Nâng cao hiệu quả cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Huế - 2


DANH MỤC BIỂU ĐỒ‌

Trang

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay DNVVN tại NCB-Huế giai đoạn 2012-2014 43

Biểu đồ 2.2 : Doanh số thu nợ DNVVN tại NCB- Huế giai đoạn 2012-2014 44

Biểu đồ 2.3 : Dư nợ cho vay DNVVN tại NCB-Huế giai đoạn 2012-2014 45

Biểu đồ 2.4 : Doanh số cho vay DNVVN theo thời hạn giai đoạn 2012-2014 50

Biểu đồ 2.5 : Doanh số thu nợ DNVVN theo thời hạn giai đoạn 2012-2014 51

Biểu đồ 2.6 : Dư nợ cho vay DNVVN theo thời hạn giai đoạn 2012-2014 52

Biểu đồ 2.7 : DSCV DNVVN theo hình thức TSĐB giai đoạn 2012-2014 55

Biểu đồ 2.8 : DSTN DNVVN theo hình thức TSĐB giai đoạn 2012-2014 56

Biểu đồ 2.9 : Dư nợ cho vay DNVVN theo hình thức TSĐB giai đoạn 2012-2014 57


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT‌




CBCNV


Cán bộ công nhân viên


DNVVN


Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DSCV

Doanh số cho vay

DSTN

Doanh số thu nợ

DN

Dư nợ


NHNN


Ngân hàng nhà nước


NHTM


Ngân hàng thương mại


TCTD


Tổ chức tín dụng

TCKT

Tổ chức kinh tế

TMCP

Thương mại cổ phần

TSĐB

Tài sản đảm bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Huế - 2


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU‌

Đề tài nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – chi nhánh Huế ”. Các ngân hàng thương mại hiện nay đang hướng đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hướng đến việc phục vụ cho những khách hàng mục tiêu với các kênh phân phối sản phẩm đa dạng, rộng khắp. Ngay từ ngày đầu hoạt động, ngân NCB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam .Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp thu thập số liệu, phân tích thực tế, thống kê, tổng hợp, so sánh dựa trên số liệu thống kê tại phòng Quản lý tín dụng - Ngân hàng TMCP Quốc Dân – chi nhánh Huế..

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu (i) dựa trên cơ sở lý thuyết để phân tích thực trang cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Huế, (ii) tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, mặt đạt được chưa đạt được để từ đó rút ra kết luận, và (iii) đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cáo hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – chi Nhánh Huế .

Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động cho vay DNVVN tại NCB Huế trong thời gian qua đã không ngừng phát triển do tập hợp nhiều yếu tố thuận lợi và đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho chi nhánh , tình hình hoạt động của chi nhánh ngày càng có xu hướng tăng . Chi nhánh rất linh hoạt trong các gói sản phẩm của mình và ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu gia tăng của khách hàng.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó chi nhánh cần có các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Huế như (i’) Thực hiện chiến lược khách hàng cụ thể, (ii’Phân loại khách hàng và đề ra những biện pháp cụ thể với mỗi nhóm khách hàng, (iii’) thực hiện chính sách sản phẩm cho vay thu hút khách hàng, và (iiii’)tạo ra những sản phẩm cho vay có cơ cấu và tính năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ‌

1. Lý do chọn đề tài‌

Một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới là tiếp tục duy trì vị trí cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu. Muốn vậy các doanh nghiệp cần đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh , nỗ lực cải tiến cơ sở vật chất , nâng cao chất lượng sản phẩm , nâng cao năng lực sản xuất , năng lực quản lý và điều hành công ty nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển . Do đó , việc tìm ra giải pháp tài chính tối ưu cho chiến lược phát triển bền vững trong thời kỳ hậu hội nhập luôn là vấn đề nan giải nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ .

Trong khi đó , ngân hàng với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh về tiền tệ có những đặc thù riêng mà ngành khác không có .Trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và cũng là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại , mà cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là xu thế của các ngân hàng thương mại hiện nay . Nhưng với khó khăn lớn nhất hiện nay là vốn hiện có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất ít trong khi đó nhu cầu vốn để các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất , đổi mới thiết bị , công nghệ lại đòi hỏi rất lớn . Do đó việc nghiên cứu thực trạng tín dụng ngân hàng nhằm tìm ra các biện pháp chủ yếu mở rộng một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết.

Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân- Chi nhánh Huế , nhận thấy hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ rất được chú trọng và doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những đối tượng khách hàng được ngân hàng quan tâm và hướng tới . Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng ngày càng phát triển , nhưng chất lượng cho vay vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục . Xuất phát từ những lý do trên nên tôi đã chọn đề tài : “ Nâng cao hiệu quả cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Huế ” làm luận văn tốt nghiệp của mình.


2. Mục tiêu nghiên cứu‌

2.1. Mục tiêu chung‌

Tìm hiểu thực tế tình hình cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Huế giai đoạn 2012-2014

2.2. Mục tiêu cụ thể‌

- Tìm hiểu thực tế tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân- Chi nhánh Huế .

-Nghiên cứu một số lý thuyết cơ bản liên quan đến ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại .

- Thực trạng cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP Quốc Dân- Chi nhánh Huế giai đoạn 2012-2014 .

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân- Chi nhánh Huế .

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

3.1. Đối tượng nghiên cứu‌

- Phân tích hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân-Chi nhánh Huế giai đoạn 2012-2014 .

3.2. Phạm vi nghiên cứu‌

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân- chi nhánh Huế .

- Về thời gian : tập trung nghiên cứu các số liệu thứ cấp của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2012-2014 .

4. Phương pháp nghiên cứu‌

- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Ngân hàng công bố trên Website ( phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp ) ; các nguồn tài liệu tìm kiếm được ( sách báo , truyền hình , internet...) ; Nghị định , Thông tư...của Chính phủ

, của Ngân hàng nàh nước và Ngân hàng TMCP

- Phương pháp so sánh : so sánh các số liệu , chỉ tiêu qua 3 năm từ năm 2012-

2014

- Phương pháp phân tích số liệu thông qua biểu đồ , biểu bảng , số tuyệt đối , số

tương đối .


5. Cấu trúc đề tài‌

Ngoài phần mở đầu , kết luận , danh mục tài liệu tham khảo , danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt đề tài chia thành ba phần :

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung nghiên cứu

Chương 1: : Cơ sở lý luận về tín dụng và tín dụng cho vay tại Ngân hàng thương

mại

Chương 2: Thực trạng cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc

Dân – chi Nhánh Huế giai đoạn 2012-2014

Chương 3: Một số giải pháp mở rộng cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân- Chi nhánh Huế

Phần III: Kết luận và Kiến nghị


PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG CHO VAY‌‌‌

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Một số vấn đề cơ bản về Ngân hàng thương mại‌

1.1.1. Định nghĩa Ngân hàng thương mại‌

Ngân hàng là một trong các trung gian tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế , Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế , đặc biết là chính sách tiền tệ , thực thi chính sách của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế . Vì vậy theo Peter S.Rose có thể định nghĩa : “ Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng , tiết kiệm , dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế ” .

1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại‌

NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư để mở rộng sản xuất , nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia . tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. Ngoài ra NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới .

1.1.3. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại‌

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn‌

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi của tổ chức , cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn , tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. Đồng thời phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức , cá nhân trong nước và ngoài nước ( trích từ Nghiệp vụ Ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều )

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nướcvà các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN .

1.1.3.2. Hoạt động tín dụng‌

NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức , cá nhân dưới các hình thức cho vay , chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác , bảo lãnh , cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN . Trong các hoạt động cấp tín dụng , cho vay


là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất (trích từ Nghiệp vụ Ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều ).

a. Cho vay

- NHTM được cho các tổ chức , cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau:

+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ựng nhu cầu vốn cho sản xuất , kinh doanh , dịch vụ và đời sống .

+ Cho vay trung hạn , dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất , kinh doanh , dịch vụ và đời sống .

b.Bảo lãnh

NHTM được bảo lãnh vay , bảo lãnh thanh toán , bảo lãnh thực hiện hợp đồng , bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khă năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh . Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại (trích từ Nghiệp vụ Ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều )

c. Chiết khấu:

NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức , cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác .

d. Cho thuê tài chính:

NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng.Việc thành lập , tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính .

1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ‌

Hoạt động dịch vụ thanh toán ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau

:Cung cấp các phương tiện thanh toán,thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng - dịch vụ thu hộ và chi hộ- dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước... (trích từ Nghiệp vụ Ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều ).

1.1.3.4. Các hoạt động khác‌

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi , cấp tín dụng , dịch vụ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/05/2023