Các Thang Đo Của Nhân Tố “Chính Sách Tín Dụng” Bao Gồm:


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 01: Dàn bài phỏng vấn chuyên gia


PHỤ LỤC 02: Danh sách các chuyên gia được phỏng vấn PHỤ LỤC 03: Chi tiết kết quả phỏng vấn chuyên gia

PHỤ LỤC 04: Danh sách các ngân hàng thương mại thực hiện khảo sát PHỤ LỤC 05: Phiếu khảo sát

PHỤ LỤC 06: Kết quả chính thức


PHỤ LỤC 07: Một số chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ PHỤ LỤC 08: Tóm tắt về phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ việt nam PHỤ LỤC 09: Chỉ số sản xuất công nghiệp


PHỤ LỤC 01

DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA


A. PHẦN GIỚI THIỆU


Kính chào Quý Ông/Bà!


Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Mục đích phỏng vấn là nhằm làm tăng thêm giá trị của nghiên cứu và tổng hợp các thành phần nghiên cứu từ thực tiễn, kết quả phỏng vấn sẽ giúp cho việc xây dựng bảng hỏi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Ý kiến đóng góp của Quý Ông/Bà sẽ giúp cho đề tài gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở lý luận và các giải pháp đề xuất. Các thông tin chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.

Rất mong nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của Quý Ông/Bà! Trân trọng cảm ơn!

Thông tin cá nhân người được phỏng vấn:

Họ tên: ...............................................................................................................................

Tuổi: ..................................................................................................................................

Giới tính: ...........................................................................................................................

Học hàm, học vị: ................................................................................................................

Cơ quan công tác: ..............................................................................................................

Chức vụ hiện tại: ...............................................................................................................

B. PHẦN NỘI DUNG


1. Theo Ông/ Bà, hiện nay ngành Công nghiệp hỗ trợ đang gặp phải những vấn đề gì cần tháo gỡ?

2. Theo Ông/ Bà, các ngân hàng thương mại hiện nay đang thực hiện cho vay đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ như thế nào? Khách hàng có thực hiện tốt các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng hay không?


3. Đứng về phía ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ. Theo Ông/ Bà, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại ngân hàng thương mại thì cần có những giải pháp nào?

4. Đứng về phía doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ. Theo Ông/ Bà thì doanh nghiệp cần có những giải pháp nào để thực hiện đúng nghĩa vụ như trong hợp đồng tín dụng?

5. Theo Ông/ Bà có những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam?

6. Theo Ông/ Bà những nhân tố sau có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam?

Chính sách tín dụng

Quy trình tín dụng

Năng lực quản lý rủi ro tín dụng

Hệ thống thông tin khách hàng

Đổi mới và ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ

Kinh nghiệm quản lý điều hành của khách hàng vay vốn

Năng lực tài chính Khách hàng doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ

Phương án kinh doanh của Khách hàng doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ

Chính sách phát triển Công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành

Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia


7. Theo Ông/Bà với mô hình nghiên cứu mà tác giả xây dựng thì các biến độc lập gồm 11 nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là có phù hợp hay không? Tôi có nên bổ sung thêm hay loại bỏ bớt biến độc lập không? Tại sao?

8. Theo Ông/ Bà, Tôi đưa ra các thang đo cho 11 nhân tố ảnh hưởng dưới đây (từ mục 8.1 đến 8.11), xin Ông/Bà cho biết những ý kiến, nhận xét của mình về các thang đo cho 11 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các thang đo của 7 nhân tố này có phù hợp hay không? Tôi có nên bổ sung thêm hay loại bỏ bớt các thang đo không? Tại sao?

xvi


8.1. Các thang đo của nhân tố “Chính sách tín dụng” bao gồm:


CSTD_1: Khi xây dựng chính sách tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ luôn đáp ứng được tính thực tiễn.

CSTD _2: Chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng.


CSTD _3: Chính sách tín dụng được quy định rất rõ ràng, cụ thể.


CSTD _4: Chính sách tín dụng được điều chỉnh linh hoạt, kịp thời khi có sự thay đổi về chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho ngành Công nghiệp hỗ trợ.

CSTD _5: Chính sách tín dụng phù hợp với chính sách của nhà nước về hỗ trợ nguồn vốn cho ngành Công nghiệp hỗ trợ.

8.2. Các thang đo của nhân tố “Quy trình tín dụng” bao gồm:


QTTD_1: Quy trình tín dụng được quy định một cách rõ ràng, chi tiết dễ hiểu, dễ thực hiện.


QTTD _2: Các chi nhánh thuộc hệ thống NHTM luôn thể hiện sự tuân thủ cao đối với quy trình tín dụng.

QTTD _3: Quy trình tín dụng thể hiện sự logic, phù hợp với thực tiễn.

QTTD _4: Quy trình tín dụng của NHTM đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN.

QTTD _5: Quy trình tín dụng có sự khác biệt đối với từng ngành Công nghiệp hỗ trợ

8.3. Các thang đo của nhân tố “Năng lực quản lý rủi ro tín dụng” bao gồm:


QLRR_1: Có khả năng phát hiện sớm các rủi ro tín dụng

QLRR _2: Nắm bắt kịp thời và hiểu rõ các cơ chế, chính sách, các qui trình thực hiện các nghiệp vụ.

QLRR _3: Có năng lực phân tích và đo lường rủi ro tín dụng.


QLRR _4: Có kinh nghiệm và đạo đức trong nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng.


QLRR _5: Khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng là tốt


8.4. Các thang đo của nhân tố “Hệ thống thông tin khách hàng” bao gồm:


TTKH_1: Có nguồn thông tin đa dạng, đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng.

TTKH _2: Nguồn thông tin để xử lý tín dụng là chính xác, đảm bảo độ tin cậy.

TTKH _3: Bộ phận thu thập và xử lý thông tin làm việc hiệu quả.

TTKH _4: Có quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cá nhân đối với công việc thu thập và xử lý thông tin.


8.5. Các thang đo của nhân tố “Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ” bao gồm:

KHCN_1: Chi phí đầu tư cho đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp CNHT phù hợp

KHCN _2: Doanh nghiệp CNHT luôn có xu hướng nắm bắt kịp thời về khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

KHCN 3: Doanh nghiệp CNHT ứng dụng công nghệ một cách linh hoạt

KHCN _4: Doanh nghiệp CNHT có sản phẩm ứng dụng công nghệ đáp ứng với xu hương nội địa hóa và quốc tế hóa.

KHCN _5: Doanh nghiệp CNHT có sự liên kết với nước ngoài về đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

8.6. Các thang đo của nhân tố “Kinh nghiệm quản lý điều hành của khách hàng vay vốn” bao gồm:

KNQL_01: Nhà quản lý doanh nghiệp CNHT có trình độ chuyên môn về ngành sản xuất kinh doanh.

KNQL _02: Nhà quản lý doanh nghiệp có đã từng làm vị trí quản lý điều hành doanh nghiệp CNHT.

KNQL _03: Nhà quản lý doanh nghiệp có khả năng dự đoán xu thế phát triển ngành công nghiệp trong tương lai

KNQL _04: Sự thay đổi tư duy, sáng tạo của nhà quản lý doanh nghiệp CNHT.

KNQL _05: Nhà quản lý doanh nghiệp thường xuyên học hỏi kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài cùng lĩnh vực công nghiệp.

8.7. Các thang đo của nhân tố “Năng lực tài chính Khách hàng doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ” bao gồm:

NLTC_1: Vốn tự có của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ

NLTC _2: Vốn điều lệ của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ

NLTC _3: Vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ

NLTC _4: Khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ

NLTC _5: Lợi nhuận của hàng năm doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ

8.8. Các thang đo của nhân tố “Phương án kinh doanh của Khách hàng doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ” bao gồm:

PAKD_1: Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ luôn có phương án kinh doanh hiệu quả.


PAKD _2: Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ có phương án kinh doanh đúng với mục tiêu nguồn vốn vay ngân hàng đã được quyết định trong hồ sơ tín dụng.

PAKD _3: Phương án kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ phù hợp với thực tiễn.

PAKD _4: Phương án kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ cụ thể, rõ ràng.

PAKD _5: Phương án kinh doanh của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ đáp ứng với các mục tiêu, chiến lược phát triển Công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ.

8.9. Các thang đo của nhân tố “Chính sách phát triển Công nghiệp hỗ trợ” bao gồm:

CSPT_1: Chính phủ có chính sách nguồn vốn cho phát triển Công nghiệp hỗ trợ kịp thời.

CSPT_2: Có nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn cho phát triển Công nghiệp hỗ trợ

CSPT_3: Các chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ.

CSPT_4: Có chính sách hỗ trợ cho các ngân hàng khi tham gia cung ứng vốn cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ.

CSPT_5: Có cơ chế về hỗ trợ ngân hàng khi ngân hàng không thu hồi được nợ khi cho vay doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ.

8.10: Các thang đo của nhân tố “Doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành” bao gồm:


CLKN_1: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tạo nên chuỗi giá trị từ khâu cung cấp nguyên vật liệu sản xuất.

CLKN_2: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm tiêu dùng.

CLKN_3: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia các Hiệp hội của ngành Công nghiệp hỗ trợ.

CLKN _4: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đáp ứng quy mô sản xuất theo yêu cầu

CLKN_5: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có thể là nhà cung cấp vật liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối khi tham gia cụm liên kết ngành.

8.11. Các thang đo của nhân tố “Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ tham gia mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia” bao gồm:

TĐQG_1: Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ có tham gia vào chi nhánh của mạng lưới Tập đoàn Đa Quốc gia.

TĐQG_2: Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ có chiến lược kinh doanh dựa vào lợi thế cạnh tranh của ngành.

TĐQG_3: Sản phẩm của doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được sự khác biệt của từng quốc gia.


TĐQG_4: Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ tạo nên uy tín và thương hiệu khi tham gia vào Tập đoàn Đa Quốc gia.

TĐQG_5: Doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ hiểu rõ và nắm bắt kịp thời các hiệp định về kỹ thuật, các thoả thuận về marketing, việc hợp tác nghiên cứu, các chương trình phát triển hợp tác quản lý...

9. Các ý kiến khác của các chuyên gia được phỏng vấn.


…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………


XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC CHUYÊN GIA!



Ngày…… tháng…… năm…….

Người trả lời phỏng vấn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 19


PHỤ LỤC 02

DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA, GIẢNG VIÊN ĐƯỢC PHỎNG VẤN


STT

HỌ VÀ TÊN

ĐƠN VỊ

CHỨC VỤ

Chuyên gia 1

Nguyễn Khánh Thắng

Vietcombank Đông Bình

Dương

Giám đốc

Chuyên gia 2

Phan Huỳnh Tuấn

Vietinbank Thủ đức

Giám đốc

Chuyên gia 3

Trần Việt Dũng

Trường Đại học Ngân hàng

Tp.HCM

Giảng viên

Chuyên gia 4

Lê Thanh Ngọc

Trường Đại học Ngân hàng

Tp.HCM

Giảng viên

Chuyên gia 5

Phan Thị Linh

Trường Đại học Ngân hàng

Tp.HCM

Giảng viên

Chuyên gia 6

Hoàng Thu Hiền

Agribank KCN Sóng Thần

Giám đốc

Chuyên gia 7

Diệp Bảo Châu

NH TMCP Sài Gòn – SCB

Phó Tổng GĐ

Chuyên gia 8

La Mai Hàn Trang

Công ty cổ phần Payola

VN Foods

Tổng Giám đốc

Chuyên gia 9

Nguyễn Ngô Long

Công ty TNHH Cơ khí

thương mại Nhật Long

Chủ tịch HĐTV

Chuyên gia 10

Châu Bá Long

Công ty Cổ Phần Công nghiệp hỗ trợ Minh

Nguyên

Tổng giám đốc

Chuyên gia

11

Trịnh Vĩnh Quyền

Công ty Cổ phần Hoàng

Hạc

Trợ lý Tổng

Giám Đốc

Chuyên gia

12

Tống Việt Cường

Công ty NHHH Sản xuất

Hiệp Phước Thành

Giám đốc

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí