vốn

Nhà đầu tư

Quỹ đầu tư

Mua chứng chỉ

Báo cáo NAV

Quản lý, đầu tư

Công ty quản lý quỹ

Biểu đồ 1.4: Mô hình hoạt động quản lý quỹ đầu tư


Các nhà đầu tư sẽ luôn biết được tình trạng tài sản của mình thông qua báo cáo tài sản ròng NAV. NAV được lập bằng cách tính giá trị trường của các tài sản trừ đi công nợ, sau đó chia cho số lượng chứng chỉ quỹ phát hành.

Tùy thuộc vào loại quỹ mà các nhà đầu tư có thể thoái vốn bất kỳ lúc nào hoặc không được thoái vốn. Giá bán chứng chỉ quỹ cho nhà đầu tư mới thông thường sẽ bằng NAV tại cuối ngày giao dịch. Một số quỹ áp dụng phí tham gia hoặc phí hoàn tiền. Thời hạn đầu tư càng dài thì phí thoái vốn càng giảm. Giá mua chứng chỉ quỹ bằng NAV cộng với phí gia nhập. Giá bán chứng chỉ quỹ bằng NAV trừ đi chi phí thoái vốn.

Một số quỹ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Một số quỹ không được niêm yết như quỹ tương hỗ. Khi đó, việc đầu tư hay thoái vốn được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ hoặc thông qua môi giới bán hàng.

Các chiến lược đầu tư của hoạt động quản lý quỹ rất đa dạng với mức độ rủi ro khác nhau nhằm giúp công ty quản lý quỹ đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Các chiến lược bao gồm:

Chiến lược bảo toàn vốn: dành cho các nhà đầu tư muốn có thu nhập ổn định,

Chiến lược tăng trưởng thấp: áp dụng cho các nhà đầu tư muốn có được sự cân bằng giữa tăng trưởng và thu nhập và một chút ổn định,

Chiến lược tăng trưởng trung bình: áp dụng cho các nhà đầu tư muốn có sự tăng trưởng tài sản song song vẫn có một phần bảo vệ từ sự biến động thất thường của thị trường,

Chiến lược tăng trưởng cao: áp dụng cho các nhà đầu tư muốn có sự tăng trưởng cao, tận dụng các cơ hội tiềm năng mà không quá chú trọng đến việc bảo toàn vốn.

Đối với các nhà đầu tư, việc lựa chọn quỹ đầu tư phù hợp phụ thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro và thời hạn đầu tư kế hoạch. Mức độ chấp nhận rủi ro càng cao và thời hạn đầu tư càng dài thì nhà đầu tư có thể lựa chọn các quỹ với chiến lược tăng trưởng cao. Công ty quản lý quỹ cần nắm bắt nhu cầu về rủi ro

– lợi nhuận của nhà đầu tư để bán chứng chỉ quỹ cho họ.

Bảng 1.1: Bảng mô tả chiến thuật đầu tư của Công ty quản lý quỹ [48]


Mức độ rủi ro của nhà đầu tư


Thời hạn 0-3 năm


Thời hạn 4-6 năm


Thời hạn >7 năm


Cao

Chiến lược tăng trưởng thấp

Chiến lược tăng trưởng trung bình

Chiến lược tăng trưởng cao


Trung bình

Chiến lược tăng trưởng thấp

Chiến lược tăng trưởng thấp

Chiến lược tăng trưởng trung bình


Thấp

Chiến lược bảo toàn vốn

Chiến lược bảo toàn vốn

Chiến lược tăng trưởng thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - 5


Cơ chế tài chính của hoạt động quản lý quỹ: công ty quản lý quỹ thu phí quản lý quỹ từ nhà đầu tư, đồng thời chi các khoản phí hoạt động của quỹ [27]. Cụ thể như sau:

Phí thu từ nhà đầu tư: Các nhà đầu tư thường phải trả cho công ty quản lý quỹ khi tham gia cũng như khi thoái vốn. Phí tham gia (load fee) là khoản phí nhà đầu tư trả cho công ty quản lý quỹ khi đăng ký mua chứng chỉ quỹ. Phí

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 27/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí