Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - 2

Theo mục tiêu đầu tư:

- Đầu tư tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

- Đầu tư đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng.

- Đầu tư thay đổi máy móc thiết bị, dây truyền công nghệ.

- Đầu tư mở rộng xuất khẩu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ…

Mục tiêu của nhà đầu tư sẽ được thể hiện các kết quả tài chính, kết quả kinh tế và kết quả xã hội. Mỗi nhà đầu tư theo đuổi các mục tiêu khác nhau sẽ có gắng tối đa hóa kết quả đó. Muốn tối đa hóa lợi ích đầu tư phải hoạt động thông qua các dự án đầu tư, vậy trước hết chúng ta cần tìm hiểu khái niệm dự án đầu tư là gì.

1.1.2. Dự án đầu tư

Khái niệm Dự án đầu tư: là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư mới, mở rộng, cải tạo những đối tượng nhằm đạt sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hay nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Nội dung của dự án thể hiện trong Báo cáo tiền khả thi, khả thi hay Báo cáo đầu tư, phản ánh các kết quả nghiên cứu thị trường, các đặc điểm kỹ thuật, công nghệ, tài chính dự án, môi trường pháp lý...

Xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, đầy đủ, khoa học và toàn diện, một phương án đầu tư trong tương lai. Đây là phương tiện chủ yếu và cơ bản để chủ đầu tư sử dụng nhằm nhận được sự ủng hộ từ phía Chính phủ cũng như các tổ chức tài chính.

Xét ở góc độ quản lý: Dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét phê duyệt, cấp phép đầu tư, căn cứ quan trọng để đánh giá và đưa ra các điều chỉnh kịp thời những tồn tại vướng mắc trong quá trình triển khai và khai thác dự án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

1.1.3. Tài chính dự án

Tài chính dự án: Tài chính dự án được hiểu là toàn bộ hoạt động tài chính dự án liên quan đến hoạt động đầu tư, vận hành và khai thác dự án.

Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - 2

Vấn đề quan trọng cần nhấn mạnh ở đây tài trợ cho “tài chính dự án” có sự khác biệt với cho vay các dự án trung dài hạn. Sản phẩm cho vay trung dài hạn chỉ thể hiện quan hệ cũng như cam kết giữa hai bên: Bên cho vay vốn (Ngân hàng) và Bên vay (doanh nghiệp) hoạt động chung của dự án đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng và lợi nhuận doanh nghiệp. Cho vay “tài chính dự án” (project finance) liên quan tới việc thực hiện các cam kết và phân bố rủi ro giữa chủ đầu tư với các bên liên quan như: Công ty quản lý dự án và ngân hàng (đơn vị tài trợ vốn) thông

qua việc sử dụng các mô hình hóa tài chính dự án để đảm bảo sự hiệu quả, thành công và đảm bảo về tiến độ của dự án.

1.2. Thẩm định dự án đầu tư

1.2.1. Khái niệm

Thẩm định dự án đầu tư là việc rà soát, kiểm tra lại một cách khoa học, khách quan, toàn diện mọi khía cạnh liên quan đến dự án nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

1.2.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định tài chính dự án đầu tư: là rà soát, đánh giá lại một cách khoa học và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên các giác độ của nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn hay Công ty quản lý dự án.

Công tác thẩm định dự án tại các Ngân hàng ngày càng trở lên quan trọng và có ý nghĩa hơn vì với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư, NHTM đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tài trợ dự án của Ngân hàng không hiệu quả không những ảnh hưởng đến Ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế.

1.3. Chu trình thực hiện dự án đầu tư

Chu trình thực hiện dự án đầu tư gồm 03 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, triển khai đầu tư và giai đoạn kết thúc, đánh giá kết quả đầu tư.

1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

- Nghiên cứu cơ hội đầu tư

- Nghiên cứu tiền khả thi

- Nghiên cứu khả thi

- Thẩm định và ra quyết định đầu tư

1.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Khảo sát, thiết kế, lập dự toán

- Dự kiến mua thiết bị, công nghệ, vật tư kỹ thuật

- Tổ chức đấu thầu, chọn thầu và giao nhận thầu

- Giám sát thi công đúng thiết kế

- Tiến hành vận hành, chạy thử

- Bàn giao, đưa công trình vào khai thác

1.3.3. Giai đoạn kết thúc đầu tư

- Tổ chức sản xuất kinh doanh

- Kết thúc dự án

- Đánh giá sau dự án

1.4. Xác định dòng tiền dự án đầu tư

Xem xét trên góc độ tài chính thì đầu tư là việc bỏ tiền chi ra ngày hôm nay để hi vọng thu về các khoản thu nhập lớn hơn trong tương lai. Do vậy đầu tư là một quá trình phát sinh ra các dòng tiền bao gồm dòng tiền ra và dòng tiền vào của dự án. Dòng tiền của dự án là hiệu số giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra hay còn gọi là Ngân lưu ròng.

Việc xác định dòng tiền của dự án là một vấn đề khó khăn và phức tạp, liên quan đến nhiều nhân tố khác nhau, các nhân tố ảnh hưởng và các biến số giả định, đặc biệt là việc xác định dòng tiền vào. Bên cạnh đó, việc xây dựng các giả định phải được xây dựng trên cơ sở và căn cứ đáng tin cậy. Nếu dòng tiền giả định không chính xác sẽ dẫn đến đánh giá hiệu quả đầu tư bị sai lệch. Những sai lầm trong việc xác định dòng tiền dẫn đến những kết luận sai về việc chấp nhận hay loại bỏ dự án đầu tư.

1.4.1. Nguyên tắc xác định dòng tiền của dự án

+ Đánh giá dự án cần dựa trên cơ sở dòng tiền tăng thêm do dự án đầu tư đưa ra chứ không dựa vào lợi nhuận kế toán. Dòng tiền mặt cho phép nhà đầu tư biết được lượng tiền thực có ở từng thời điểm mà doanh nghiệp được phép sử dụng để có thể có những quyết định mới: dùng tiền để trả nợ, hoặc trả cổ tức cho cổ đông, hoặc tăng vốn luân chuyển, hoặc đầu tư tài sản cố định… Trong đó nếu sử dụng lợi nhuận kế toán thì không thể đưa ra được các quyết định như vậy. Bởi vậy lợi nhuận kế toán một mặt phụ thuộc vào phương pháp hạch toán kế toán, mặt khác doanh thu để tính lợi nhuận kế toán bao gồm cả doanh thu bán chịu, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng lại không có tiền. Đây điểm khác cơ bản giữa dòng tiền ròng dự án và lợi nhuận kế toán.

+ Phải tính đến chi phí cơ hội khi xem xét dòng tiền của dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng vẫn được tính vào vì đó là một khoản thu nhập mà doanh nghiệp phải mất đi khi thực hiện dự án.

+ Không tính chi phí chìm vào dòng tiền dự án. Chi phí chìm các chi phí phát sinh từ trước khi hình thành dự án và không phụ thuộc vào việc dự án có được phê duyệt và thực hiện hay

không. Chi phí chìm không phải là chi phí làm tăng thêm nên không bao hàm trong phân tích.

+ Phải tính đến yếu tố lạm phát khi xem xét dòng tiền. Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền thu và dòng tiền chi, đồng thời ảnh hưởng đến chi phí cơ hội của vốn. Lạm phát cao có thể làm thu nhập mang lại từ dự án trong tương lai không đủ bù đắp cho các khoản đầu tư hôm nay. Do vậy nếu có lạm phát phải tính đến ảnh hưởng của lạm phát đến dòng tiền và tỷ suất chiết khấu khi đánh giá dự án.

+ Ảnh hưởng chéo: Phải tính đến ảnh hưởng của dự án đến các bộ phận khác của doanh nghiệp.

Một vấn đề cần lưu ý cần tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ. Việc tách bạch quyết định tài trợ ra khỏi quyết định đầu tư nhằm hiểu rõ thêm tính chất khả thi về tài chính của bản thân dự án, tức là dự án có sinh lợi đáng để đầu tư hay không là do bản thân của dòng tiền sinh ra từ nội bộ dự án chứ không phải do tác động của dòng tiền từ nguồn tài trợ bên ngoài.

1.4.2. Xác định dòng tiền chi của dự án (dòng tiền ra)

Những khoản chi liên quan đến việc bỏ vốn thực hiện đầu tư tạo thành dòng tiền ra của chủ đầu tư. Tùy theo tiến độ thực hiện dự án mà vốn bỏ ra rải rác trong nhiều năm hay một lần. Thông thường đối với các dự án đầu tư điển hình thì nội dung dự án đầu tư cho dự án bao gồm:

+ Chi phí ban đầu: bao gồm chi phí hình thành dự án và chi phí đất (đất giao hoặc đất thuê của Nhà nước).

+ Chi phí đầu tư tài sản cố định: những khoản chi để hình thành nên tài sản cố định vô hình và hữu hình, chi phí mua thiết bị, chi phí liên quan đến hiện đại hóa và để nâng cấp máy móc thiết bị khi dự án đi vào hoạt động.

+ Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội muốn đề cập đến là phần thu nhập cao nhất có thể có được từ tài sản sở hữu của doanh nghiệp nếu nó không được sử dụng vào dự án. Chi phí này không phải là chi phí thực để có thể đưa vào hạch toán, tuy nhiên khi đánh giá hiệu quả của dự án phải đưa chi phí này vào phân tích để có thể phân tích đánh giá hiệu quả thực sự của dự án.

+ Chi phí vận hành: toàn bộ các chi phí để phục vụ cho hoạt động vận hành dự án.

+ Vốn lưu động thường xuyên: được xác định bằng tổng tài sản lưu động trừ đi nguồn vốn ngắn hạn. Thực vậy do tài sản lưu động tăng lên có thể được tài trợ một phần bằng các khoản vốn chiếm dụng khác. Do vậy nhu cầu về vốn lưu động ròng dương nghĩa là ngoài phần vốn tài trợ vào TSCĐ, doanh nghiệp cần phải có một nguồn vốn tài trợ cho tài sản lưu động trong thời gian vận hành, khai thác dự án.

1.4.3. Xác định dòng tiền thu của dự án (dòng tiền vào)

Mỗi dự án đều sẽ đưa lại khoản thu nhập ở một hay một số thời điểm khác nhau trong tương lại tạo thành dòng tiền của dự án. Các dòng tiền thu của dự án bao gồm:

+ Dòng tiền thuần hoạt động hàng năm: là khoản chênh lệch giữa số tiền thu được và số tiền chi ra phát sinh từ hoạt động hàng năm. Hay có thể tính gián tiếp dòng tiền thuần hoạt động hàng năm = Lợi nhuận sau thuế hàng năm + Khấu hao tài sản cố định hàng năm.

+ Số tiền thuần từ thanh lý tài sản khi kết thúc dự án: là có tiền còn lại thu thu nhập thanh lý tài sản sau khi đã nộp thuế thu nhập và thanh lý tài sản (nếu có).

+ Thu hồi vốn lưu động thường xuyên đã ứng ra: Khi dự án đi vào hoạt động, doanh nghiệp đã đầu tư vốn lưu động thường xuyên, cần thiết. Toàn bộ số vốn lưu động đã ứng ra sẽ được thu hồi lại đầy đủ theo nguyên tắc số vốn lưu động đã ứng ra bao nhiêu sẽ thu hồi hết bấy nhiêu. Phương pháp áp dụng: có thể thu hồi dần hoặc thu hồi toàn bộ một lần khi kết thúc dự án.

1.4.4. Dòng tiền dự án - Ngân lưu ròng (Cash Flow)

Thu nhập ròng hay Ngân lưu ròng của một dự án đầu tư là căn cứ để đánh giá dự án đầu tư, được xác định dựa vào số chênh lệch giữa dòng tiền nhận được và dòng tiền chi ra.

Sự khác biệt giữa dòng tiền dự án và lợi nhuận từ Bảng cáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Dòng tiền dự án không hoàn toàn giống khái niệm thu nhập của kết quả kinh doanh trong các Báo cáo tài chính doanh nghiệp do kế toán lập. Tuy nhiên những dự báo về thu chi của dự án được lập theo phương pháp kế toán là căn cứ để xác định thu nhập ròng của dự án. Theo phương pháp kế toán, việc xác định thu nhập và chi phí dựa trên cơ sở các khoản thu chi đã hoàn tất. Còn theo phương pháp xác định dòng tiền, chúng ta chỉ tính thu, chi tại thời điểm ghi nhận nó.

Trong Báo cáo kết quả kinh doanh thì khấu hao được khấu trừ vào chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ, nhưng thực tế khấu hao không phải là chi phí bằng tiền, khấu hao chỉ làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, do vậy khấu hao được coi là một nguồn thu của dự án.

Đối với các nhà đầu tư dù đứng ở góc độ nào đều mong muốn dòng tiền vào của dự án sau khi trừ đi dòng tiền ra và cùng chiết khấu về thời điểm hiện tại phải đảm bảo có lãi đầu tư. Tuy nhiên sau khi kết thúc giai đoạn đầu tư và dự án đi vào hoạt động không phải giá trị đầy đủ của các luồng tiền hoạt động đầu tư đều thích hợp cho sự phân tích. Vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư quan tâm là dòng tiền sau thuế.

Để tính được dòng tiền dự án chúng ta bắt đầu bằng công thức sau:

Ký hiệu:

EBITDA: Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao

EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay

DA: Khấu hao

NI: Thu nhập ròng

T: Thuế thu nhập doanh nghiệp

CF: Ngân lưu ròng dự án


EBIT = EBITDA - DA (1.1)

Bên cạnh đó, ta có:


NI = EBIT (1-T) = (EBITDA - DA) * (1-T) (1.2)

Triển khai công thức (2) ta có:


NI = EBITDA (1-T) - DA (1-T) = EBITDA (1-T) - DA + DA*T


Cộng 2 vế với DA ta có: NI + DA = EBITDA (1-T) + DA*T Ta lại có: NI + DA = CF (3)

Do vậy, công thức tính dòng tiền ròng dự án (Cash Flow) như sau:


CFS = EBITDA (1-T) + DA*T (1.3)


Qua công thức trên ta thấy việc tiết kiệm thuế từ khấu hao là một phần thu nhập hoạt động của dự án. Tiết kiệm thuế do khấu hao là một phần thu nhập hoạt động, còn tiết kiệm thuế do chi phí lãi vay liên quan tới phương pháp tài trợ của dự án.

Dòng tiền theo quan điểm của tổng đầu tư: Đây là phương pháp cơ bản trong xác định dòng tiền của dự án. Ngân hàng tài trợ dự án đứng trên quan điểm của tổng đầu tư. Các ngân hàng cho vay sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án. Mục đích xem xét dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn cho vay. Ngân hàng chỉ cần quan tâm đến dòng Ngân lưu của theo quan điểm của tổng đầu tư vì nhà cho vay được ưu tiên nhận trước dòng thu của dự án mà không có nghĩa vụ phải “chia sẻ rủi ro” với chủ sở hữu.

Để thuận tiện trong việc hoạch định dòng tiền chúng ta dùng quy ước sau:


+ Số vốn đầu tư ban đầu được quy ước phát sinh ra ở thời điểm t = 0

+ Dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra của dự án có thể phát sinh ra ở các thời điểm khác nhau trong một năm đều được quy về thời điểm cuối năm để tính toán.

Sau khi xác định được dòng tiền ròng của dự án chúng ta có thể sử dụng dòng tiền ròng này cùng với tỷ suất chiết khấu nhất định để xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Cách xác định suất chiết khấu sẽ trình bày chi tiết ngay sau đây .

1.5. Xác định chi phí sử dụng vốn hay tỷ suất chiết khấu (WACC)

Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến quyết định đầu tư là tỷ suất chiết khấu của dự án. Tỷ suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà công ty phải trả khi đầu tư vào dự án hay suất sinh lợi mà các nhà đầu tư đòi hỏi từ chứng khoán của công ty, nếu rủi ro của dự án bằng rủi ro của công ty. Nếu rủi ro của dự án cao hơn rủi ro của công ty thì suất sinh lời yêu cầu tối thiểu đối với dự án phải cao hơn suất sinh lời đối với công ty. Chi phí sử dụng vốn được xác định trên thị trường vốn và phụ thuộc vào rủi ro của công ty hoặc rủi ro của dự án.

