Thực Trạng Pháp Luật Về Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Phõng Cháy Và Chữa Cháy

chính trong lĩnh vực PCCC bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực PCCC, ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của Nhà nước trong lĩnh vực PCCC, từ đó giảm thiểu các vụ cháy xảy ra, bảo đảm nguyên tắc phòng cháy hơn chữa cháy.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là một trong những biện pháp để bảo vệ và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, giữ vững trật tự kỷ luật nhà nước, là biện pháp quan trọng để bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về PCCC đạt hiệu quả; đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực PCCC; ngăn chặn kịp thời có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của nhà nước trong lĩnh vực PCCC; từ đó góp phần giảm thiểu các vụ cháy xảy ra, đảm bảo nguyên tắc PCCC. Để giải quyết vấn đề này, nội dung Chương 1 đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về vi phạm hành chínhxử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC như khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính; khái niệm xử lý vi phạm hành chính, những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả xử lý vi phạm hành chính và ý nghĩa của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC. Những nội dung trên là cơ sở lý luận quan trọng cho hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói chung và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC trên địa bàn thành phố Hà Nội được trình bày tại Chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC

PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÕNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

2.1.1. Quy định chung về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

2.1.1.1. Hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được thực hiện dựa trên cơ sở các quy định chung về xử lý vi phạm hành chính và quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy - Qua thực tiễn thành phố Hà Nội - 6

* Quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

Quy định chung của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

* Quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy:

- Văn bản quy phạm pháp luật:

+ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013);

+ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

+ Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;

+ Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ- CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

+ Từ trước đến nay, Chính phủ đã ban hành ba Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC là Nghị định số 123/2005/NĐ- CP ngày 05/10/2005, Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 và Nghị định đang có hiệu lực pháp lý thi hành là Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi tắt là Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).

Trong đó, vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được quy định tại Mục 3 Chương 2 với một số quy định mới so với Nghị định số 52/2012/NĐ- CP như sau:

Các quy định ở Mục 3 Chương 2 đã loại bỏ biện pháp khắc phục hậu quả trong 13 Điều (Điều 27, 28, 32 và các Điều từ 34 đến Điều 45); lược

bỏ một số hành vi vi phạm phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong 7 Điều (Điều 27, 31, 32, 36, 40, 41 và 43).

Về mức xử phạt đã được điều chỉnh tương ứng với mức phạt tối đa và phù hợp với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP điều chỉnh mức phạt đối với một số hành vi quy định trong 6 Điều (Điều 28, 31, 32, 41, 42, 45) của Nghị định số 52/2012/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân quy định tại Điều 66 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền phạt đến 500.000đ đối với cá nhân và 1.000.000đ đối với tổ chức;

Đội trưởng của những người tại Khoản 1 Điều 66 có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đến 1.500.000đ đối với cá nhân và 3.000.000đ đối với tổ chức. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cấp Giám đốc Cảnh sát PCCC là 30.000.000đ đối với cá nhân theo Nghị định số 52/2012/NĐ-CP thì trong Nghị định số 167/2013/NĐ-CP là 25.000.000đ đối với cá nhân và 50.000.000đ đối với tổ chức.

- Các Quy chuẩn:

+ QCVN 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình;

+ QCVN 10:2012/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trạm cấp khí dầu mỏ hóa lỏng;

+ QCVN 01:2013/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.

- Các Tiêu chuẩn:

+ TCVN 3254-1989 An toàn cháy - Yêu cầu chung;

+ TCVN 2622:1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;

+ TCVN 6160:1996 Phòng cháy, chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế;

+ TCVN 6161:1996 Phòng cháy, chữa cháy chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế;

+ TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng;

+ TCVN 5738:2001 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật.

2.1.1.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Khi tiến hành hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đã được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất: Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời

Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Đây là nguyên tắc quan trọng, bởi vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC xảy ra thường xuyên nên việc xử lý nhanh chóng, kịp thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Ví dụ như một cơ sở có hành vi san, chiết, nạp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không đúng nơi quy định hoặc sang các thiết bị chứa

không đúng chủng loại, không phù hợp với chất, hàng nguy hiểm cháy nổ; nếu cơ quan có thẩm quyền không phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhanh chóng, kịp thời thì sẽ dẫn tới những thiệt hại lớn cho người dân và cho xã hội.

Thứ hai: Nguyên tắc phân định thẩm quyền

Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể chứ không phải căn cứ vào mức tiền phạt thực tế áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm.

Đối với trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định như sau:

- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

- Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt.

Thứ ba: Nguyên tắc công minh

Pháp luật quy định mọi hoạt động xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC nói riêng phải đảm bảo công minh. Muốn có công minh thì việc xử phạt vi phạm hành chính phải đúng đối tượng, đúng tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi

38

phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng hoặc người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính, chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Thứ tư: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định

Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ. Các văn bản do Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền không được quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

Thứ năm: Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC chỉ bị xử phạt một lần

Theo nguyên tắc này thì trong thời gian tiến hành xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một vi phạm hành chính cụ thể, người có thẩm quyền xử phạt không được xử phạt lần thứ hai đối với vi phạm đó.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

39

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Quy định xử phạt một lần đối với một hành vi vi phạm hành chính có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng trong việc xử phạt, tránh tình trạng xử phạt nhiều lần đối với một vi phạm, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; đồng thời, đảm bảo hiệu lực của quyết định xử phạt đối với từng vi phạm hành chính cụ thể.

Thứ sáu: Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2.1.1.3. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Để đảm bảo các quy định của pháp luật trong QLNN về PCCC được thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả, ngày 05/10/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, theo đó Nghị định có 20 điều quy định các hành vi vi phạm tương ứng với 20 nhóm hành vi vi phạm hành chính về PCCC; tuy nhiên, qua thực tế áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PCCC, Nghị định số 123/2005/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Chưa quy định hình thức xử phạt “trục xuất” đối với người nước ngoài vi phạm; chưa quy định cụ thể đối với các hành vi vi phạm về việc ban hành nội quy, quy định về PCCC phải đầy đủ nội dung và phù hợp với tính chất cháy, nổ của cơ sở; hồ sơ quản lý của cơ sở, thống kê, báo cáo về PCCC;...

Để khắc phục những hạn chế trên, ngày 14/6/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/8/2012 thay thế Nghị định số 123/2005/NĐ-CP, có 5 chương, 41 điều, bao gồm các quy định chung

40

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 28/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí