PHỤ LỤC 03
CHI TIẾT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Nội dung 1: Theo Ông/ Bà, ngành Công nghiệp hỗ trợ đang gặp phải những vấn đề gì cần tháo gỡ?
Chuyên gia 1: Nguyễn Khánh Thắng
Thiếu kinh nghiệm sản xuất; Thiếu mối quan hệ với chủ công ty lớn để nhận đơn hàng; Thiếu vốn để đầu tư máy móc thiết bị.
Chuyên gia 2: Phan Huỳnh Tuấn
Hiện nay các doanh nghiệp CNHT thiếu vốn, thiếu công nghệ và nhân lực chất lượng
cao.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Thuyết Và Tổng Quan Nghiên Cứu
- Li, J., Zhang, W., Chen, H., & Yu, J. (2015). The Spatial Distribution Of Industries In Transitional China: A Study Of Beijing. Habitat International, 49, 33–44.
- Các Thang Đo Của Nhân Tố “Chính Sách Tín Dụng” Bao Gồm:
- Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 21
- Nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành công nghiệp hỗ trợ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 22
- Điểm Trung Bình Các Nhân Tố Ảnh Hưởng
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Chuyên gia 3: Trần Việt Dũng
Cần bổ sung thời gian nào. Nghiên cứu sinh đã bổ sung thời gian là “hiện nay”.
Chuyên gia 4: Lê Thanh Ngọc
Thiếu tính liên kết trong hoạt động sản xuất giữa các doanh nghiệp, thiếu nguồn lực tài chính, nhân lực có kinh nghiệm và trình độ cao.
Chuyên gia 5: Phan Thị Linh
Hiện nay các doanh nghiệp CNHT đang gặp khó khăn về vốn, các doanh nghiệp CNHT chủ yếu là các DNNVV nên ít có cơ hội tiếp cận về vốn vay ngân hàng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp CNHT thiếu về nguyên vật liệu đầu vào, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp CNHT từ nước ngoài từ đầu vào đến thành phẩm đầu ra, doanh nghiệp CNHT Việt Nam ít có khả năng chủ động trong sản xuất khi quá lệ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài.
Khó khăn không nhỏ đối với doanh nghiệp CNHT Việt Nam là yếu về nhân sự có trình độ chuyên môn về ngành CNHT.
Chuyên gia 6: Hoàng Thu Hiền
Hiện nay một số cơ chế trong ngành Gỗ chúng tôi đang gặp một số vướng mắc mà trong đo có sự tham gia của ngành CNHT và theo tôi nghĩ CNHT đang gặp phải những vấn đề cần tháo gỡ như phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất nhiều khi còn manh mún, bị động, chi phí sản xuất cao. Một trong số những khó khăn và rào cản khi đón nhận làn sóng đầu tư chính là tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện nội địa của doanh nghiệp còn thấp; năng lực cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu so với yêu cầu từ đối tác bên ngoài, dù ngành CNHT đang được Chính phủ quan tâm và có mục tiêu chiến lược
phát triển cụ thể, trong đó có những hỗ trợ, ưu tiên cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Tuy vậy, hiện ngành CNHT chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhận. Hạn chế của lực lượng doanh nghiệp này là về tiềm lực vốn, cơ sở sản xuất, nguồn nhân lực. cần có những cải thiện về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính phủ Việt Nam cần thêm những chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cải thiện năng lực sản xuất thì khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng sẽ lớn hơn và cơ hội cho CNHT Việt Nam phát triển sẽ mạnh mẽ.
Chuyên gia 7: Diệp Bảo Châu
DN ngành CNHT Việt Nam phần lớn là các DN nhỏ và vừa nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường, công nghệ, nguồn nhân lực, vốn.
Chuyên gia 8: La Mai Hàn Trang
Vấn đề về thủ tục vay vốn: Thủ tục về vay vốn càn rút ngắn lại càng tốt; Mức cho vay để đầu tư công nghệ mới: ngành CNHT gặp khó khăn về việc nâng cấp công nghệ; nếu sử dụng công nghệ cũ thì hiệu quả không cao tính cạnh tranh yếu; nhưng nếu thay đổi công nghệ thì lại cần nguồn vốn lớn với chi phí lãi vay cao, tốn thời gian đầu tư. Để khuyến khích đổi mới công nghệ cần khuyến khích cho vay đầu tư máy móc mới, công nghệ mới với lãi suất ưu đãi; ưu tiên cho vay trung và dài hạn để doanh nghiệp yên tâm đổi mới công nghệ. Về địa điểm: công ty sản xuất ở đâu thì công nghiệp hỗ trợ đi theo ở đó, tùy vào đặc thù từng ngành nhưng nên khuyến khích xây dựng khu công nghiệp sản xuất và công nghiệp hỗ trợ gần nhau, điều đó giảm được thời gian và chi phí vận chuyển. Cần có nhiều hội nghị, diễn đàn làm cầu nối giữa ngành CNHT với ngành hàng sản xuất trong nước và quốc tế.
Chuyên gia 9: Nguyễn Ngô Long
Thiếu sự hỗ trợ cần thiết; Môi trường phát triển CNHT bị rất nhiều hạn chế để phát
triển.
Chuyên gia 10: Châu Bá Long
Ngành CNHT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của mỗi quốc gia. Là tiền đề cho sự phát triển của các ngành Công nghiệp khác, đồng thời thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một thực tế hầu hết các Doanh nghiệp CNHT hiện nay là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ quy mô đầu tư sản xuất để có thể cạnh tranh với các Doanh nghiệp từ các quốc gia có nền CNHT phát triển như: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… với quy mô và tiềm lực tài chính rất mạnh.
xxiii
Để có thể đáp ứng yêu cầu với một sản phẩm vừa có chất lượng cao, vừa lợi thế về giá, Doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều vào máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, vốn để hoạt động... Và vấn đề ở đây là không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được với các nguồn vốn với chi phí thấp để đầu tư.
Với các tiêu chuẩn tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay, doanh nghiệp CNHT rất khó có thể đáp ứng đặc biệt là với các doanh nghiệp mới gia nhập ngành. Hai vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp hiện nay thường hay gặp khi tiếp cận tín dụng là: tài sản thể chấp và chi phí vốn cao. Chính vì vậy, nếu tháo gỡ được nút thắt này trong hoạt động tài trợ tín dụng cho ngành CNHT sẽ là bước tiến lớn trong công cuộc phát triển của ngành thời gian đến. Và đặc biệt khi Việt Nam đang là điểm đến của các Tập đoàn đa quốc gia trong việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, thì tháo gỡ vấn đề tín dụng cho doanh nghiệp CNHT hiện nay là rất quan trọng và thuận lợi cho việc phát triển ngành.
Chuyên gia 11: Trịnh Vĩnh Quyền
Phải lập dự toán và làm đề án trước khi được xét duyệt rồi mới triển khai. Trong khi trong quá trình lập dự toán không thể có đầy đủ chi chiết con số tương đối chính xác để lập, trong khi quá trình xét duyệt thường kéo dài và đòi hỏi rất chi tiết các hợp đồng đầu tư và quyết định cấp vốn của các Ngân hàng cũng cần phải có hợp đồng chính thức mới có thể tiến hành thủ tục xem xét cấp tín dụng, tài trợ vốn liên đến các dự án hỗ trợ lãi vay.
Chuyên gia 12: Tống Việt Cường
Vấn đề công ty gặp phải vấn để tuyển dụng nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm trong nghành sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ
Nội dung 2: Theo Ông/ Bà, các ngân hàng thương mại hiện nay đang thực hiện cho vay đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ như thế nào? Khách hàng có thực hiện tốt các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng hay không?
Chuyên gia 1: Nguyễn Khánh Thắng
NHTM hiện nay đang thực hiện cho vay đối với ngành CNHT chưa nhiều hiệu quả do các lý do sau: doanh nghiệp Thiếu kinh nghiệm sản xuất và Thiếu mối quan hệ với chủ công ty lớn để nhận đơn hàng; doanh nghiệp khả năng tự chủ tài chính còn yếu nên rất dễ gặp rủi ro phá sản.
Chuyên gia 2: Phan Huỳnh Tuấn
Ngân hàng hiện nay đã thực hiện cho vay các doanh nghiệp CNHT và có một số ít
xxiv
khách hàng là DN CNHT chưa thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng và sử dụng vốn vay không đúng như trong cam kết của hợp đồng tín dụng.
Chuyên gia 3: Trần Việt Dũng
Cần đưa ra các chỉ tiêu hiệu quả. Nghiên cứu sinh đã chỉnh sửa nội dung câu hỏi: thay hiệu quả bằng “Khách hàng có thực hiện tốt các nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng hay không?” Chuyên gia 4: Lê Thanh Ngọc
Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu của các doanh nghiệp CNHT tại ngân hàng là khá cao so với các lĩnh vực khác.
Chuyên gia 5: Phan Thị Linh
Các NHTM Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các chính sách về hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển ngành CNHT trong thời gian qua. Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế thì trong giai đoạn 2015-2020 có rất nhiều doanh nghiệp CNHT đóng cửa, ngừng hoạt động, điều này cho thấy doanh nghiệp CNHT sử dụng các nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình không hiệu quả, một phần nào đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp.
Chuyên gia 6: Hoàng Thu Hiền
Hiện nay chúng tôi cũng đang giao dịch với một số ngân hàng và cũng được sự đầu tư vốn từ các ngân hàng này, bao gồm, ngắn hạn và trung hạn, tuy nhiên tập trung vào ngắn hạn cho vay để mua nguyên phụ liệu sản xuất quay vòng vốn lưu động.
Nhận thấy việc các NHTM hiện nay đang thực hiện cho vay đối với ngành CNHT là tương đối phù hợp chúng tôi là doanh nghiệp và rất kỳ vọng vào việc cắt giảm chi phí vận chuyển và rủi ro và sẽ tạo cơ hội lớn cho các nhà cung cấp nguyên liệu trong nước phát triển sản xuất.
Việc cho vay phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn chưa thật sự chưa lớn mạnhvà cần những chính sách phù hợp hơn để phát triển, tuy nhiên với các doanh nghiệp như chúng tôi hiện nay thì tương đối, hiệu quả cũng vừa đủ để đáp ứng như cầu sản xuất, hiểu quả mức trung bình khá
Chuyên gia 7: Diệp Bảo Châu
Hiện tại, Ngân hàng đang thực hiện cho vay đối với ngành CNHT tương tự với các ngành khác.
Chuyên gia 8: La Mai Hàn Trang
Chưa đạt hiệu quả cao nhất. Cần tối ưu hóa, ưu tiên hỗ trợ nâng cấp công nghệ. Gỡ vướng mắc về thủ tục vay vốn và mức cho vay (tỷ lệ cho vay) đối với đổi mới công nghệ.
Chuyên gia 9: Nguyễn Ngô Long
NHTM hiện nay chỉ đơn thuần hoạt động kinh doanh.
Chuyên gia 10: Châu Bá Long
Các NHTM hiện nay tiếp cận với các doanh nghiệp CNHT cũng giống như với các doanh nghiệp ngành khác, vẫn với cách đánh giá tiếp cận theo các tiêu chuẩn rủi ro tín dụng cũ. Vì hiện tại, các NHTM chưa có chính sách đặc thù nào dành cho ngành này. Cho nên để đánh giá hiệu quả trong công tác cho vay đối với ngành CNHT là không nhiều.
Chuyên gia 11: Trịnh Vĩnh Quyền
Có hiệu quả nhưng cần đẩy cải thiện thêm về: Chấp thuận các hoạt động đã ký kết và đang triển khai hợp đồng nhưng máy móc thiết bị đang trên đường về vẫn đủ tiêu chuẩn tham gia Chương trình hỗ trợ lãi vay; Tiến độ xem xét phê duyệt Chương trình hỗ trợ lãi vay nên được tính từ lúc Sở Công Thương đồng ý tiếp nhận hồ sơ lần đầu để Doanh nghiệp an tâm tập trung chỉnh chu hồ sơ vay và hợp đồng cấp phát tín dụng liên quan với ngân hàng.
Chuyên gia 12: Tống Việt Cường
Hiện này ngân hàng cho vay đối với nghành công nghiệp hỗ trợ có ưu đãi mức lãi suất tốt hơn các nghành khác
Nội dung 3: Đứng về phía ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ. Theo Ông/ Bà, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành Công nghiệp hỗ trợ tại ngân hàng thương mại thì cần có những giải pháp nào?
Chuyên gia 1: Nguyễn Khánh Thắng
Chủ doanh nghiệp phải có khả năng tự chủ tài chính tốt, có kinh nghiệm sản xuất và có thị trường đầu ra thì ngân hàng sẵn sàng tài trợ.
Chuyên gia 2: Phan Huỳnh Tuấn
Cần thực hiện thẩm định hồ sơ tín dụng chặt chẽ hơn, sau khi giải ngân cần thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động sử dụng vốn của khách hàng. Lựa chọn khách hàng có năng lực tài chính tốt và kinh doanh có hiệu quả từ ít nhất 5 năm trở lên. Theo dõi lịch sử trả nợ của ngân hàng và lịch sử vay vốn tại các ngân hàng khác.
Chuyên gia 3: Trần Việt Dũng
Về phía ngân hàng cần có năng lực tài chính tốt, lựa chọn khách hàng để cho vay đảm bảo về tài chính. Chặt chẽ trong thực hiện các quy trình tín dụng…
Chuyên gia 4: Lê Thanh Ngọc
Cần theo dõi chặt chẽ các khoản vay của khách hàng, ngân hàng đánh giá đúng năng lực của doanh nghiệp để quyết định cho vay hay không…
Chuyên gia 5: Phan Thị Linh
Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngân hàng thì có rất nhiều giải pháp, cụ thể như: tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát các khoản cho vay doanh nghiệp CNHT; Thực hiện các quy trình cho vay phù hợp và chặt chẽ; Đánh giá đúng năng lực nội tại của doanh nghiệp CNHT để quyết định cho vay; đạo đức và lịch sử trả nợ của khách hàng, Trình độ chuyên môn cũng như đạo đức của cán bộ tín dụng…
Chuyên gia 6: Hoàng Thu Hiền
Về nhu cầu cấp tín dụng, vốn cho các doanh nghiệp CNHT hiện nay tại các ngân hàng, có thể sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ của những ngành đã được chỉ định. Việc chỉ định các ngành cần phát triển là việc chỉ rõ các phạm vi ưu tiên để có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch. Minh bạch được khâu này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút đầu tư. Cần thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước vào lĩnh vực này; sự liên kết giữa các địa phương, khu vực. Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại NHTM thì cần có những giải pháp khả quan nhất, và quan trọng nhất nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. nhưng pahỉ đảm bảo có thể thu được lợi nhuận cao nhất cũng như xây dựng được một thị trường nội địa phát triển thì cần quan tâm đến hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối có thể cung cấp đầy đủ, dễ dàng những nhu cầu về linh kiện cho những doanh nghiệp có nhu cầu sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ.tiếp đó là các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các qui định, qui chế cho vay của nhà nước, thực hiện vòng quay vốn hiệu quả, phối kết hợp với chính sách của doanh nghiệp từ đó tạo ra sự tuần hoàn nhịnh nhàng mà trong đó đồng tiền của ngân hàng dược đưa vào đàu tư có hiệu quả, đi đúng mục đích, do đó ngân hàng thường xuyên giám sát, theo dõi tiến độ hoaạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nắm bát các nhu cầu của khách hàng, về nhân lực tài chính, nguồn nguyên liệu đầu vào và đặc biệt là khách hàng của chính các doanh nghiệp CNHH một cách chi tiết, chừng mực để tránh các trường hợp rủi ro đáng tiếc phát sinh.
Chuyên gia 7: Diệp Bảo Châu
Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với ngành CNHT tại NHTM thì ngành CNHT phải có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành CNHT.
xxvii
Chuyên gia 8: La Mai Hàn Trang
Phải giảm thủ tục cấp tín dụng; những bước không quá quan trọng thì nên giảm hoặc linh động bổ sung sau; Nâng mức cho vay, giảm lãi suất, nâng thời gian trả nợ gốc với dự án đầu tư mới, vay cho mục đích thay đổi công nghệ.
Chuyên gia 9: Nguyễn Ngô Long
Phải có thiết chế cho vay CNHT riêng biệt và rõ ràng với các lĩnh vực cho vay khác.
Chuyên gia 10: Châu Bá Long
Đầu tiên các NHTM nên xây dựng các chính sách tín dụng để hỗ trợ phát cho ngành CNHT: về chí phí vốn, tài sản đảm bảo, điều kiện tín dụng… Các chính sách này được phát triển phải dựa trên các chính sách phát triển ngành CNHT hiện nay của Chính phủ trong từng thời kỳ. Như vậy mới có thể đánh giá được hết các hiệu quả theo tiêu chí cho vay của chính sách. Đánh giá các tiêu chí cho vay theo hướng tập trung vào hiệu quả đầu tư của DN, của ngành. Trong hoạt động kiểm soát sau vay, NHTM nên thường xuyên tích cực phối hợp với DN trong việc kiểm tra đánh giá hiệu quả từng món vay, từng dự án đầu tư để kịp thời tư vấn, hỗ trợ, điều chỉnh cho hoạt tín dụng của doanh nghiệp theo hướng đầy đủ và hiệu quả.
Chuyên gia 11: Trịnh Vĩnh Quyền
Phối hợp chặt chẽ, họp báo và công bố các chính sách liên quan đến các chương trình thúc đẩy CNHT đối với các NHTM; Nêu rõ tiêu chuẩn điều kiện và các trường hợp, biểu mẫu điển hình liên quan đến các chương trình để các NHTM và Doanh nghiệp CNHT nhanh chóng nắm bắt và tuân thủ đúng từ đầu.
Chuyên gia 12: Tống Việt Cường
Hỗ trợ về lãi suất, giữ mức ưu đãi lãi suất thấp cho các doanh nghiệp hỗ trợ; Tăng thời gian cho vay trung dài hạn, thường các dự án được Chương trình kích cầu của Thành Phố cho 7 năm nhưng ngân hàng chỉ duyệt cho vay 5 năm, hơn nữa cũng ảnh hưởng đến dòng tiền trả nợ của công ty trong ngắn hạn.
Nội dung 4: Đứng về phía doanh nghiệp Công nghiệp hỗ trợ. Theo Ông/ Bà thì doanh nghiệp cần có những giải pháp nào để thực hiện đúng nghĩa vụ như trong hợp đồng tín dụng?
Chuyên gia 1: Nguyễn Khánh Thắng
Chủ doanh nghiệp cần quản trị công ty tốt, có hiệu quả, dòng tiền luân chuyển tốt, không để bị chiếm dụng vốn quá mức, sử dụng vốn vay đúng mục đích, không đầu tư trái ngành thì sẽ thực hiện đúng nghĩa vụ như trong hợp đồng tín dụng
Chuyên gia 2: Phan Huỳnh Tuấn
Doanh nghiệp cần có nguồn vốn rõ ràng và ổn định để trả nợ vay. Thực hiện kinh doanh có hiệu quả, có thiện chí trả nợ…
Chuyên gia 3: Trần Việt Dũng
Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, có kế hoạch kinh doanh rõ ràng và có chiến lược kinh doanh tốt, có năng lực tài chính cao…
Chuyên gia 4: Lê Thanh Ngọc
Sử dụng vốn vay đúng như trong cam kết của hợp đồng tín dụng, có nguồn tiền ổn định để trả nợ ngân hàng, luôn cố gắng trong tìm kiếm thị trường về lĩnh vực sản xuất.
Chuyên gia 5: Phan Thị Linh
Khi ký hợp đồng tín dụng, khách hàng phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong hợp đồng tín dụng thì mới được ký và thực hiện hợp đồng. Sau khi ký hợp đồng tín dụng, khách hàng cần có trách nhiệm và nghĩa vụ, cụ thể như: Trả gốc và lãi đúng thời hạn quy định trong hợp đồng, trung thực trong các tài sản đảm bảo, vốn vay phải sử dụng đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng…
Chuyên gia 6: Hoàng Thu Hiền
Về phía doanh nghiệp, chúng tôi thực hiện các nội dung như đã cam kết trong các hợp đồng cho vay của ngân hàng, thực hiện trả nợ đúng hạn, trả lãi và cam kết thực hiện tiền cho vay đúng theo nhu cầu đầu tư thực tế nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất từ việc vay vốn, xoay vòng dòng tiền, từ khâu nhập nguyên liệu đàu vào và lên kế hoạch sản xuất cũng như dựu báo được các rủi ro phát sinh trong qua trình sản xuất kinh doanh, từ đó có các giải pháp phù hợp kịp thời, cũng như việc dự báo được các vấn đề về tỷ giá mua bán ngoại tệ nhằm kiểm soát và tăng nguồn hàng nhập về tồn kho để dự phòng biến động tỷ giá, đây cũng là giải pháp để hạn chế việc bán hàng cũng như ổn dịnh tài chính giảm các thâm hụt tài chính, chủ độngtrong việc sản xuất và thực hiện các nghĩa vụ vay vốn đới với ngân hàng.
Chuyên gia 7: Diệp Bảo Châu
Hoạt động kinh doanh thực tế của Doanh nghiệp phù hợp với Phương án kinh doanh đề nghị Ngân hàng cấp tín dụng.
Chuyên gia 8: La Mai Hàn Trang
Đảm bảo tiến độ đầu tư, nâng cấp công nghệ nhanh chóng đi vào sản xuất sản phẩm tạo nguồn thu; Tích cực tìm kiếm thêm khách hàng; nguồn nguyên liệu đầu vào; Cải tiến quy