Số Lượng Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Thuộc Khu Vực Kttn Ở Thành Phố Huế

hiện 60% trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế là khá cao, thể hiện việc thuận lợi trong điều hành và quản lý doanh nghiệp, đồng thời, là thuận lợi trọng việc nắm bắt pháp luật, thị trường và các cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh.

* Về lao động trong khu vực kinh tế tư nhân

Lao động là nguồn lực quan trọng bậc nhất của hầu hết các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng nhân lực tốt, khả năng làm việc hiệu quả thì sẽ góp phần thúc đẩy doanh nghiệp đó thành công.

Bảng 2.9: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế

(ĐVT: Lao động)

Lao động qua các năm

Năm DNTN CTTNHH CTCP


Tổng số

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

2013

32.551

6.144

18,87

13.539

41,59

12.868

39,53

2014

32.239

5.455

16,92

13.767

42,70

13.017

40,38

2015

32.855

5.309

16,16

14.437

43,94

13.109

39,90

2016

33.226

5.409

16,28

14.788

44,51

13.029

39,21

2017

33.067

5.398

16,32

14.658

44,33

13.011

39,35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - 9

Tốc độ

0,394 -3,184 2,005 0,277

PTBQ (%)

(Nguồn: Cục Thống kê Thừa Thiên Huế) Xét về tổng số lao động trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ta nhận thấy số lao động của các doanh nghiệp tăng trưởng dần qua các năm. Năm 2013, toàn khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế có 32.551 lao động, đến năm 2014 giảm nhẹ còn

32.239 lao động, đến năm 2017, số lượng lao động tăng lên 33.067 người.

Trong số này, các công ty TNHH và CTCP có nhiều lao động hơn các DNTN. Năm 2013, các công ty TNHH có số lượng lao động chiếm 41,59%, các công ty cổ phần chiếm 39,53%, còn lại các doanh nghiệp tư nhân có số lao động ít nhất, chỉ chiếm 18,87%. Năm 2017, cơ cấu lao động vẫn giữ chiều hướng cũ nhưng tỷ trọng

lao động của các công ty TNHH đã tăng lên, và tỷ trọng lao động của các doanh nghiệp tư nhân giảm xuống, chỉ chiếm 16,32%.

Tốc độ phát triển bình quân số lượng lao động của các doanh nghiệp khu vực KTTN đạt 0,394%, trong đó tốc độ phát triển của các DNTN giảm 3,184%, các công ty cổ phần tăng nhẹ với tốc độ tăng 0,277%, còn cá công ty TNHH có tốc độ tăng lao động cao nhất, lên đến 2,005%. Để thấy rõ hơn sự biến động của lao động ta xem xét biểu đồ hình 2.3.

(ĐVT: Lao động)


16.000

14.000

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

2.000


DNTN CTTNHH CTCP


Hình 2.3: Lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN

giai đoạn 2013-2017

Năm 2013m 2014 m 2015 m 2016 m 2017


(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Bảng 2.10: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế phân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh

(ĐVT: Lao động)


Diễn

Năm So sánh (%)

Tốc độ

giảiPTBQ


2013

2014

2015

2016


Tổng số











lao động

32.551

32.239

32.855

33.226

33.067

99,04

101,91

101,13

99,52

0,394

Công











nghiệp

9.380

8.611

8.624

8.599

8.445

91,80

100,15

99,71

98,21

-2,591

Xây











dựng

5.538

5.021

4.951

4.861

4.858

90,66

98,61

98,18

99,94

-3,222

Thương











2013 2014 2015 2016 2017 2014/

2015/

2016/

2017/

(%)


mại, DV 14.554 15.581 16.156 16.486 16.559 107,06 103,69 102,04 100,44 3,279


Vận tải,

kho bãi 3.079 3.026 3.124 3.280 3.205 98,28 103,24 104,99 97,71 1,008

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

Xét theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, lĩnh vực thương mại, dịch vụ vẫn là lĩnh vực có nhiều lao động nhất trong kinh tế tư nhân, với số lao động qua các năm xấp xỉ 50% và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Từ chỗ có 14.554 lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ năm 2013, đã tăng lên 16.559 lao động năm 2017. Ngành vận tải, kho bãi là ngành hàng ít phát triển nhất, có ít lao động nhất trong doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế. Năm 2013, lĩnh vực vận tải, kho bãi trong khu vực kinh tế tư nhân có 3.079 lao động, đến năm 2014, giảm còn 3.026 lao động và đến năm 2017 tăng lên 3.205 lao động. Ngành công nghiệp thuộc khu vực này cũng có số lượng lao động khá cao nhờ có sự xuất hiện của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp An Hòa, các công ty sản xuất trên địa bàn thành phố Huế. Tốc độ phát triển bình quân của các doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ và vận tải kho bãi cao hơn các lĩnh vực khác. Sự thay đổi về số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân dịch chuyển phù hợp với xu

hướng chung của nền kinh tế và định hướng phát triển của thành phố Huế.

Bảng 2.11: Tình hình lao động theo độ tuổi và theo trình độ

của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế

(ĐVT: Lao động)


Năm 2017

Diễn giải DNTN % CTTNHH % CTCP %


1. Phân theo độ tuổi

5.398

100,00

14.658

100,00

13.011

100,00

- Dưới 31 tuổi

1.831

33,92

5.996

40,91

5.471

42,05

- Từ 31 đến 45 tuổi

2.642

48,93

6.808

46,45

5.311

40,82

- Từ 46 đến 56 tuổi

663

12,28

1.388

9,47

1.877

14,43

- Từ 56 đến 60 tuổi

153

2,83

294

2,01

298

2,29

- Trên 60 tuổi

110

2,04

172

1,17

54

0,42

2. Phân theo trình độ

5.398

100,00

14.658

100,00

13.011

100,00

- Đại học, Cao đẳng

1.521

28,18

1.868

12,75

3.851

29,60

- Trung học chuyên nghiệp

1.061

19,66

4.306

29,38

1.614

12,40

- Sơ cấp, công nhân kỹ

1.743

32,29

2.666

18,19

6.010

46,19


thuật, dạy nghề

- Lao động phổ thông 1.073 19,88 5.817 39,68 1.537 11,81

(Nguồn: Niên giám Thống kê thành phố Huế)

Khi phân lao động trong khu vực kinh tế tư nhân theo độ tuổi, ta thấy hầu hết lao động khu vực kinh tế tư nhân là lao động trẻ dưới 30 tuổi và 31 đến 45 tuổi, chiếm đến trên 80% tổng lao động. Các công ty TNHH có số lao động trẻ nhiều hơn các công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân.

Xét theo học vấn, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân có trình độ lao động khá phân hóa. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, có đến 32,29% số lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật, dạy nghề. Có 28,18% lao động có trình độ đại học, còn lại 19,66% trung cấp và 19,88 % lao động phổ thông. Cơ cấu lao động các công ty cổ phần cũng có sự phân hóa rõ nét khi có đến 46,19% lao động có trình độ sơ cấp, dạy nghề, chỉ có 29,6% lao động trình độ đại học cao đẳng. Công ty TNHH có số lao động trình độ đại học, cao đẳng thấp nhất, chỉ chiếm 12,75% tổng lao động của loại hình kinh tế tư nhân này.

Như vậy, mặc dù nguồn lao động có trình độ đại học, cao đẳng làm việc ở các DNTN và CTCP chiếm tỷ lệ tương đối khá, nhưng lao động có trình độ, sơ cấp, công nhân kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao ở hai loại hình doanh nghiệp này, điều đó cho thấy, các DNTN và CTCP còn đang sử dụng công nghệ thấp, chủ yếu tận dụng nguồn lao động và công nhân giá rẻ để làm việc, phục vụ vào họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ít đòi hỏi trình độ cao.

2.2.3.3. Năng lực về khoa học - công nghệ

Thực trạng công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cũng một phần phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu máy móc, thiết bị hoạt động trong các doanh nghiệp, góp phần đánh giá chung về tình hình các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đang hoạt động trên địa bàn thành phố Huế.

Hiện nay, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vốn ít, nên ít có doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến; tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ các nguồn kinh phí từ các chương trình khuyến công thì một số doanh nghiệp đã bước đầu được hỗ trợ vào ứng dụng máy móc,

thiết bị vào sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật mới. Đặc biệt, có 04 doanh nghiệp vay vốn của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ với kinh phí 2.240 triệu đồng [21]. Điển hình là một số đề án hỗ trợ mang lại hiệu quả cao như: hỗ trợ các doanh nghiệp khu vực KTTN trong lĩnh vực sản xuất mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, đúc đồng, thuê đan, chế biến nông lâm sản, khôi phục và phát triển một số ngành nghề và làng nghề truyền thống ở thành phố Huế.

Bảng 2.12: Tình hình sử dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra

Mạng LAN INTERNET Phần mềm quản trị

Chỉ tiêu

nhân lực


Số DN

%

Số DN

%

Số DN

%

Tổng số

100

100

100

100

100

100

1. Có

17

17

100

100

3

3

2. Không

83

83

0

0

97

97

3. Khác

0

0

0

0

0

0

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế, tình hình sử dụng mạng internet khá tốt, 100% doanh nghiệp đều sử dụng internet vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng và đặt hàng xây dựng các website thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 17% doanh nghiệp sử dụng mạng LAN nội bộ và chỉ có 3% doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản trị nhân lực. Nhìn vào kết quả điều tra cho thấy, việc sử dụng phần mềm quản trị nhân lực còn hạn chế, các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nên việc sử dụng phầm mền quản trị nhân lực chưa nhiều, chủ yếu là tập trung ở một số CTCP có quy mô lao động lớn.

2.2.3.4. Về khả năng tiếp cận thị trường

Có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế. Đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế cũng bị những hạn chế này, tuy vậy, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực vươn lên, không ngừng tìm kiếm thị trường mới; đổi mới các hình thức tuyên

truyền, quảng cáo, tiếp thị để ngày càng mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 2.13: Thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra

Theo loại hình DN Theo lĩnh vực kinh doanh Tỉ lệ

Chỉ tiêu DNTN CTTNHH CTCP TMDV CN XD Vận %

tải

Thị trường

trong tỉnh

32

56

12

71

11

11

7

100

Thị trường trong nước


3


16


3


4


6


7


5


22

Nước ngoài

0

1

1

1

1

0

0

2

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Thị trường tiêu thụ chính của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN theo mẫu điều tra cho thấy có 100% doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ trong tỉnh Thừa Thiên Huế; có 22% doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ là các tỉnh lân cận, và 2% doanh nghiệp với kết quả mẫu điều tra có thị trường tiêu thụ ngoài nước. Các sản phẩm có thị trường tiêu thụ trong nước chủ yếu là tập trung ở các sản phẩm may mặc, da giày, chế biến sản phẩm gỗ, vận tải hành khách du lịch…; thị trường ngoài nước chủ yếu là hàng dệt may, hàng thủy sản.

Bảng 2.14: Các công cụ quảng cáo chính của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra

Phương tiện quảng cáo

Số DN trả lời có

Tỷ lệ (%)

1. Báo chí

12

12

2. Pano, băng rôn, áp phích, tờ rơi

55

55

3. Các công cụ marketing online

65

65

4. Tổ chức sự kiện

10

10

5. Các công cụ marketing khác

10

10

(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Kết quả mẫu điều tra cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế sử dụng các công cụ quảng cáo online, chiếm 65% và trực quan như: Pano, băng rôn, ap phich, tờ rơi chiếm đến 55% mẫu điều tra. Tiếp theo là việc sử dụng các phương tiện báo chí chiếm 12% mẫu điều tra. Việc tổ chức

sự kiện và các công cụ quảng cáo khác được sử dụng ít hơn. Qua đây, có thể thấy rằng, việc các doanh nghiệp khu vực KTTN chưa chú trọng nhiều vào các phương tiện quảng cáo để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; chi phí dành cho quảng cáo chưa nhiều; các hình thức quảng cáo thông qua việc tổ chức sự kiện, tham gia các hội chợ, triễn lãm ít được chú trọng do tốn kém nhiều chi phí, trong khi các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, nguồn vốn ít...

2.2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN

Doanh thu và lợi nhuận phản ánh rõ nét nhất kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, khu vực kinh tế. Để xem xét kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, nhìn vào bảng số liệu 2.15 cho thấy:

Bảng 2.15: Doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế

(ĐVT: Triệu đồng)

Năm So sánh (%)

Loại hình 2013 2014 2015 2016 2017 2014/

2013

2015/

2014

2016/

2015

2017/

2016

1. DNTN


- Doanh thu

4.533.393

4.484.408

5.293.131

4.694.063 4.748.875 98,92 118,03 88,68 101,17

- Lợi nhuận

2. CTTNHH

20.806

19.560

24.629

21.915 23.891 94,01 125,92 88,98 109,02

- Doanh thu

5.658.506

6.162.165

8.737.706

9.676.355 10.250.736 108,90 141,80 110,74 105,94

- Lợi nhuận

3. CTCP

25.637

29.008

39.132

44.551 48.255 113,15 134,90 113,85 108,31

- Doanh thu

3.815.880

4.326.496

5.241.064

7.094.448 8.723.549 113,38 121,14 135,36 122,96

- Lợi nhuận

54.972

63.595

74.250

95.922 103.245 115,69 116,75 129,19 107,63

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế)

- Doanh thu: Tổng doanh thu của doanh nghiệp khu vực KTTN ở thành phố Huế qua 5 năm đạt 93.440.775 triệu đồng, trong đó, các CTTNHH có tổng doanh thu lớn nhất, đạt 40.485.468 triệu đồng, chiếm 43,32% trong tổng doanh thu. Các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/09/2023