Nội Dung Nâng Cao Chất Lượng Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch


Bảng 1.2 Đánh giá chỉ số BMI



Phân loại

WHO BMI (kg/m2)

(Theo chuẩn của WHO)

IDI & WPRO BMI (kg/m2)

(Dành riêng cho người châu Á)

Cân nặng thấp (gầy)

< 18.5

< 18.5

Bình thường

18.5 – 24.9

18.5 – 22.9

Thừa cân

25

23

Tiền béo phì

25 – 29.9

23 – 24.9

Béo phì độ I

30 – 34.9

25 – 29.9

Béo phì độ II

35 – 39.9

30

Béo phì độ III

40

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên - 5

(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế Giới WHO)


Trong phạm vi một tổ chức, thể lực của NLĐ được hình thành, duy trì và phát triển bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khoẻ, tinh thần… Các nhà tâm lý học cho rằng, sức khoẻ con người chịu ảnh hưởng rất nhiều của trạng thái tinh thần. Vì vậy, việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ là cần thiết, DN nên chú trọng đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ, chăm sóc sức khoẻ định kỳ, tạo lập môi trường làm việc thoải mái, năng động, kích thích sáng tạo nhân viên…

1.2.2. Các chỉ tiêu về trí lực


Khi tham gia vào quá trình sản xuất, con người không chỉ sử dụng lao động chân tay mà còn sử dụng cả lao động trí óc. Bên cạnh thể lực, trí lực là một yếu tố không thể thiếu của NNL. Trí lực là một hệ thống thông tin đã được xử lý và lưu lại trong bộ nhớ của con người. Nó được hình thành và phát triển thông qua giáo dục đào tạo và quá trình lao động sản xuất của con người, biểu hiện ở khả năng vận dụng những điều kiện vật chất, tinh thần vào hoạt động thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao, đồng thời là khả năng định hướng giá trị hoạt động của bản thân để đạt được


mục tiêu. Yếu tố trí lực của NNL thường được xem xét đánh giá dựa trên 2 chỉ tiêu: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nó yếu tố chiếm vị trí trung tâm chỉ đạo hành vi của con người trong mọi hoạt động, kể cả trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tác dụng của các yếu tố khác.

- Trình độ học vấn:


Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UN SCO), trình độ học vấn đã đạt được của một người được định nghĩa là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học. Theo Nguyễn Tiệp (2005), trình độ học vấn của NNL là trạng thái hiểu biết cao hay thấp của NLĐ đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội; là khả năng về học vấn để tiếp thu những kiến thức cơ bản và tri thức chuyên môn kỹ thuật. Theo Bùi Thị Ngọc Lan (2002) cũng nhận định rằng: “trình độ học vấn được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi các nhân”. Trình độ học vấn được đánh giá qua cơ cấu và tỷ lệ lao động theo các cấp trình độ học vấn, trong đó cơ cấu lao động theo các cấp trình độ học vấn bao gồm: trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học.


Tỷ lệ lao động theo từng cấp trình độ học vấn

Số lượng lao động theo

từng cấp trình độ học vấn 100 Tổng số lao động trong DN


Trình độ học vấn là nền tảng kiến thức đầu tiên và là cơ sở quan trọng để nâng cao kiến thức, khả năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ của NLĐ và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào hoạt động thực tiễn. Thực tế cho thấy, những quốc gia có trình độ dân trí học vấn cao thì sẽ có nhiều cơ hội, điều kiện tiếp thu và vận dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ:

Trong một tổ chức, bất kỳ một vị trí nào cũng đòi hỏi trình độ chuyên môn -


nghiệp vụ nhất định ứng với công việc đó. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần làm rõ một số khái niệm liên quan. Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) phân tích, “nghề là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Chuyên môn là một hình thức phân công lao động sâu sắc hơn do sự chia nhỏ của nghề. Nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết và thói quen trong phạm vi hẹp hơn và sâu hơn”. Vậy trình độ chuyên môn – nghiệp vụ là sự hiểu biết, kiến thức riêng về một lĩnh vực nhất định và khả năng thực hành để hoàn thành những công việc nhất định. Với mỗi trình độ đào tạo nhất định, người học nắm bắt được phần nào yêu cầu của công việc, yêu cầu về kỹ năng, chuyên môn cho mỗi công việc là gì.

Theo Luật giáo dục (2005), dạy nghề được thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) được cấp chứng chỉ nghề, những người tốt nghiệp các chương trình dạy nghề dài hạn (từ 1 -3 năm) được cấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề theo quy định của Luật giáo dục. Do lao động trong ngành DL là lao động chuyên môn, đòi hỏi có sự chuẩn bị nghiệp vụ cao, mặt khác đặc thù của sản phẩm DL mang tính phi vật chất và tính đồng thời (sản xuất và tiêu dùng dịch vụ), vậy nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ của NLĐ lại càng có vai trò quan trọng trong việc tham gia tạo ra sản phẩm. Và nó được biểu hiện qua cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo; tỷ lệ lao động được đào tạo và lao động phổ thông. Trong đó, cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học và sau đại học.


Tỷ lệ lao động được đào tạo

hay lao động phổ thông

Số lượng lao động được đào tạo

hay lao động phổ thông

Tổng số lao động trong DN


Tỷ lệ lao động theo

từng cấp trình độ đào tạo

Số lượng lao động theo từng cấp trình độ đào tạo

Tổng số lao động trong DN


Song, trên thực tế, những công việc cụ thể khác nhau sẽ đòi hỏi những năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị thêm các kỹ năng hành nghề (kỹ năng học và tự học, kỹ năng tư duy và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng làm việc đồng đội, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc…) để đảm bảo có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thay đổi diện mạo con người VN.

1.2.3. Các chỉ tiêu về tâm lực


Ngoài yếu tố thể lực và trí lực, quá trình lao động đòi hỏi NLĐ hàng loạt các phẩm chất như: tính kỷ luật, tự giác, ý thức làm việc, có tinh thần hợp tác và tác phong lao động, có tinh thần trách nhiệm cao… Tâm lực là sức mạnh tâm lý là năng lực ý chí của con người. Tâm lực cao hay thấp thể hiện ở mức độ nhận thức, ý thức trách nhiệm về động cơ làm việc, ý chí phấn đấu, thái độ và tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tính tự lập trong thực thi nhiệm vụ, tinh thần hợp tác tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung thành với DN. Trong giai đoạn gần đây, khi đề cập đến NNL người ta thường nhấn mạnh tới yếu tố tâm lực, yếu tố tác động trực tiếp đến CLNNL, nó thúc đẩy tính tích cực và làm gia tăng hiệu quả hoạt động của con người. Để có được những con người có phong cách sống, phẩm chất đạo đức tốt, ý thức trách nhiệm cao trước hết cần phát huy tốt những giá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức và truyền thống văn hoá của con người và đất nước Việt Nam. Ai cũng đều biết và thừa nhận rằng thành tựu phát triển của Nhật Bản ngày nay là thành tựu thần kỳ. Thành tựu ấy nói lên vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định của con người sau thế chiến thứ hai, cụ thể hơn đó chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và sự học tập tinh hoa văn hoá nhân loại.

Theo Bùi Văn Nhơn (2006), để đánh giá yếu tố tâm lực rất khó dùng phương pháp thống kê và xác định các chỉ tiêu định lượng như các yếu tố thể lực và trí lực


của NNL. Vì vậy, việc đánh giá yếu tố tâm lực của NNL thường được tiến hành bằng các cuộc điều tra tâm lý, xã hội học và xác định bằng các chỉ tiêu định tính. Tuy nhiên, trong từng khía cạnh của yếu tố này, người ta cũng có thể đánh giá bằng phương pháp thống kê và xác định bằng các chỉ tiêu định hướng như tỷ lệ lao động vi phạm thời gian lao động, tỷ lệ lao động vi phạm nội quy, tỷ lệ lao động nghỉ ốm… Tuy nhiên, tuỳ vào từng điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc thù của mỗi tổ chức mà đưa ra các chỉ tiêu định hướng tiêu chuẩn để đánh giá NLĐ.

1.3. Nội dung nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch


1.3.1. Nâng cao về thể lực


Nâng cao về thể lực gắn liền với các hoạt động nhằm chăm sóc và đảm bảo sức khoẻ thể chất lẫn tinh thần cho NLĐ trong một tổ chức. Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát ở sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh. Sức khỏe tinh thần được thể hiện ở sự sảng khoái, thoải mái tinh thần, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, chủ động. Theo Luật lao động (2012), “hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho NLĐ, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, NLĐ là người khuyết tật, NLĐ chưa thành niên, NLĐ cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần”. DL là ngành sử dụng rất nhiều lao động và là một nguồn cung cấp việc làm đáng kể, đó là một trong những ngành tạo việc làm lớn nhất trên thế giới. Vì vậy, việc nâng cao thể lực của NLĐ trong tổ chức nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì tình trạng khoẻ mạnh về thể chất và tinh thần cao nhất của họ.

Sức khỏe lao động là một vấn đề mang ý nghĩa to lớn đối với việc bảo toàn NNL, đồng thời có tác động trực tiếp tới hoạt động và hiệu quả của DN. Thể lực tốt chính là phương tiện truyền tải tri thức, tăng khả năng tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng. Các DN cần nắm rõ tình trạng sức khoẻ của NLĐ để phân công công việc sao cho phù hợp. Đối với từng ngành khác nhau sẽ yêu cầu thể lực khác


nhau. DN nên chú trọng đến việc xây dựng các công cụ, chính sách chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện sống và làm việc cho NLĐ, tăng cường tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực thể chất cũng như tinh thần, gia tăng động lực làm việc góp phần duy trì ổn định LLLĐ.

1.3.2. Nâng cao về trí lực


Đặc điểm của hoạt động du lịch là tỷ lệ dịch vụ chiếm một phần rất quan trọng để tạo ra chất lượng sản phẩm, vì vậy mỗi hoạt động, mỗi công đoạn trong hành trình du lịch như hoạt động lữ hành, hướng dẫn, vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan khác đều mang đậm vai trò của NLĐ tại các DN du lịch. Sản phẩm DL có chất lượng hay không, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào con người và trình độ tay nghề của họ. Đội ngũ lao động có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi cùng với sự tinh thông và thành thạo trong kỹ năng làm việc sẽ giúp cho họ hoàn thành tốt công việc và mang lại tính hiệu quả cho DN. Điều này chứng tỏ rằng, việc nâng cao trình độ về mọi mặt của NNL, đặc biệt là lao động tại các DN du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng, liên tục và lâu dài.

Nâng cao trí lực chính là việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn

- nghiệp vụ của NLĐ. Trình độ học vấn là nền tảng tri thức đầu tiên và là cơ sở quan trọng để nâng cao khả năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ của NLĐ và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học vào hoạt động thực tiễn. Nâng cao trí lực cho NNL nhằm cung cấp các thông tin, kiến thức mới hay những kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành để NLĐ có được hiệu quả lao động tốt nhất. Ngày nay, trước sự đòi hỏi bức xúc của cơ chế thị trường cũng như mục tiêu kinh doanh của DN thì công tác này là một nhiệm vụ cấp bách không thể thiếu đối với bất cứ một DN nào. Vì vậy, việc xây dựng các kế hoạch phát triển nghề nghiệp, chương trình đào tạo, bồi bưỡng kiến thức, trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết cho NLĐ nắm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng phát triển của tổ chức và là chìa khoá của sự


thành công trong tương lai. Song, các hoạt động này cần thực hiện một cách khoa học và có sự nhất quán.

