Các Chỉ Tiêu Về Lượt Khách Và Thu Nhập Du Lịch Của Phú Yên


thể trong năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng 7,45% so với năm 2015. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 32,6 triệu đồng, tăng 8,2% so với năm 2015. Đã huy động, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển, tuy nhiên, trong năm 2016, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 12.461 tỷ đổng tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư được đẩy mạnh, tuy nhiên, do một số dự án, công trình lớn đã hoàn thành vào năm 2015; mặt khác, do tiến độ thực hiện các công trình và thời gian quyết toán bị chậm nên tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh tuy có tăng nhưng rất thấp.

2.1.3. Tiềm năng du lịch


Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm giữa đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam, được các dãy núi cao của dãy Trường Sơn bao bọc. Với vị trí địa lý một bên là núi, một bên là biển tạo cho Phú Yên cảnh sắc thiên nhiên hữu tình với núi non còn nguyên nét đẹp hoang sơ, dải đồng bằng ven biển rộng lớn và bờ biển dài 189 km, nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co, núi biển liền kề tạo nên nhiều đầm, vịnh mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ như: đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, vịnh Vũng Rô…; thuận lợi cho phát triển các khu DL biển. Đi về phía trung tâm thành phố Tuy Hoà không thể không nhắc đến Núi Nhạn – Sông Đà, hình ảnh đặc trưng của non nước Phú Yên. Ngoài ra, Phú Yên còn có lợi thế để phát triển DL gắn liền với duy trì và phát triển văn hoá truyền thống đặc sắc như: lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Tây với trống đôi, cồng ba, chiêng năm, tù và rộn ràng; âm điệu của đàn đá và kèn đá Tuy An có niên đại cách đây 2500 năm làm phong phú thêm kho tàng nhạc cụ dân tộc của Việt Nam.

Phú Yên có một hệ thống giao thông đi lại khá thuận lợi cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ. Thành phố Tuy Hoà là trung tâm tỉnh lỵ, cách thủ đô Hà Nội 1160 km, thành phố Đà Nẵng 400 km, thành phố Nha Trang 120 km và thành phố Hồ Chí Minh 560 km theo tuyến quốc lộ 1A:


- Về đường bộ, đường quốc lộ 1A chạy qua địa phận Phú Yên theo trục Bắc – Nam dài 117,5 km đã hoàn thành nâng cấp mở rộng, quốc lộ 1D chạy dọc biển nối huyện sông Cầu (Phú Yên) với thành phố Quy Nhơn (Bình Định), các tuyến quốc lộ 25, 29 và 19c chạy theo trục Đông – Tây nối Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên đang được ưu tiên đầu tư nâng cấp, từ đó có thể nối với đường xuyên Á thông qua các nước trong bán đảo Đông Dương. Quan trọng nhất, dự án hầm đường bộ qua đèo Cả vừa được hoàn thành vào giữa năm 2016 cùng với hầm đường bộ qua đèo Cù Mông dự kiến hoàn thành vào năm 2019 sẽ giải được bài toán liên kết Bắc – Nam của Phú Yên, tạo thuận lợi lớn cho giao thương và phát triển kinh tế của tỉnh.

- Về đường sắt, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy theo trục Bắc – Nam dừng lại ở Phú Yên tại ga chính thành phố Tuy Hoà (km 1.197) và nhiều ga khác như: La Hai, Chí Thạnh, An Mỹ… Trong năm vừa qua, ngành đường sắt đã phối hợp với Hiệp hội DL tỉnh Phú Yên phát triển chương trình DL bằng đường sắt, chính thức khởi động đôi tàu mang số hiệu SNT6 và SNT9 sẽ chạy trên cung đường Sài Gòn – Tuy Hoà và ngược lại. Hơn nữa, nhà ga đường sắt Tuy Hoà cũng được nâng cấp, cải tạo, tăng thêm số lượng vé (chiều Hà Nội – Sài Gòn khoảng 500 vé/ngày, chiều Sài Gòn – Hà Nội khoảng 250 – 300 vé/ngày) và kéo dài thời gian dừng tàu khách tại đây nhằm tăng cường khả năng, chất lượng phục vụ nhu cầu đi lại du khách, đặc biệt là khách DL đi theo đoàn với số lượng lớn.

- Về đường hàng không, Phú Yên có sân bay Tuy Hoà nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 05 km về phía Nam, thuộc địa giới phường Phú Thạnh, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Mức cao đường băng so với mặt nước biển là 10 mét. Hiện nay, sân bay Tuy Hoà đã được nâng cấp và mở rộng, tăng tần suất và đưa vào khai thác máy bay Air Bus 320, 321 trên các tuyến bay Sài Gòn – Tuy Hoà và tuyến Hà Nội – Tuy Hoà với tần suất 1 – 2 chuyến/ngày. Trong năm vừa qua, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã khánh thành đài kiểm soát không lưu cảng hàng không Tuy Hoà cao 39 mét và chính thức đưa vào khai thác, giảm thiểu tới 90% việc chậm, hủy chuyến do ảnh hưởng của thời tiết xấu, nâng cao độ an toàn, uy tín và hiệu quả kinh tế cho các hãng hàng không bay đi đến tại cảng.


Về đường thuỷ, Phú Yên có nhiều đầm, vịnh rất thuận lợi cho tàu bè ra vào trú ngụ, cập bến. Đặc biệt là vịnh Vũng Rô, có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải trên 5.000 tấn. Trong tương lai gần sẽ đầu tư nâng cấp cảng Bãi Gốc.

2.1.4. Tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên


Định hướng của Chiến lược phát triển DL Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục xác định Phú Yên nằm trong vùng DL duyên hải Nam Trung Bộ và giữ vai trò không chỉ là cầu nối giữa các tỉnh thuộc vùng DL Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ mà còn là mắt xích quan trọng trong tuyến DL biển và hải đảo, có thể phát triển thành một “cửa ngõ” mới thông ra biển Đông cho toàn bộ vùng Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Bảng 2.1 Các chỉ tiêu về lượt khách và thu nhập du lịch của Phú Yên



Chỉ tiêu

Khách DL đến Phú Yên

Thu nhập từ du lịch


Tổng


Nội địa

Quốc tế


Tổng

Khách nội địa

Khách quốc tế

Đơn vị tính

Nghìn lượt người

Triệu đồng

2011

530,0

490,0

40,0

450.000

403.425

46.575

2012

550,0

497,0

53,0

500.000

433.750

66.250

2013

600,0

540,0

60,0

540.000

467.400

72.600

2014

755,2

703,2

52,0

675.060

609.435

65.625

2015

900,0

855,0

45,0

850.000

793.125

56.875

Tăng bình quân hàng năm (%)


20,0


21,2


17,0


27,8


28,4


20,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên - 7

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)


Thời gian qua, nhờ các chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước nói chung và của chính quyền địa phương nói riêng, hoạt động DL Phú Yên bước


1.000 900000,0

793125,0

800

609435,0

600

403425,0

433750,0

467400,0

400

703

855

200


00

490

46575,0

40

2011

497

66250,0

53

2012

540


72600,0

60

2013

65625,0

52

2014

56875,0

45

2015

800000,0

700000,0

600000,0

500000,0

400000,0

300000,0

200000,0

100000,0

,0

Khách quốc tế

Khách quốc tế

Khách nội địa

Khách nội địa

Nghìn lượt

Triệu động

đầu đã có những chuyển biến tích cực. Lượng khách DL đến Phú Yên ngày càng gia tăng, nhất là những tháng cuối năm 2015 qua hiệu ứng của bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, tổng lượng khách DL đến Phú Yên đạt 900.000 lượt, tăng 19,1% so với năm 2014, giai đoạn 2011 - 2015, tổng lượt khách DL đến Phú Yên tăng bình quân 20% năm. Bên cạnh sự gia tăng không ngừng của lượt khách nội địa thì lượt khách quốc tế có dấu hiệu suy giảm từ 2013 – 2015, giảm cùng với xu hướng chung của DL cả nước; trong đó chủ yếu là du khách đến từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc. Tuy nhiên nhìn chung, giai đoạn 2011 – 2015, tổng lượt khách DL đến Phú Yên có sự tăng trưởng đáng kể. Mặc dù thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, một trong ba tiểu vùng thu hút khách du lịch nhiều nhất cả nước nhưng so với một số điểm DL của khu vực miền Trung, số lượng khách DL đến Phú Yên vẫn còn khá khiêm tốn. Trong năm 2015, tổng thu nhập trong hoạt động DL đạt 850 tỷ đồng, tăng 25,9% so với năm trước, giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân hơn 30% năm.


Biểu đồ 2.1 Diễn biến lượt khách du lịch đến Phú Yên và thu nhập từ du lịch


(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)


Cùng với sự gia tăng của lượng khách DL, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ DL cũng có sự phát triển, chất lượng được nâng lên một bước. Số lượng cơ sở lưu trú tại Phú Yên có sự tăng đều qua các năm. Đến cuối năm 2015, Phú Yên có 130 cơ sở kinh doanh lưu trú, nâng tổng số buồng lên 2.660 buồng, trong đó có trên


500 buồng đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao, trên 10 khu, điểm DL vui chơi, giải trí, 12 cơ sở DL lữ hành. Nhìn chung hệ thống cơ sở lưu trú toàn tỉnh có quy mô nhỏ và vừa, đạt trung bình 22,5 buồng 1 cơ sở. Như vậy, số lượt khách mà cơ sở lưu trú phục vụ liên tục tăng qua các năm, cụ thể giai đoạn 2011 – 2015, tổng lượt khách mà cơ sở lưu trú phục vụ bình quân tăng 19,2% năm, do sự suy giảm của lượt khách quốc tế đến Phú Yên nên phần lớn số lượt khách mà cơ sở lưu trú phục vụ vẫn là khách nội địa. (Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng DL, Phú Yên cũng chú trọng đầu tư nâng cấp, tu bổ các công trình thiết yếu tại một số khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ khách tham quan DL, xây dựng các bia, biển chỉ dẫn di tích. Tính đến năm 2015, Phú Yên có 19 di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia và trên 37 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Từng bước hoàn thiện và đa dạng hoá các sản phẩm DL gắn với khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tại: gành Đá Đĩa, Hải Đăng - Mũi Đại Lãnh điểm cực Đông trên đất liền của Tổ quốc... Song song với đó, công tác tuyên truyền, quảng bá DL cũng được quan tâm thực hiện khá sôi động và thường xuyên, thông qua tổ chức đoàn Famtrip về đây để giới thiệu các tiềm năng, sản phẩm DL và tham gia các chương trình hợp tác liên kết, xúc tiến và quảng bá hình ảnh, biểu trưng “Du lịch Phú Yên – Hấp dẫn và thân thiện”, các hội nghị, hội thảo, hội chợ trong và ngoài nước; phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện các phóng sự, chuyên mục DL… Tuy nhiên, do ngành DL Phú Yên đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng hạ tầng DL và nâng cấp các tuyến điểm DL, đồng thời Phú Yên là một điểm đến mới trên bản đồ DL Việt Nam nói chung và mảnh đất miền Trung nói riêng vì vậy ngành DL tỉnh vẫn còn ở xuất phát điểm thấp so với mục tiêu phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

2.2. Thực trạng chất lượng lao động tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Phú Yên

Sự phát triển nhanh chóng của ngành DL Việt Nam kéo theo nhu cầu về nhân lực cho ngành này cũng tăng cao, đặc biệt là về chất lượng. Năm 2015, toàn tỉnh


Phú Yên có 190 DN hoạt động trong lĩnh vực DL, trong đó hầu hết là các DN trong nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ chiếm 2,1% tổng số lao động trong lĩnh vực DL đạt khoảng 3.635 người tăng 10,1% so với năm 2011 và giai đoạn 2011

– 2015 chỉ tăng bình quân 2,3% năm, mức tăng rất thấp. Do vậy, để đưa DL Phú Yên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh thì LLLĐ là công cụ quan trọng nhất, đặc biệt là về chất lượng lao động tại các DN DL.

Bảng 2.2 Cơ cấu lao động ngành du lịch theo mức độ tác động



Chỉ tiêu


2011


2012


2013


2014


2015

Tăng bình quân hàng năm (%)


Lao động trực tiếp

Số lượng (người)


1.060


1.070


1.165


1.170


1.180


2,5

Tỷ trọng (%)

32,1

32,3

32,4

32,3

32,5

-


Lao động gián tiếp

Số lượng (người)


2.240


2.240


2.435


2.450


2.455


2,2

Tỷ trọng (%)

67,9

67,.7

67,6

67,7

67,5

-


Tổng

Số lượng (người)


3.300


3.310


3.600


3.620


3.635


2,3

Tỷ trọng (%)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

-

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)


2.2.1. Thể lực


Cơ cấu về giới tính: DL là một ngành đặc thù, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ, trong đó phần lớn các công việc đòi hỏi sự khéo léo và vẻ đẹp con người, đặc biệt là vẻ đẹp duyên dáng của người phụ nữ. Một số nghề như: lễ tân, phục vụ bàn, bar, buồng, tạp vụ hay nhân viên ở các dịch vụ phục vụ sức khoẻ, chăm sóc sắc đẹp... đòi hỏi sự duyên dáng và sự khéo léo của phụ nữ. Trong khi đó ở các nghề như


hướng dẫn viên DL, điều khiển phương tiện vận chuyển DL, bảo vệ, bếp... lại đòi hỏi nhân lực phải có sức khoẻ phù hợp với công việc nặng nhọc, nên thu hút nam nhiều hơn.

Bảng 2.3 Cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp du lịch theo giới tính



Chỉ tiêu


2010


2015


Nam


Số lượng (người)


510


570

Tỷ trọng (%)

48,8

48,3


Nữ


Số lượng (người)


535


610

Tỷ trọng (%)

51,2

51,7


Tổng


Số lượng (người)


3.250


3.635

Tỷ trọng (%)

100,0

100,0

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)


Theo số liệu điều tra của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho thấy, sự chênh lệch và biến động về số lượng cũng như tỷ trọng giữa lao động nam và nữ trong cơ cấu lao động tại các DN du lịch không nhiều. Vào năm 2010, lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn so với nam (nữ chiếm 51,2%, nam chỉ chiếm 48,8%) và đến năm 2015 dần có xu hướng tăng lên trong khi lao động nam có xu hướng giảm. Cụ thể, lao động nữ tăng 14% so với năm 2010 và chiếm 51,7% trong khi lao động nam chiếm 48,3% tổng số lao động tại các DN du lịch. Là một ngành đặc thù, sản phẩm chủ yếu là dịch vụ nên tỷ trọng lao động nữ trong ngành cao hơn so với lao động nam và đây cũng là xu hướng chung của ngành DL cả nước.


2015

Dưới 30 tuổi

Từ 30 - 45 tuổi

Trên 45 tuổi

[VALUE]

61%

31%


Biểu đồ 2.2 Cơ cấu lao động tại các doanh nghiệp du lịch theo độ tuổi


(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên)


Cơ cấu về độ tuổi: Nếu như các ngành nghề như: xây dựng, cơ khí… đòi hỏi những lao động độ tuổi từ 30 – 50 tuổi, độ tuổi có sự chín muồi cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm thì riêng đối với ngành DL, những lao động trẻ, sáng tạo, năng động, giàu nhiệt huyết chính là lực lượng nòng cốt giúp DN phát triển. Trong năm 2015, số lao động dưới 30 tuổi chiếm 61,4% tổng số lao động, đội ngũ lao động này thường làm việc ở các vị trí như lễ tân, phục vụ bàn, pha chế, hướng dẫn viên…; tiếp đến là đội ngũ lao động độ tuổi từ 30- 45 chiếm 30,5% thường làm việc ở các vị trí như nhân viên bếp, phục vụ buồng, lái xe…; còn lại là trên 45 tuổi chiếm tỷ trọng rất thấp 8,1% thường là lao động ở các công việc như nhân viên lái xe, bảo vệ. Riêng đối với những lao động trẻ dưới 30 tuổi, đây chính là đội ngũ lao động đặc trưng cho lao động tại các DN du lịch sôi nổi, nhiều màu sắc và cũng là LLLĐ đầy tiềm năng để đảm bảo gánh vác nhiệm vụ phát triển ngành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2023