Có hai phương pháp phân tích như sau:
Phân tích tình huống: là việc đánh giá kết quả của dự án trong một số trường hợp với những điều kiện nhất định của các yếu tố đầu vào. Thường các chủ đầu tư tính toán trên các giả định tốt nhất (giá bán, lượng tiêu thụ, công suất sản xuất và khai thác…) và so sánh với mức biến động của các yếu tố đầu vào theo hướng xấu nhất. Tuy nhiên phương pháp này thể hiện một số hạn chế nhất định: chỉ phản ánh được một vài kết cục của dự án trong khi thực tế có rất nhiều khả năng có thể xảy ra do vậy việc tính xác suất chính xác một tình huống có thể xảy ra là tương đối khó khăn.
Phân tích mô phỏng: Phương pháp này có thể hạn chế được nhược điểm của phương pháp trên. Nó đề cập đến phạm vi kết cục có thể xảy ra chứ không phải là một tình huống cụ thể. Trong phạm vi đó đường biểu diễn hàm mật độ xác suất là một đường liên tục và việc tính toán các hệ số đo lường rủi ro sẽ chính xác hơn.Tuy nhiên áp dụng phương pháp này đòi hỏi người phân tích phải có các kỹ năng kinh nghiệm tốt và phải có sự trợ giúp của các phần mềm kỹ thuật hiện đại.
Ưu điểm:Phân tích độ nhạy cung cấp một phương tiện hữu hiệu để xem xét rủi ro dự án, giúp Ngân hàng loại bỏ các dự án có độ rủi ro cao khi các yếu tố đầu vào thay đổi, thương lượng với nhà đầu tư các cách giải quyết, quản lý các nhân tố đầu vào có nhiều biến động trong trường hợp rủi ro có thế chấp nhận được.
Nhược điểm:
- Rủi ro dự án không chỉ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm mà còn phụ thuộc vào phạm vi các giá trị có thể có của những đại lượng đầu vào được phản ánh trong sự phân bố xác suất của chúng.
- Phân tích độ nhạy chỉ xem xét khía cạnh sự thay đổi của các yếu tố đầu vào nên sự phân tích có thể chưa đầy đủ, hơn nữa có thể gặp khó khăn khi các yếu tố cùng thay đổi .
Nhìn chung dù áp dụng phương pháp nào thì mục đích cuối cùng trong phần phân tích độ nhạy phục vụ cho mục đích xác định độ rủi ro của dự án, đánh giá thông qua mối quan hệ với hiệu quả tài chính, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ Ngân hàng và Ngân hàng có chấp nhận được ở ngưỡng rủi ro đó hay không? Trong trường hợp Ngân hàng chấp nhận rủi ro thì cần phải thực hiện các biện pháp hạn chế để hạn chế rủi ro như thế nào? Giải pháp cụ thể tùy thuộc vào cơ chế và chính sách của từng Ngân hàng.
Trên đây là nội dung lý luận chung về phương pháp thẩm định tài chính dự án, các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án. Để tiếp tục chúng ta tiếp tục tìm hiểu nội dung của chương tiếp theo: thực trạng về tính hình thẩm định tài chính dự án tại VPBank.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPBANK)
2.1. Thông tin khái quát về Ngân hàng VPBank
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động là 99 năm.
Trải qua hơn 18 năm hoạt động, đến nay VPBank đã có tổng số 182 chi nhánh và Phòng giao dịch trải khắp trên toàn quốc. Mạng lưới gồm: 1 Hội sở chính, 1 Sở Giao dịch, hơn 180 chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội và trải khắp các tính và vùng miền từ Bắc vào miền Nam; 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union; 2 công ty trực thuộc là: Công ty quản lý và khai thác tài sản AMC và công ty chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBS.
Từ số vốn điều lệ ban đầu khi thành lập là 20 tỷ đồng, đến ngày 01/10/2008 VPBank đã có vốn điều lệ là 2.117,4 tỷ đồng, đã tăng lên mức 4.000 tỷ đồng trong năm 2010. Ngày 08/9/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản số 7067/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ năm 2011 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) lên
5.050 tỷ đồng.
Về nhận sự, ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng CBNV chỉ có 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2010, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là hơn: 3.000 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học.
VPBank đã liên tục giành được các danh hiệu, giải thưởng uy tín trong và ngoài nước: năm 2005 được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trao tặng bằng khen, năm 2006 được Ngân hàng Nhà nước xếp loại A, năm 2007 giành chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam - là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ chip tại Việt Nam - cho sản phẩm thẻ chip VPBank Platinum Master Card, nhiều năm liên tục giành Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do các tổ chức uy tín nước ngoài trao tặng: Union Bank - Mỹ, The Bank of NewYork, CitiBank - Mỹ, Wachovia Bank - Mỹ.v.v.
Các sự kiện đáng ghi nhớ trong quá trình phát triển VPBank từ khi được thành lập đến nay:
VPBank được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập số 0042/NH – GP VPBank chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu hai mươi (20) tỷ đồng, được phép thực hiện các nghiệp vụ chính của ngân hàng thương mại trong chín mươi chín (99) năm. VPBank tăng vốn điều lệ lên 174,9 tỷ đồng, đã chào bán thành công 20% vốn cổ phần cho 2 cổ đông là VietNam Fund và Dragon Financial Holding Ltd. Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Oversea Chinese Banking Corporation (OCBC). Khai trương Công ty quản lý Tài sản VPBank AMC. Công ty TNHH Chứng khoán VPBank chính thức hoạt động. Dự án phần mềm T24 Core Banking được chính thức hoàn thành và bắt đầu phục vụ các khác hàng của VPBank. Nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. NHNN chấp thuận cho VPBank bán thêm 5% cổ phần cho Oversea Chinese Banking Corporation (OCBC) tăng số cổ phần sở hữu của OCBC tại VPBANK lên thànhh 15% và nâng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng. Đổi tên Ngân hàng thành “Ngân hàng TMCP Việt nam Thịnh vượng” Ngày 08/9/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản số 7067/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ năm 2011 từ 4.000 tỷ đồng lên 5.050 tỷ đồng. |
10/09/1993 |
18/03/1996 |
21/03/2006 |
05/07/2006 |
25/12/2006 |
21/10/2007 |
31/12/2007 |
04/08/2008 |
21/8/2010 |
08/9/2011 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - 1
- Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - 2
- Khấu Hao Và Vấn Đề Xác Định Thời Gian Khấu Hao
- Chuyển Tiền Trong Nước Và Thanh Toán Quốc Tế
- Chi Phí Khấu Hao Tài Sản Cố Định (Đơn Vị Tính: Triệu Vnđ)
- Dòng Tiền Dự Án Và Các Chỉ Tiêu Tài Chính Mới Như Sau:
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2 năm kỳ gần nhất: (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu | Năm 2009 | Năm 2010 | |
1 | Thu nhập lãi thuần | 773.221 | 1.077.037 |
2 | Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ | 221.410 | 136.920 |
3 | Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối | (9.364) | 19.211 |
4 | Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán | (59.303) | 9.251 |
5 | Lãi /lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư | 5.112 | (27.131) |
6 | Lãi/lỗ từ hoạt động khác | 71.058 | 19.810 |
7 | Thu nhập từ góp vốn mua cổ phiếu | 12.696 | 7.966 |
8 | Lợi nhuận trước thuế | 382.632 | 663.144 |
9 | Lợi nhuận sau thuế | 293.565 | 503.325 |
TT
Chiến lược
Với chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ để thành công, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đang thay đổi từng ngày với tham vọng sẽ trở thành một trong 05 Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2014.
Sứ mệnh phát triển
VPBank hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
- Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng bằng các sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
- Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động.
- Đối với cổ đông và cộng đồng: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ tức cao hàng năm, chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.
Giá trị cốt lõi
Định hướng khách hàng là nền tảng mọi hoạt động.
Kết hợp hài hòa lợi ích khách hàng, nhân viên, cổ đông và cộng đồng là sợi chỉ xuyên suốt mọi hành động.
Xây dựng văn hóa Ngân hàng theo phương châm tạo dựng một tập thể đoàn kết, tương trợ, văn minh, không ngừng học hỏi để hoàn thiện, v.v.
Công nghệ tiên tiến và quản trị thông tin có khoa học là cơ sở để tăng tốc và duy trì sức mạnh. Đội ngũ nhân viên luôn minh bạch và có tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và sáng tạo là cơ sở cho thành công của Ngân hàng.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của VPBank
SƠ ĐỒ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VPBANK
2.2.3. Các hoạt động kinh doanh chính của VPbank
2.2.3.1. Huy động vốn
Thị trường 1: Huy động vốn từ thị trường 1 thị trường tập trung huy động vốn vào các đối tượng là cá nhân và các tổ chức kinh tế. Đây là một trong các ưu thế vượt trội của VPBank so với các Ngân hàng khác do mạng lưới tương đối rộng và trải dài khắp các vùng miền trong cả nước.
Thị trường 2: Đây là mảng thị trường tập trung huy động của các định chế tài chính, thị trường liên Ngân hàng. Bên cạnh việc kinh doanh liên ngân hàng, VPBank còn nhận tài trợ của các tổ chức quốc tế nhý Nova Scotia Bank và nhận ủy thác Đầu tý của các tổ chức trong và ngoài nước để tài trợ cho các dự án trọng điểm đóng góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế.
Bảng 2.2: Bảng huy động tiền gửi Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu | 31/12/2008 | 31/12/2009 | 31/12/2010 | ||||
1 | Huy động từ khách hàng | 14.23 | 16.49 | 23.969 | |||
2 | Huy động từ thị trường liên Ngân hàng | 1.278 | 7.476 | 13.782 | |||
478 | 1.216 | ||||||
3 | Huy động khác | 101 | |||||
24.444 | 38.976 | ||||||
4 | Tổng huy động | 15.609 | |||||
2.2.3.2. Dịch vụ tín dụng
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm của
VPBank.
VPBank thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Việc tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt động cho Ngân hàng. Cùng với phương châm phân tán rủi ro, VPBank đã hỗ trợ tích cực cho các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, và đáp ứng các nhu cầu tín dụng tiêu dùng cho các cá nhân.
Dư nợ tín dụng của VPBank qua các năm như sau:
Bảng 2.3: Bảng dư nợ cho vay Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu | 31/12/2008 | 31/12/2009 | 31/12/2010 | ||
1 | Dư nợ cho vay ngắn hạn | 6.047 | 8.754 | 16.338 8.985 25.323 | |
2 | Dư nợ cho vay trung và dài hạn | 6.938 | 7.059 | ||
3 | Tổng dư nợ | 12.985 | 15.813 |
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm của VPBank
Chất lượng tín dụng của VPBank vẫn đảm bảo được yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và quy chế của VPBank. Tỷ lệ nợ xấu (gồm tổng dư nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 phân loại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trên tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng) của VPBank cuối năm 2008 ở mức 3,41% trên tổng dư nợ do khó khăn chung của nền kinh tế và dư nợ giảm. Tuy nhiên mức này vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung của ngành ngân hàng Việt Nam (khoảng trên 7%). Sang năm 2009 VPBank đã tích cực xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp hữu hiệu, và kết quả là tỷ lệ nợ xấu đã được giảm xuống mức 1,63%, đến hết năm 2010 tỷ lệ nợ xấu đã giảm chỉ còn 1,23%.
Bảng 2.4: Phân tích chất lượng cho vay Đơn vị tính: tỷ đồng
31/12/2008 | 31/12/2009 | 31/12/2010 | |
Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) | 12.046 | 15.352 | 24.727 |
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) | 497 | 204 | 291 |
Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) | 248 | 38 | 102 |
Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) | 139 | 68 | 70 |
Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) | 55 | 152 | 141 |
12.985 | |||
Tổng cộng | 15.813 | 25.323 | |
Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) | 442 | 258 | 314 |
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ | 3,41% | 1,63% | 1,23% |
Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất qua các năm của VPBank
Tỷ lệ dư nợ trung hạn chiếm tỷ lệ khoảng 40-50% tổng dư nợ. Trong dơ nợ tín dụng trung dài hạn tỷ lệ cho vay tài trợ dự án chiếm tỷ lệ 50 - 60%, doanh số cho vay cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Phân loại nợ cho vay Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu | 31/12/2008 | 31/12/2009 | 31/12/2010 | |
1 | Nợ ngắn hạn | 7.141 | 8.753 | 16.339 |
2 | Nợ trung dài hạn | 5.844 | 7.060 | 8.984 |
Trong đó cho vay đầu tư dự án | 2.922 | 3.530 | 4.492 | |
3 | Tổng cộng | 12.985 | 15.813 | 25.323 |
Tỷ lệ cho vay tài trợ dự án chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ cho vay