1.3.3. Nâng cao về tâm lực


Nâng cao tâm lực chính là nâng cao năng lực ý chí cũng như những giá trị đạo đức nghề nghiệp gắn với năng lực hoạt động của NLĐ, ý thức trách nhiệm trong công việc, tính kỷ luật, tác phong làm việc, tâm huyết với nghề, tinh thần hợp tác tương trợ, lòng trung thành với DN. Tâm lực của NLĐ là một yếu tố định tính gắn liền với yếu tố tinh thần chịu tác động trực tiếp bới các yếu tố khác như môi trường làm việc, các vấn đề về lợi ích của NLĐ, văn hoá DN, các mối quan hệ xã hội… Do vậy để góp phần nâng cao tâm lực của NLĐ, DN cần chú ý xây dựng các chương trình, chính sách động viên khen thưởng, chế độ thù lao, phúc lợi, cũng như xây dựng văn hoá DN, môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp để họ cảm thấy hài lòng với công việc mình đang làm đồng thời tạo động lực cho nhân viên phấn khởi làm việc…

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch

1.4.1. Môi trường bên ngoài


- Trình độ phát triển về KTXH và quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới: ảnh hưởng đến nhận thức cuộc sống và năng lực hành vi của NLĐ thông qua điều kiện và môi trường sống. Trình độ phát triển KTXH tạo động lực, nền tảng quan trọng để nâng cao mọi mặt của đời sống NLĐ. Kinh tế tăng trưởng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao CLNNL, khoản ngân sách Nhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tăng lên, con người có điều kiện để đầu tư, tái tạo lại sức lao động. Mặt khác, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các quốc gia, dân tộc tham gia trong thế vừa hợp tác vừa phải cạnh tranh, vừa tạo ra cơ hội vừa đem lại nhiều thách thức. Các quốc gia đều muốn và buộc phải tham gia sâu vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để tránh tụt hậu và hưởng lợi nhiều hơn


từ kết quả toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đem lại, nhân lực ngành DL phải được đào tạo với kỹ năng, trình độ chuyên nghiệp được thừa nhận rộng rãi, có thể di chuyển và tìm được việc làm trong khu vực, vươn tới chủ động tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, đảm bảo cho DL Việt Nam có vị trí xứng đáng trong chuỗi cung cấp dịch vụ DL có chất lượng của khu vực và thế giới.

- Trình độ phát triển của giáo dục và đào tạo: chất lượng lao động được phản ánh bởi chính khả năng làm việc của NLĐ, đặc biệt là lao động tại các DN du lịch, chất lượng sản phẩm được tạo ra phụ thuộc vào kiến thức, trình độ chuyên môn và các kỹ năng của chính họ. Để không ngừng nâng cao năng lực làm việc NLĐ phải được tiếp cận và thụ hưởng một nền giáo dục tốt. Sự phát triển giáo dục và đào tạo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ được nâng cao trí tuệ, kiến thức, sự hiểu biết, kỹ năng, khả năng sáng tạo… Từ lâu lịch sử đã chứng minh một quy luật thép là: không có một sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia nào mà lại tách rời ra khỏi sự tiến bộ và thành đạt của quốc gia đó trong lĩnh vực giáo dục. Do vậy, việc nâng cao chất lượng lao động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển giáo dục và đào tạo, đặc biệt đối với ngành DL, ngành tạo ra khối lượng lớn việc làm cho NLĐ.

- Trình độ phát triển về y tế và chăm sóc sức khoẻ: tác động nhất định đến tình trạng thể lực của NLĐ. Lao động ở bất cứ ngành nghề nào, dù lao chân tay hay lao động trí óc cũng cần có trạng thái thể lực tốt nhất để duy trì và phát triển trí tuệ, để biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Khi có được sức khoẻ tốt nhất, con người có điều kiện để tiếp thu và phát triển tri thức nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Cường độ làm việc của lao động trong ngành DL không cao nhưng phải chịu sức ép tâm lý và thường xuyên làm việc trong môi trường phức tạp. Vậy nên, trình độ phát triển y tế được đảm bảo đồng nghĩa với việc tăng cường hiệu quả của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần cho NLĐ, góp phần nâng cao chất lượng lao động tại các DN du lịch có chiều sâu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023