Bài Học Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Lao Động Tại Các Doanh Nghiệp Du Lịch Của Các Nước Trên Thế Giới


1.4.2. Môi trường bên trong


- Quan điểm, chủ trương của lãnh đạo trong DN: Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ và nhận thức của lãnh đạo mà việc nâng cao CLNNL sẽ được mỗi đơn vị, mỗi tổ chức thực hiện khác nhau. Quan điểm và các chính sách quản trị của lãnh đạo đúng đắn, hợp lý sẽ tạo ra môi trường làm việc cởi mở, chia sẻ, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển kỹ năng và năng lực của mình và ngược lại. Yếu tố con người chính là chìa khoá thành công của DN. Vậy nên, lãnh đạo các đơn vị, các tổ chức cần có sự quan tâm đúng mức trong đưa ra các chủ trương, chính sách, cụ thể như chính sách thu hút, tuyển dụng nhân lực, chính sách về đào tạo nhân lực, chính sách động viên, khen thưởng… nhằm nâng cao CLNNL, đặc biệt là lao động tại các DN DL để phát huy một cách hiệu quả năng lực của bộ phận lao động này.

- Khả năng tài chính của DN: nâng cao CLNNL là nhiệm vụ trọng yếu cho sự phát triển trong tương lai của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, không riêng gì hoạt động nhằm nâng cao CLNNL, để có thể thực hiện và duy trì mọi hoạt động trong tổ chức thì đòi hỏi DN phải có khả năng tài chính. Khả năng tài chính tốt sẽ là phương tiện để hiện thực hoá các chủ trương, các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đang còn là kế hoạch cũng như các biện pháp nhằm khuyến khích, động viên NLĐ và vận hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tổ chức.

- Công tác tổ chức, thực hiện nâng cao CLNNL: một quan điểm, chính sách hợp lý, đúng đắn cùng với khả năng tài chính vững chắc thì cần có sự phối hợp đồng bộ, nghiêm túc của công tác tổ chức, thực hiện nhằm phát huy hiệu quả năng lực của NLĐ. LLLĐ gắn liền với tổ chức, nếu công tác tổ chức, thực hiện không nghiêm túc sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và không phát huy được tiềm năng của NLĐ, từ đó làm giảm hiệu suất hoạt động của tổ chức. Mỗi DN đều có sự phân chia các phòng (ban) nhằm hỗ trợ lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách. Do vậy, sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng (ban) trong việc nâng


cao chất lượng lao động sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nhằm đạt được những mục tiêu của DN.

1.5. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch của các nước trên thế giới

1.5.1. Thái Lan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển NNL là một trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Kế hoạch phát triển DL tập trung giải quyết nhóm vấn đề giáo dục nghề nghiệp DL xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành DL Thái Lan. Kế hoạch phát triển KTXH qua từng giai đoạn đã nhấn mạnh việc phát triển kinh tế quốc gia chỉ có thể đạt được khi có sự chuẩn bị sẵn sàng NNL được giáo dục đào tạo, dạy nghề. Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 1987 – 1991 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực phát triển NNL ngành DL; NNL có chất lượng được coi là một điều kiện tiên quyết và được đưa lên hàng đầu trong các danh mục phát triển. Kế hoạch cũng nhằm nâng cao nhận thức của XH về phát triển NNL và phất triển bền vững; phát triển NNL ngành DL phải được tăng cường thêm một bước.

Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên - 6

NNL cho phát triển ngành DL ở Thái Lan có chỉ số cạnh tranh cao hơn Việt Nam. Chính sách phát triển NNL ngành DL được thể hiện nhằm phục vụ quá trình công nghiệp hoá ở Thái Lan, việc đào tạo chuyên môn cho nhân lực DL luôn nhận được sự quan tâm của ngành DL Thái: tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ DL; khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại DN DL); các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển NNL ngành DL; các hướng dẫn viên DL Thái Lan được đào tạo ngoại ngữ một cách bài bản. Các chương trình phát triển NNL ngành DL được thể hiện với sự hợp tác giữa chính phủ và khu vực tư nhân liên kết với hệ thống trường học trong các lĩnh vực đào tạo nghề DL.

1.5.2. Pháp


Pháp là một đất nước phát triển về DL và được mệnh danh là cái nôi văn hoá châu Âu. Ban châu Âu hoặc ngôn ngữ phương Đông (gọi tắt là SELO) ra đời tại


Pháp năm 1992 trong các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và trung học công nghệ (THCN). Năm 2001, Bộ Giáo dục quốc gia Pháp đưa SELO vào các trường trung học nhằm đưa trường trung học Pháp hội nhập vào châu Âu và thế giới. Trong trường THPT hoặc THCN, học sinh được quyền chọn học một trong 11 ngoại ngữ: Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Nga (đối với ban châu Âu); Ả Rập, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam (đối với ban ngôn ngữ phương Đông). Học sinh trường THN được quyền chọn một trong 5 ngoại ngữ: Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha. Các trường THCN, THN ở Pháp nhận học sinh học xong lớp 9, có chương trình đào tạo (thống nhất trên toàn quốc) về DL và rất chú trọng đến đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Nhờ đó, học sinh tốt nghiệp các trường này có thể làm việc ngay hoặc tiếp tục học cao hơn. Như vậy, các nhà hàng, khách sạn lẫn các trường đại học, cao đẳng Pháp đều công nhận giá trị pháp lý và giá trị học thuật của tấm bằng tú tài công nghệ hoặc tú tài nghề.

Khác với Pháp, các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề ở Việt Nam nhận học sinh tốt nghiệp THPT và dành một tỷ lệ nhất định cho học sinh tốt nghiệp THCS. Người có bằng trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề khi nộp hồ sơ tuyển dụng thường được yêu cầu bổ sung một số chứng chỉ khác (ngoại ngữ, tin học...). Như vậy, chưa có sự đồng thuận cao về nội dung đào tạo và đánh giá năng lực người học giữa cơ sở đào tạo và đơn vị sử dụng lao động. Điều này gây ra một hiệu ứng liên hoàn ba cực mà mỗi cực vừa là nhân vừa là quả của hai cực còn lại. Thứ nhất, các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề khó tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Thứ hai, các nhà hàng, khách sạn khó tuyển được nhân sự đạt yêu cầu. Thứ ba, học sinh và phụ huynh ít hứng thú với việc đăng ký xét tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu một cách nghiêm túc mô hình tú tài công nghệ và tú tài nghề của Pháp như một trong số nhiều hướng giải quyết vấn đề phân luồng học sinh sau THCS.

1.5.3. Singapore

Ngành DL, khách sạn tại Singapore liên tục phát triển trong những năm qua. Để đáp ứng đủ yêu cầu NNL hoạt động trong ngành, Singapore đã đặc biệt đầu tư


phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, nhằm tận dụng được NNL sẵn có trong nước, cũng như thu hút thêm NNL từ các sinh viên quốc tế đến học và làm việc tại đây. Quyết định này đã đưa Singapore trở thành đất nước đứng đầu trong lĩnh vực đào tạo ngành DL, khách sạn khu vực Đông Nam Á.

Điển hình là tại Học viện Phát triển quản lý MDIS – Một trong những ngôi trường nổi tiếng trong đào tạo NNL Du lịch – Khách sạn tại Singapore. Các khoá đào tạo về DL, khách sạn tại đây mang tính ứng dụng cao, sinh viên có thể nhanh chóng bắt tay vào công việc ngay khi tốt nghiệp; còn có sự đầu tư trung tâm thực hành với các trang bị hiện đại bao gồm: hệ thống thông tin quản lý khách ở; nhà hàng; quầy bar; phòng khách sạn cao cấp, sinh viên sẽ được thực hành ngay từ năm nhất. Để tăng kinh nghiệm làm việc thực tế, sinh viên còn phải làm việc và điều hành một nhà hàng mang tên Brew & Bites nằm trong khuôn viên khu học xá. Tại đây sinh viên được làm việc ở tất cả các công đoạn của ngành dịch vụ nhà hàng như lựa chọn thực phẩm; lên thực đơn; sáng tạo các món ăn độc đáo; phục vụ khách hàng… Ngoài ra, sinh viên còn phải tham gia 6 tháng thực tập tại các công ty DL và Khách sạn lớn tại Singapore, nhằm giúp các em được làm việc; va chạm với môi trường làm việc quốc tế chuẩn mực cao tại Singapore.

Ngoài ra, sự thành công của việc phát triển NNL cho ngành DL còn nằm ở hệ thống giảng viên. Các giảng viên không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn phải là những nhân sự đang hoặc đã làm việc tại vị trí quản lý trong ngành DL và khách sạn 4 – 5 sao. Các giảng viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn chia sẻ những kinh nghiệm và những câu chuyện thực tế mà họ đã trải qua trong quá trình thăng tiến trong sự nghiệp. Một số chương trình đào tạo ngành DL tại Singapore: Thạc sĩ DL quốc tế và quản trị khách sạn; Cử nhân quản trị khách sạn quốc tế; Cử nhân quản trị tổ chức hội nghị và sự kiện; Thạc sĩ DL và khách sạn; Cử nhân DL quốc tế và quản trị khách sạn; Cao đẳng nâng cao về DL, khách sạn và quản lý sự kiện; Cao đẳng DL quốc tế và quản trị khách sạn. Mức lương cơ bản của ngành DL, khách sạn tại Singapore cũng khá cao, trung bình vào khoảng 4,341 SGD cho cấp nhân viên và khoảng 30,000 SGD cho cấp độ quản lý.


1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Phú Yên


Kết quả nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Thái Lan, Pháp, Singapore cho thấy, yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng lao động tại các DN du lịch chính là trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, kỹ năng lao động thực tế chuyên nghiệp, thông qua giáo dục và đào tạo. Vậy, chúng ta có thế rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng cho ngành DL Phú Yên như sau:

- Một là, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL ngành DL. Yếu tố làm nên sự thành công trong chiến lược phát triển ngành DL của các nước đều nằm ở một NNL được đào tạo chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao, sự nghiêm túc trong lao động. Với những chính sách về giáo dục, đào tạo hợp lý, nhất quán từ bậc trung học cho đến bậc đại học; với việc nâng cao cơ sở vật chất cũng như chất lượng giảng dạy, chia sẻ và tạo điều kiện để người học có được kinh nghiệm thực tế, tất cả những điều đó đã tạo nên NNL có trình độ chuyên nghiệp, thành thạo các kỹ năng… đáp ứng các yêu cầu phát triển ngành DL.

- Hai là, các DN DL cần có những chính sách thù lao lao động một các phù hợp, thích đáng nhằm thu hút nhân tài và tăng sự gắn bó, sự cống hiến của NLĐ.

- Ba là, bồi dưỡng các kiến thức cũng như nâng cao sự hiểu biết về văn hoá thế giới cho NLĐ. Hơn nữa, cần ban hành các quy định về các hành vi ứng xử với du khách nhằm tạo nên sự thân thiện, gần gũi và hiếu khách của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.


Tóm tắt chương 1


Làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng lao động tại các DN du lịch, trên cơ sở đó nêu lên các tiêu chí đánh giá CLNNL nói chung và chất lượng lao động tại các DN du lịch nói riêng. Bên cạnh đó, tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng lao động tại các DN du lịch đồng thời tham khảo bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng lao động tại các DN du lịch tại các nước có ngành DL phát triển như Thái Lan, Pháp, Singapore. Từ đó làm tiền đề để phân tích, đánh giá thực trạng ở chương 2 và đề xuất giải pháp ở chương 3.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN

2.1. Khái quát về du lịch ở tỉnh Phú Yên


Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Phú Yên


(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên)


2.1.1. Đặc điểm tự nhiên


Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên là 5.060 km2, trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên


có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển KTXH. Nằm giữa hai dãy đèo lớn của đất nước là đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính gồm các huyện: Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hòa (là trung tâm tỉnh lỵ).

Phú Yên là tỉnh có địa hình khá đa dạng, đồng bằng đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ Tây sang Đông, phần lớn có độ dốc lớn. Phú Yên có ba mặt là núi, dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu - Đèo Cả ở phía Nam, phía Tây là rìa Đông của dãy Trường Sơn. Phú Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8 (tổng lượng mưa từ 300 – 600 mm), mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 (tổng lượng mưa từ 900 – 1.600 mm). Nhiệt độ không khí

trung bình biến đổi từ 26,50C ở phía Đông và giảm dần về phía Tây 26,00C. Số giờ

nắng trung bình hằng năm từ 2.300 – 2.500 giờ năm. Độ ẩm trung bình năm dao động từ 80,0 – 82,0 %, phân bố không có quy luật chung rõ rệt theo không gian. Nhìn chung, điều kiện khí hậu và thời tiết của Phú Yên rất thuận lợi cho các hoạt động DL.

2.1.2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội


Dân số trung bình của tỉnh Phú Yên tăng đều qua các năm, đến năm 2015 toàn tỉnh có 893.383 người. Trong đó, tỷ lệ dân thành thị chỉ chiếm 28,7%, trong khi đó tỷ lệ dân nông thôn chiếm tới 71,3%. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, người Kinh chiếm 95% dân số và có mặt ở hầu hết các nơi trong tỉnh; ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như: Êđê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Hoa, Mường, Thái, Gia Rai, Sán dìu, Hrê… Trên địa bàn tỉnh, số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng hơn 60% tổng dân số, đa số là lao động trẻ, khoẻ, là NNL lớn cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lực lượng lao động nông thôn vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu lực lượng lao động của tỉnh.

Nhìn chung, kinh tế Phú Yên những năm qua có sự tăng trưởng ổn định, cụ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023