1.5.1. Chi phí sử dụng vốn bộ phận

Chi phí sử dụng vốn bộ phận: là chi phí mà công ty hoặc dự án phải trả khi huy động nguồn vốn đó. Chi phí sử dụng nợ và chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu.

Chi phí sử dụng nợ: công ty có thể huy động nợ dưới hình thức vay của các tổ chức tài chính trung gian hay huy động vốn trái phiếu. Chi phí trả lãi được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế. Vì vậy chi phí sử dụng nợ của doanh nghiệp chính là chi phí đã được điều chỉnh hay chi phí sử dụng vốn vay sau thuế. Có thể thấy chi phí sử dụng vốn vay sau thuế sẽ thấp hơn chi phí sử dụng vốn vay trước thuế, từ đó giảm bớt gánh nặng chi phí sử dụng vốn đối với vốn vay đó cũng là tác động “lá chắn thuế” của lãi vay.

Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi: Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi chính là chi phí mà công ty phải trả cho việc huy động vốn cổ phần ưu đãi. Đối với công ty cổ phần, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là tỷ suất sinh lời tối thiểu cần phải đạt được khi huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi để đầu tư sao cho thu nhập trên 1 cổ phần hay giá cổ phiếu của công ty không bị sụt giảm. Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi được xác định bằng công thức sau: Rf = Df/Pfn

Trong đó:

Rf: Chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi Df: Cổ tức của một cố phiếu ưu đãi Pfn: Giá ròng của một cổ phiếu ưu đãi.

Cổ tức ưu đãi không được khấu trừ thuế khi tính thu nhập chịu thuế. Vì vậy chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi không được điều chỉnh thuế. Điều này làm cho chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi cao hơn chi phí sử dụng nợ và các công ty thích sử dụng đòn bẩy tài chính bằng nợ hơn sử dụng cổ phần ưu đãi.

Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường:

Để ước lượng chi phí vốn cổ phần thường (bao gồm lợi nhuận giữ lại và số cổ phần tăng thêm) hay xác định suất sinh lời yêu cầu của vốn chủ sở hữu, ta có 2 cách tiếp cận: (1) dùng mô hình tăng trưởng cổ tức, (2) dùng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM).

Vấn đề đặt ra xác định tỷ suất sinh lợi nhuận của chủ đầu tư dựa vào phương trình dưới đây hay còn được gọi là mô hình CAMP:

Ta có công thức như sau: RE = RF + (RM – RF) x β (1.4)


Trong đó:

RE: Suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư vào một tài sản. RF: Lợi suất tài sản phi rủi ro

RM: Lợi suất của tài sản có độ rủi ro thị trường

β: Hệ số rủi ro của tài sản đầu tư so với rủi ro bình quân của thị trường.

Để vận dụng mô hình này ta phải biết lợi suất phi rủi ro, lãi suất đền bù rủi ro thị trường và ước lượng hệ số β tương đương. Trong thực tế để xác định được hệ số β là tương đối khó khăn vì nó còn chịu ảnh hưởng của mỗi ngành kinh doanh trong từng thời kỳ, thông thường nếu dự án có rủi ro tương đương rủi ro công ty thì ta dùng hệ số β của công ty, nếu dự án có rủi ro lớn hơn rủi ro công ty ta phải tăng hệ số rủi ro.

1.5.2. Chi phí vốn trung bình có trọng số

Trong phần trên đã xem xét chi phí của từng nguồn vốn tài trợ riêng biệt. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, mỗi nguồn tài trợ lại có chi phí sử dụng không giống nhau. Do vậy, cần xác định chi phí sử dụng vốn bình quân. Chi phí vốn bình quân WACC được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và được xác định bằng công thức sau:

Thực vậy, ta có công thức tính WACC như sau:


WACC = ( ) x R x (1-T) + ( ) x R

D

E

V

D

V

E

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023