Thực Trạng Về Hoạt Động Đảm Bảo Thể Lực Tại Các Doanh Nghiệp


Bảng 2.4 Thực trạng về hoạt động đảm bảo thể lực tại các doanh nghiệp



Các chỉ tiêu


Kém


Chưa tốt


Bình thường


Tốt


Rất tốt


Giá trị trung bình

Đơn vị tính: %


Điều kiện và môi trường làm việc


-


17,1


30,5


46,9


5,5


3,41


Việc bố trí, sắp xếp thời gian làm việc cho NLĐ


6,1


48,9


27,2


15,8


2,0


2,59


Công tác đảm bảo thể chất cho NLĐ


-


40,8


32,5


19,1


1,1


2,80


Công tác đảm bảo tinh thần cho NLĐ


1,5


46,5


38,0


9,2


4,8


2,69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên - 8

(Nguồn: Điều tra của tác giả 2017)


Với đặc thù của ngành DL, phải thường xuyên chịu sức ép tâm lý và làm việc trong môi trường phức tạp, phục vụ đối tượng khách hàng đến từ các vùng miền khác nhau, các quốc gia khác nhau, lao động trong ngành DL phải luôn luôn trang bị cho mình một sức khoẻ bền bỉ, dẻo dai, sẵn sàng ứng phó với những áp lực công việc. Vì vậy, lao động có sức khoẻ tốt luôn là một yêu cầu được các DN kinh doanh DL hết sức chú trọng và được đảm bảo qua khâu tuyển dụng lao động. Một sức khoẻ dẻo dai cùng với môi trường làm việc tốt sẽ tạo điều kiện cho NLĐ phát huy


năng lực làm việc tối đa. Qua khảo sát thực tế các DN hoạt động trong lĩnh vực DL trên địa bàn tỉnh, công tác đảm bảo sức khoẻ thể chất tuy có nhỉnh hơn công tác đảm bảo sức khoẻ tinh thần cho NLĐ tại các DN nhưng nhìn chung vẫn ở mức trung bình (lần lượt là 2,80 và 2,69 điểm), trong đó chỉ có khoảng 20,2% và 14,0% NLĐ cho rằng công tác đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần nơi mình làm việc tốt và rất tốt; tiếp đến là 40,8% và 48,0% NLĐ cho rằng công tác đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần nơi mình làm việc chưa tốt; còn lại 32,5% và 38,0% NLĐ đánh giá ở mức tương đối. Điều này phản ánh, bên cạnh các DN đã thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm thể lực cho NLĐ cũng tồn tại không ít các DN thiếu quan tâm cải thiện thể lực cũng như khả năng tái tạo sức lao động cho NLĐ.

Các nghiên cứu, báo cáo của các nhà khoa học và thực tiễn chỉ ra rằng điều kiện lao động xấu, làm thêm nhiều giờ sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động và nếu kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần NLĐ. Theo kết quả điều tra ở bảng 2.4, điều kiện và môi trường tại nới làm việc được NLĐ đánh giá là tốt, đạt 3,41 điểm. Tuy nhiên, việc bố, trí sắp xếp thời gian làm việc cho NLĐ có vẻ chưa khoa học và hợp lý (chỉ đạt 2,59 điểm) khi mà phần lớn nhân viên cho rằng chưa tốt (48,9%) và kém (6,1%). Điều này phần nào cho thấy để ứng phó với tính mùa vụ đặc trưng trong ngành DL, nhằm tiết kiệm chi phí, các DN đã lãng quên đi việc bố trí, sắp xếp thời gian làm việc nhằm đảm bảo sức khoẻ cho NLĐ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực của NLĐ và làm giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ khi đến tay du khách.

2.2.2. Trí lực


Về trình độ học vấn: với đặc thù là một ngành dịch vụ, hoạt động chủ yếu là phục vụ, có nhiều lĩnh vực không đòi hỏi trình độ học vấn cao, do vậy lao động tại các DN du lịch đa phần là lao động có trình độ thấp.


Bảng 2.5 Thực trạng trình về độ học vấn của lao động tại các doanh nghiệp du lịch

(Đơn vị tính: Người)



Chỉ tiêu


Tổng

Trên đại học

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Phổ thông trung học

Lễ tân

54

-

16

14

15

4

5

Phục vụ buồng

72

-

-

20

15

11

26

Phục vụ bàn, bar

138

-

3

28

33

10

64

Nhân viên bếp

53

1

2

6

9

8

27

Hướng dẫn viên

22

1

6

7

8

-

-

Nhân viên lữ hành

54

-

3

11

16

9

15

Nhân viên lái xe

33

-

-

1

15

2

15

Nhân viên khác

30

-

-

-

-

5

25

Tổng

456

2

30

87

111

49

177

Tỷ trọng (%)

100,0

0,4

6,6

19,1

24,3

10,7

38,8

(Nguồn: Điều tra của tác giả 2017)


Theo kết quả khảo sát tại bảng 2.5, trình độ học vấn của lao động tại các DN hoạt động DL còn rất hạn chế, cụ thể lao động trình độ phổ thông trung học chiếm tỷ trọng cao nhất 38,8% và gấp đôi số lao động có trình độ cao đẳng (19,1%); tiếp theo là lao động trình độ trung cấp chiếm 24,3%; lao động trình độ sơ cấp chiếm 10,7%; số lao động có trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ khiêm tốn 7,0%. Trong đó, lao động phổ thông thường tập trung ở các nghề phục vụ bàn, bar, phục vụ buồng và nhân viên bếp. Cả ba bộ phận lao động này đều thuộc lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Lao động có trình độ học vấn đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp và phần lớn là nhân viên lễ tân, và một số ít là hướng dẫn viên DL, nhân viên lữ hành…


Nhìn chung, lao động khâu phục vụ lưu trú, ăn uống vẫn là khâu có trình độ thấp hơn những hoạt động khác do nhu cầu về nhân lực ở hoạt động này cao hơn cộng thêm phần lớn số nhân viên làm việc đều theo hợp đồng tạm thời trong mùa DL và được giải phóng sau khi hoạt động DL kết thúc.

Bảng 2.6 Thực trạng lao động đã qua đào tạo tại các doanh nghiệp du lịch



Chỉ tiêu

Đơn vị

tính


2011


2012


2013


2014


2015

Tăng bình quân hằng

năm (%)

Trên đại học


Người

0

0

0

1

2

-

Đại học – Cao đẳng

101

102

111

112

148

9,3

Trung cấp – Sơ cấp

456

460

502

506

518

3,6

Đào tạo tại chỗ và ngắn hạn


503


508


552


551


512


- 0.1

Tổng

1.060

1.070

1.165

1.170

1.180

2,5

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)


Về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ: Theo số liệu thống kê tại bảng 2.6, giai đoạn 2011- 2015, dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm là nhóm lao động có trình độ đào tạo đại học – cao đẳng đạt 9,3% năm, tiếp đến là nhóm lao động có trình độ đào tạo trung cấp – sơ cấp đạt 3,6% năm và đến nhóm lao động đào tạo tại chỗ và ngắn hạn đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Mặc dù đạt mức tăng trưởng bình quân cao nhất, tuy nhiên số lượng lao động có trình độ đào tạo đại học

– cao đẳng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn 12,5% vào năm 2015; trong khi số lượng lao động có trình độ đào tạo trung cấp – sơ cấp chiếm 43,9% và đào tạo tại chỗ, ngắn hạn (chủ yếu là chỉ dẫn, truyền lại kinh nghiệm làm việc) lại rất đông đảo chiếm 43,4%; còn lại là nhóm lao động có trình độ đào tạo trên đại học chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nhìn chung, đội ngũ lao động tại các DN du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế về trình độ chuyên môn, lao động lành nghề còn ít, chưa đáp ứng


được yêu cầu của tình hình mới. Điều này thể hiện, việc tuyển dụng lao động của các DN còn bị động và chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu tức thời, chưa có kế hoạch lâu bền.

Bảng 2.7 Thực trạng về kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ của lao động tại các doanh nghiệp du lịch


Chỉ tiêu


Kém

Chưa tốt

Bình thường


Tốt

Rất tốt

Giá trị trung bình

Đơn vị tính: %

Kỹ năng chuyên môn - nghiệp vụ


-


34,0


36,6


20,4


9,0


3,04

Mức độ hài lòng đối với nội dung công việc


1,5


7,7


57,7


27,9


5,2


3,27

Mức độ phát huy năng lực của bản thân trong công việc


-


3,3


65,1


23,5


8,1


3,36

Mức độ hài lòng của khách hàng về sự phục vụ


3,3


38,8


33,6


21,7


2,6


2,82

(Nguồn: Điều tra của tác giả 2017)


Qua kết quả khảo sát thực tế ở bảng 2.7 cho thấy, kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ và mức độ hài lòng đối với nội dung công việc của lao động tại các DN du lịch đạt mức trung bình (3,04 điểm và 3,27 điểm). Bên cạnh đó, phần lớn NLĐ cho rằng mình vẫn chưa thực sự phát huy hết năng lực của bản thân trong công việc khi mà giá trị trung bình chỉ đạt 3,36 điểm. Điều này dẫn đến việc khách hàng chưa thực sự thoả mãn về chất lượng phục vụ, cụ thể mức độ hài lòng của du khách về sự phục vụ của nhân viên chỉ đạt 2,82 điểm. Kết quả phân tích cho thấy, chỉ có 29,4% số lao động có kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ tốt và rất tốt trong khi đó số lao động có kỹ năng chuyên môn – nghiệp vụ chưa tốt lại chiếm tỷ lệ đáng kể 34%.


Thực trạng này cho thấy LLLĐ lành nghề trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất hạn chế cả về chất và lượng.

Mặt khác, số nhân viên cảm thấy bình thường đối với nội dung công việc chiếm 57,7% và có đến 65,1% số nhân viên cho rằng họ chỉ phát huy năng lực cá nhân của mình ở mức tương đối. Đây là một tỷ lệ khá cao và điều này sẽ làm giảm hiệu suất lao động của nhân viên cũng như chất lượng dịch vụ trong quá trình phục vụ du khách. Quan trọng là hơn 30% số nhân viên cho rằng mình rất hài lòng với nội dung công việc và phát huy tốt năng lực cá nhân, tuy nhiên kết quả thu về chỉ có 24,3% số nhân viên cảm thấy khách hàng hài lòng về sự phục vụ của mình; hơn nữa chỉ có 9,2% số nhân viên cảm thấy chưa hài lòng với nội dung công việc và 3,3% cảm thấy phát huy chưa tốt năng lực cá nhân nhưng lại có đến 42,1% số nhân viên cho rằng sự hài lòng của khách hàng khi được nhân viên phục vụ chưa tốt và kém, một sự chênh lệch khá lớn. Điều này phản ánh, phần lớn lao động vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về ngành DL, về sản phẩm dịch vụ do mình mang đến; tính chuyên nghiệp và tinh thần phục vụ còn xa lạ tạo nên tư tưởng xem nhẹ tính chất công việc trong ngành làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ dịch vụ. Và nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ làm hạn chế việc tiếp thu một cách chủ động kiến thức và kỹ năng cần thiết trong ngành của đại bộ phận lao động.

Bảng 2.8 Thực trạng về kỹ năng ngoại ngữ của lao động, chính sách đào tạo, bồi dưỡng của doanh nghiệp


Chỉ tiêu


Kém

Chưa tốt

Bình thường


Tốt


Rất tốt


Giá trị trung bình

Đơn vị tính: %

Kỹ năng ngoại ngữ

22,8

24,1

39,0

12,7

1,4

2,46

Chính sách đào, bồi dưỡng của DN


8,6


45,8


26,3


19,3


-


2,56

(Nguồn: Điều tra của tác giả 2017)


Theo báo cáo “Đánh giá Nhu cầu đào tạo du lịch năm 2013” đã phân tích khá toàn diện về nhu cầu đào tạo hiện nay trong các lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp DL. Cụ thể, kỹ năng ngoại ngữ (tiếng Anh) là một trong các kỹ năng được đòi hỏi nhiều nhất trong ngành DL. Yêu cầu thực tế công việc của nhiều lĩnh vực trong ngành phải thường xuyên tiếp xúc với khách DL quốc tế, nên đòi hỏi đội ngũ lao động tại các DN du lịch phải thành thạo kỹ năng ngoại ngữ để mang sản phẩm DL địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung để giới thiệu với bạn bè bốn phương. Qua kết quả khảo sát thực tế tại bảng 2.8 cho thấy, kỹ năng ngoại ngữ của lao động tại các DN du lịch trên địa bàn còn chưa tốt (giá trị trung bình là 2,46 điểm), trong đó số lao động có kỹ năng ngoại ngữ tương đối chiếm 39%, tốt và rất tốt chỉ chiếm 14,1%, còn lại 46,9% số lao động có kỹ năng ngoại ngữ kém và chưa tốt. Kết quả phân tích cho thấy, bộ phận lao động sử dụng thành thạo kỹ năng ngoại ngữ như là một công cụ lao động còn khá hạn chế, chính điều này sẽ làm cho NLĐ mất tự tin trong giao tiếp, không hiểu rõ mong muốn của khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hoặc gây hiểu nhầm trong quá trình phục vụ.

Đào tạo là công việc quan trọng để nâng cao chất lượng cho LLLĐ. Đó là quá trình tiếp thu một cách có hệ thống các kỹ năng, kiến thức và hành vi để nâng cao hiệu quả công việc. Tuy nhiên kết quả khảo sát tại bảng 2.8 cho thấy, chỉ có 19,3% số nhân viên đánh giá chính sách đào tạo, bồi dưỡng của DN là tốt, 26,3% cho rằng bình thường và phần lớn 54,4% nhân viên đánh giá là kém và chưa tốt. Hầu như chưa có sự quan tâm đúng mức nào về vấn đề nâng cao trình độ về mọi mặt cho NLĐ tại các DN. Trong khi đào tạo, nâng cao CLNNL ngành DL được xác định là một trong những mục tiêu trọng tâm trước mắt và lâu dài trong kế hoạch, chiến lược phát triển DL của tỉnh trong giai đoạn tới.

2.2.3. Tâm lực


Đặc điểm nổi bật trong kinh doanh DL là sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Do đó, quá trình hoạt động của NLĐ trong kinh doanh DL luôn có mối quan hệ mang tính hai chiều với khách hàng. Vì vậy, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề


nghiệp của NLĐ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ khách hàng. Nhưng thực tế ngành DL của cả nước nói chung và của Phú Yên nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém trong quá trình phục vụ khách hàng.

Bảng 2.9 Thực trạng về tâm lực của lao động tại các doanh nghiệp du lịch



Chỉ tiêu


Kém

Chưa tốt

Bình thường


Tốt

Rất tốt

Giá trị trung bình

Đơn vị tính: %

Ý thức trách nhiệm trong công việc


0,4


36,6


38,8


15,4


8,8


2,95

Mức độ sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng


4,2


54,6


21,1


20,2


-


2,57

(Nguồn: Điều tra của tác giả 2017)


Qua khảo sát thực tế ghi nhận tại bảng 2.9 cho thấy, ý thức trách nhiệm trong công việc của NLĐ vẫn còn chưa cao, giá trị trung bình 2,95 điểm. Trong khi, 24,2% lao động cho rằng mình luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc thì có 47,8% lao động duy trì ở mức tương đối và quan trọng hơn là có đến 36,6% lao động ý thức kém và chưa tốt, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đại bộ phận này thường làm việc cầm chừng, cốt không để phạm phải khuyết điểm. Vì họ luôn lo sợ phải chịu trách nhiệm nên không muốn cải thiện công việc, không dám thay đổi những điều chưa hợp lý, chỉ làm theo nếp cũ dần dần dẫn tới thụ động, trì trệ. Chính vì thiếu tinh thần trách nhiệm đó, họ thường thờ ơ trước những nhu cầu cần giải đáp thắc mắc, giải quyết phàn nàn của khách hàng. Kết quả phân tích cho thấy, giá trị trung bình của chỉ tiêu mức độ sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng chỉ đạt 2,57 điểm; trong đó chỉ có 20,2% nhân viên phát huy tốt tinh thần này nhưng lại có đến 58,8% nhân viên có tinh thần kém và chưa tốt, gấp gần 3 lần số nhân viên phát huy tốt. Điều này về lâu dài sẽ gây mất niềm tin với khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của DN nới riêng và hình ảnh của DL Phú Yên nói

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 02/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí