Biểu Đồ Về Số Lượng Lao Động Và Thời Gian Lao Động Của Doanh Nghiệp Trong Mẫu Nghiên Cứu


rơi vào khoảng 0,85 (Hair & cộng sự, 2014). Hơn nữa, khoảng tin cậy thống kê của HTMT không nên chứa giá trị 1 cho tất cả các sự kết hợp của các biến nghiên cứu.

3. Đánh giá mô hình cấu trúc

Để phân tích tác động của TNXH đến TQHĐ và kiểm định mô hình, giả thuyết nghiên cứu, cần quan tâm đến các chỉ số sau:

- Hệ số tổng thể xác định (R2): chỉ số đo lường mức độ phù hợp của dữ liệu với mô hình. Giá trị R2 được nhận xét là mạnh tương ứng với 0,67; trung bình tương ứng với 0,33; yếu tương ứng với 0,19 (Hair & cộng sự, 2014).

- Trọng số tác động - Hệ số Path Coefficient của mô hình cấu trúc PLS-SEM: hệ số phản ánh mức độ tác động của các biến số với nhau, cung cấp một xác nhận thực nghiệm một phần của mối quan hệ về mặt lý thuyết giả định giữa các biến tiềm ẩn. Hệ số mang dấu (+) là tác động cùng chiều, mang dấu (-) là tác động ngược chiều.

- Giá trị T-value: Nếu T-value lớn hơn 1,96 thì kiểm định có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Ngoài ra, cần phải kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Khi hệ số phóng đại phương sai VIF vượt quá 5 thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình (Hair & cộng sự, 2014).

4. Kiểm định Bootstrap

Đây là thủ tục được sử dụng trong PLS-SEM bằng lấy mẫu để cung cấp khoảng tin cậy cho tất cả các ước lượng tham số, xây dựng cơ sở để suy luận thống kê. Mẫu Bootstrap được tạo ra bằng cách vẽ một cách ngẫu nhiên các trường hợp có thể thay thế từ các mẫu ban đầu. PLS ước lượng mô hình đường dẫn cho mỗi mẫu Bootstrap (Hair & cộng sự, 2014).

c. Kết quả thống kê mô tả của nghiên cứu chính thức

Quy mô mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu sơ bộ, dựa trên phương pháp chọn mẫu snow balling, từ sự giới thiệu, tác giả đã phỏng vấn hoặc khảo sát trực tiếp 50 doanh nghiệp. Giai đoạn tiếp theo, tác giả thực hiện gửi email đến 2.258 doanh nghiệp, sau 3 tháng khảo sát nhận được phản hồi của 415 doanh nghiệp. Sau quá trình loại bỏ những mẫu nghiên


cứu không phù hợp về mặt dữ liệu hoặc đối tượng trả lời là nhân viên, tác giả đã lựa chọn được mẫu nghiên cứu cuối cùng là 336 doanh nghiệp (Danh sách đính kèm ở Phụ lục 11).

Về chức danh của người trả lời phiếu khảo sát, có đến 67,55% là các nhà quản trị cấp cao (Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Giám đốc tài chính), còn lại 32,45% là các nhà quản trị cấp trung (Kế toán trưởng, Trưởng phòng Tài chính, Trưởng phòng TNXH). Do đó, dữ liệu trong mẫu nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy vì các nhà quản trị cấp cao và cấp trung có thể nắm được thông tin tổng thể cần điều tra như trong Bản câu hỏi đưa ra.

Xét về loại hình doanh nghiệp, số liệu thu thập được từ mẫu khảo sát cho thấy 66,96% là công ty cổ phần; 29,60% là công ty trách nhiệm hữu hạn, 3,44% là các loại hình doanh nghiệp khác.

Qua biểu đồ ở Hình 2.3 cho thấy rằng các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu chủ yếu có thời gian hoạt động trên 20 năm chiếm tỉ lệ 61%. Trong khi đó, các doanh nghiệp mới hoạt động từ 5 năm chiếm tỉ lệ nhỏ là 3%. Doanh nghiệp “trẻ” nhất là 3 năm, được thành lập từ 2017, phù hợp với giai đoạn nghiên cứu của mô hình là 3 năm từ 2017 – 2019. Vì vậy, các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu đều thoả mãn thời gian nghiên cứu.

Dưới 5 năm 5 - 10 năm 10 - 15 năm 15 - 20 năm Trên 20 năm

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu


Dưới 5 năm

3% 5 - 10 năm

6%

10 - 15 năm

13%

Trên 20 năm

61%

15 - 20 năm

17%


Dưới 50 LĐ 50 - 100 LĐ 100 - 500 LĐ 500 - 1000 LĐ Trên 1000 LĐ

Quy mô về số lượng lao động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Dưới 50 LĐ

Trên 1000 LĐ 10%

13%

500 - 1000 LĐ

12%

50 - 100 LĐ

12%

100 - 500 LĐ

53%

Hình 2.3. Biểu đồ về số lượng lao động và thời gian lao động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Quy mô lao động của doanh nghiệp có số lượng từ 100 – 500 chiếm tỉ lệ đa số trong mẫu nghiên cứu (53%). Các quy mô về lực lượng lao động khác khá đồng đều với tỉ lệ khoảng 12%. Doanh nghiệp số lượng lao động nhỏ nhất là 5 người, lớn nhất là 65.325 người. Điều này cho thấy mẫu nghiên cứu khá đa dạng về quy mô lao động.

Bảng 2.4. Thống kê quy mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Chỉ tiêu

Số quan

sát

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị lớn

nhất

Giá trị

trung bình

Số lượng lao động bình quân qua 3 năm 2017 –

2019 (người)


336


5


65.325


765

Thời gian hoạt động (năm)

336

3

76

24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 279 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đến thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam - 14

Nguồn: Tác giả tổng hợp



Lĩnh vực hoạt động


Tỷ Lệ Doanh Nghiệp Theo Lĩnh Vực Hoạt Động

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

6%

Dịch vụ 52%

Công nghiệp và xây dựng

42%

Hình 2.4. Biểu đồ tỷ lệ doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu theo lĩnh vực hoạt động

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu (52%), tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (42%) và thấp nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (6%). Tỷ lệ doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động trong mẫu nghiên cứu khá phù hợp với tỉ lệ doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (66%), công nghiệp và xây dựng (32%), nông lâm thuỷ sản (2%) (Sách Trắng, 2019). Vì vậy, mẫu nghiên cứu có thể mang tính đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam. Chi tiết số lượng doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, ngành nghề được trình bày trong Bảng 2.5.

Trên thực tế, cơ cấu các ngành kinh tế đi vào thực chất, tiếp tục chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt khoảng 7,3%


và của khu vực dịch vụ đạt khoảng 6,0%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá cơ bản trong GDP tăng từ mức 73% năm 2015 lên khoảng 75,4% năm 2020.

Bảng 2.5. Thống kê lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Loại hình kinh doanh

Số lượng

Tỷ lệ

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

21

6,25%

Công nghiệp

141

41,96%

Công nghiệp chế biến, chế tạo

78


Khai khoáng

13


Sản xuất và phân phối điện, nước

20


Xây dựng

30


Dịch vụ

174

51,79%

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động

cơ khác

6


Dịch vụ lưu trú và ăn uống

15


Giáo dục và đào tạo

6


Hoạt động chuyên môn, KH và công nghệ

34


Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

21


Hoạt động kinh doanh bất động sản

27


Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

14


Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

3


Thông tin và truyền thông

2


Vận tải, kho bãi

19


Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

11


Hoạt động dịch vụ khác

16


Tổng cộng

336


Nguồn: Tác giả tổng hợp


2.6.2. Xử lý dữ liệu sơ cấp trong phương pháp phỏng vấn chuyên sâu

- Phỏng vấn chuyên sâu

Trong luận án, tác giả có trích dẫn trực tiếp các ý kiến của người được phỏng vấn. Để bảo mật thông tin của người được phỏng vấn theo cam kết ban đầu, tác giả tiến hành mã hóa dữ liệu chức danh người phỏng vấn như sau:

CEO: Ban giám đốc CFO: Giám đốc tài chính

FA: Chuyên gia tài chính, kế toán trưởng BOD: Thành viên HĐQT

DD: Trưởng các phòng ban

Tác giả dùng phương pháp tổng hợp các câu trả lời và có trích dẫn một số câu trả lời theo bảng câu hỏi bán cấu trúc nhằm đưa ra các nhận xét, đánh giá các nguyên nhân một số nhận thức về TNXH và sự tác động của TNXH đến TQHĐ của doanh nghiệp.

2.6.3. Xử lý dữ liệu thứ cấp để nghiên cứu trường hợp điển hình

Dựa theo các chỉ mục cần quan tâm trong phiếu khảo sát dùng trong phân tích PLS-SEM, nhóm nghiên cứu gồm 3 người đã viết ra tất cả các nội dung có liên quan đến từng khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội thu thập từ 10 báo cáo phát triển bền vững của các doanh nghiệp được đưa vào nghiên cứu trường hợp điển hình này. Những nội dung trùng lắp giữa cả 3 người được lựa chọn và tổng hợp lại thành một báo cáo chung. Các thông tin chung này được tác giả đã trình bày chi tiết trong nghiên cứu ở mục 3.1 Chương 3.

Ngoài ra, để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu sơ cấp đánh giá thành quả ở khía cạnh tài chính, các dữ liệu thứ cấp là thông tin tài chính của các công ty cổ phần có niêm yết trong mẫu nghiên cứu được thực hiện bằng phép kiểm tra theo cặp Paired- Samples T-Test được trình bày chi tiết trong Chương 3.


Kết luận Chương 2

Dựa trên việc tổng hợp, phân tích cơ sở lý thuyết và thực tiễn trong các nghiên cứu trước đây, chương này tác giả xây dựng giả thuyết nghiên, mô hình nghiên cứu, đồng thời đo lường các biến nghiên cứu, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu nghiên cứu. Các biến trong mô hình nghiên cứu bao gồm: TNXH ở khía cạnh xã hội, TNXH ở khía cạnh môi trường, TNXH ở khía cạnh kinh tế, TQHĐ ở khía cạnh tài chính, TQHĐ ở khía cạnh học hỏi và phát triển, TQHĐ ở khía cạnh quy trình nội bộ, TQHĐ ở khía cạnh khách hàng.



Giới thiệu

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày kết quả nghiên cứu từ dữ liệu nghiên cứu theo các phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở Chương 2. Việc nghiên cứu về TNXH của doanh nghiệp, TQHĐ của doanh nghiệp ở Việt Nam trong năm 2017 – 2019 được thực hiện thông qua kỹ thuật thống kê mô tả và nghiên cứu trường hợp điển hình. Phân tích sự tác động của TNXH đến TQHĐ được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu riêng phần PLS-SEM. Để làm rõ một số kết quả nghiên cứu, phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện tiếp theo.

3.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam

3.1.1. Trách nhiệm xã hội ở khía cạnh xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam

Các nội dung thực hiện TNXH của doanh nghiệp được trình bày như Bảng

3.1. Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả được trích xuất từ phần mềm Smart PLS 3.0.

Qua kết quả thống kê mô tả của mẫu nghiên cứu, có thể thấy các doanh nghiệp đã biết đến và quan tâm thực hiện TNXH thể hiện qua các giá trị trung bình đều lớn hơn 3,8 xấp xỉ 4, tuy nhiên mức độ thực hiện ở từng nội dung là khác nhau. Trong đó, việc thực hiện TNXH ở khía cạnh xã hội được doanh nghiệp chú trọng nhiều nhất đến những trách nhiệm đối với người lao động (XH1, XH2, XH3, XH4, XH5). Điều này thể hiện qua việc đảm bảo công bằng trong việc áp dụng trả lương theo năng lực, KPIs (Theo Báo cáo phát triển bền vững Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk), đảm bảo an toàn như áp dụng các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp như OHSAS 18001/ISO 45001, ASC, BAP, Global GAP, ISO14000, SMECTA và các

quy định về trang bị bảo hộ lao động, đánh giá rủi ro và các quy định về an toàn trong các tình huống có thể xảy ra tai nạn (Theo Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN, Báo cáo Phát triển bền vững Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang). Thực hiện chương trình đào tạo với nội dung đào tạo khá đa dạng cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; có sự khác biệt lớn ở các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau (Theo Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN). Điều này

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023