tăng cường công tác tuần tra kiểm soát trên địa bàn, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý các vụ việc mới phát sinh, không để hình thành phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, từ đó kiềm chế và dần loại trừ tình hình cướp giật tài sản ra khỏi đời sống xã hội.
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản
Ðể bảo đảm chất lượng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội Cướp giật tài sản thì cần phải tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ và những giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành cơ chế vận hành thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đối với tội danh này. Vì vậy, học viên đưa ra một số các giải pháp như sau:
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự
Qua quá trình áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, các quy định pháp luật hình sự về hình phạt ngày càng được hoàn thiện và luôn không ngừng đổi mới theo hướng thể hiện rò tư tưởng, chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta đối với người phạm tội, đồng thời vẫn bảo đảm hiệu quả răn đe, phòng chống và ngăn ngừa tội phạm, đảm bảo kỷ cương, nghiêm minh của pháp luật hình sự. Tuy nhiên, từ những vi phạm, sai lầm trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản cùng nguyên nhân đã phân tích ở phần trên cho thấy vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng thống nhất các quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn đối với tội cướp giật tài sản. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện Bộ luật hình sự vì đây là bộ luật nền tảng cho việc áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản, đồng thời ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể, rò ràng, chi tiết.
* Cần mô tả, quy định chi tiết rò hơn về các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội phạm đối với tội cướp giật tài sản. Thực tiễn những năm gần đây, tội cướp giật tài sản có xu hướng gia tăng, người phạm tội có độ tuổi ngày càng
trẻ hóa, hành vi ngày càng manh động, liều lĩnh và táo bạo. Hướng tới việc xử lý triệt để đối với tội phạm này thì ngoài việc nhận thức đúng đắn những vấn đề lý luận chung cũng cần có những quy định chi tiết, mô tả hành vi khách quan như công khai, bất ngờ, nhanh chóng tẩu thoát của loại tội phạm này một cách rò nét hơn để tránh nhầm lẫn nhiều cách hiểu khác nhau khi định tội danh. Thiết nghĩ sẽ là hợp lý hơn, nếu nhà làm luật quy định hành vi cướp giật tài sản tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 bằng cách mô tả hành vi chi tiết, cụ thể và có các văn bản hướng dẫn rò ràng để tránh sự nhầm lẫn, thậm chí là vi phạm, sai lầm trong định tội danh tội cướp giật tài sản do nhầm lẫn với hành vi của các tội danh khác.
* Cần có sự hướng dẫn rò hơn về chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản cũng như phân biệt với tình tiết “Hành hung để tẩu thoát”. Tuy rằng vấn đề này đã được hướng dẫn tại mục 6.2 phần I của Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 trong khi hiện tại đang áp dụng Bộ luật hình sự năm 2015. Do dó, cần thiết phải thay thế thông tư mới cho phù hợp với quy định tại BLHS năm 2015, trong đó hướng dẫn cụ thể, rò ràng, tránh chồng chéo, đồng thời có sự tổng hợp và kế thừa những nội dung đúng, phù hợp từ văn bản cũ.
* Nhà làm luật cần ban hành các văn bản hướng dẫn, giải thích các dấu hiệu pháp lý, mô tả rò ràng, cụ thể hơn trong hành vi nhằm phân biệt tội cướp giật tài sản với một số tội có tính chất tương đồng như tội trộm cắp tài sản (Điều 173), tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản (Điều 172) vì giữa các cơ quan tiến hành tố tụng thường có các quan điểm khác nhau về định tội danh đối với các tội này và rất dễ nhầm lẫn vối tội Cướp giật tài sản (Điều 171).
* Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất tình tiết “Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn, xã hội” quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 cũng là cần thiết.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Quyết Định Hình Phạt Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản Từ 2015 – 2020 Tại Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai
- Những Vi Phạm, Sai Lầm Trong Định Tội Danh Và Quyết Định Hình Phạt Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản Và Nguyên Nhân
- Yêu Cầu Bảo Đảm Áp Dụng Pháp Luật Hình Sự Đúng Đối Với Tội Cướp Giật Tài Sản
- Áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản từ thực tiễn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai - 11
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
* Đối với hình phạt bổ sung quy định đối với tội cướp giật tài sản thường không được áp dụng vì bị xem là “hình phạt phụ” và mang tính tùy nghi chưa mang tính bắt buộc, là lý do dẫn đến cường độ áp dụng loại hình phạt này trong thực tiễn xét xử còn hạn chế, chưa đáp ứng được mong muốn của nhà lập pháp.
* Đối với khung hình phạt tăng nặng: Kiến nghị nhà làm luật cần hoàn thiện quy định về tội cướp giật tài sản tại Khoản 4 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 “phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân” theo những tình tiết định khung tăng nặng phân hóa chi tiết thành trường hợp nào phải chịu hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; những tình tiết định khung tăng nặng nào phải chịu hình phạt tù chung thân.
3.2.2 Nâng cao khả năng, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của các cơ quan áp dụng pháp luật hình sự đối với tội cướp giật tài sản
Trong những năm qua, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân đã có nhiều cố gắng, từng bước khắc phục khó khăn, không ngừng nỗ lực tăng cường, triển khai nhiều biện pháp đem lại hiệu quả khả quan khi thực hiện nhiệm vụ được giao, kiểm soát và kiềm hãm sự gia tăng tội phạm hình sự, đóng góp to lớn trong công cuộc giữ vững an ninh chính trị nước nhà và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự về cơ bản, các Cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đúng quy định của pháp luật, hạn chế sai phạm, án oan, tạo chuyển biến tích cực khi thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ quyền con người, tôn trọng quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 đề ra. Đa phần đội ngũ cán bộ khi thực hiện
công tác tư pháp luôn có tinh thần trách nhiệm, tận tâm với công việc, tích cực giải quyết nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tình hình tội phạm hình sự nói chung và tội cướp giật tài sản nói riêng hiện nay diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, nguy hiểm, do đó cần phải có một đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật thật chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức chính trị và việc đào tạo, nâng cao các yêu cầu đó là vô cùng cần thiết và cấp bách.
* Đối với Cơ quan điều tra – Điều tra viên :
Trong hoạt động nghiệp vụ của mình đối với tội cướp giật tài sản, điều tra viên cần đảm bảo sự thận trọng cần thiết khi tiến hành các hoạt động điều tra, tuân thủ các quy định pháp luật, thủ tục tố tụng, tạo sự tin tưởng cho quần chúng nhân dân, tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can khi chứng cứ đã thuyết phục. Điều tra viên phải khiêm tốn, đúng mực, có thái độ tôn trọng, lắng nghe các ý kiến từ phía người bị buộc tội. Bên cạnh đó, việc điều tra phải tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận cũng như các phương tiện thông tin đại chúng trên cơ sở thông tin khách quan, tin cậy.
Nâng cao chất lượng và kĩ năng của đội ngũ cán bộ điều tra viên; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nhằm quán triệt các quy định mới của pháp luật về hoạt động của cơ quan tư pháp, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền, kỹ năng sử dụng phương tiện ghi âm, ghi hình… cho Điều tra viên.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục tăng cường đào tạo chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn các kỹ năng cho điều tra viên, cán bộ điều tra nhằm đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng lâu dài. Luôn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ Điều tra viên nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, tăng cường kinh nghiệm điều tra đối với loại tội phạm này; đồng thời trao đổi
thông tin, nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm điều tra từ các nước phát triển trên thế giới.
Ngoài ra, việc bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho điều tra viên, cán bộ điều tra cũng là một nội dung quan trọng quán triệt tư tưởng điều tra dựa trên những chứng cứ có cơ sở, tránh lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm sai quy định, trái pháp luật.
* Đối với Viện kiểm sát - Kiểm sát viên:
Viện kiểm sát cần liên kết, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân thực hiện tốt công tác áp dụng pháp luật, kịp thời kết hợp với Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ, đánh giá các tình tiết phạm tội một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện ngay khi tiếp nhận, thụ lý vụ án; từ đó phân loại các chứng cứ, giải quyết, xử lý các nguồn tin về tội phạm, xem xét các chứng cứ buộc tội cũng như đánh giá chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội, thận trọng xem xét việc phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra có đúng theo trình tự quy định pháp luật.
Kiểm sát viên cũng cần chủ động phối hợp cùng với Điều tra viên tìm hiểu, xác minh, đánh giá các tài liệu, hồ sơ của vụ án cướp giật tài sản. Đối với các vụ án có tình tiết phức tạp, khó xác định cấu thành tội phạm cần xác minh, bổ sung chứng cứ định hướng tội danh theo quy định pháp luật hoặc các văn bản hướng dẫn cụ thể, thực hiện tốt chức năng công tố ngay từ khi được phân công kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết vụ án.
+ Khi được phân công thực hiện quyền công tố trong vụ án cướp giật tài sản, kiểm sát viên cần có ý thức tinh thần trách nhiệm công việc, luôn định hướng bản thân là người bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật ngay từ giai đoạn khởi tố, điều tra. Thông qua việc nghiên cứu kỹ, nắm vững các chứng cứ, tình tiết của vụ án để xác định đúng tội danh cho người phạm tội, tránh những nhầm lẫn, sai phạm đáng tiếc xảy ra.
+ Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho kiểm sát viên cần có các kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kiểm sát viên. Kiểm sát viên phải tích cực học tập, nghiên cứu và nắm chắc lý luận về tội phạm, các văn bản luật và các văn bản khác có liên quan về xử lý các tội phạm cụ thể. Đồng thời phải rèn luyện kỹ năng tư duy tổng hợp, phân tích đánh giá và xây dựng văn bản để nâng cao hơn nữa chất lượng văn bản yêu cầu điều tra.
* Đối với Tòa án - Thẩm phán:
+ Nâng cao công tác tổng kết, báo cáo hoạt động áp dụng pháp luật theo từng chủ đề và trong một thời gian nhất định tại các cơ quan Toà án nhằm đúc kết các kinh nghiệm trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự như hệ thống các bản án, những quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn, mang tính chuẩn mực để toàn ngành nghiên cứu, học tập; đồng thời lưu lại những bản án, những quyết định áp dụng pháp luật đã công bố chưa chính xác, chưa hợp lý, còn vướng mắc sai lầm trong việc xem xét, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ hoặc việc lựa chọn các quy phạm pháp luật chưa chuẩn xác dẫn đến bản án chưa thật sự thỏa đáng để rút kinh nghiệm, tránh lập lại. Ngoài ra trong công tác tổng kết báo cáo cũng cần đưa ra những đánh giá, những vấn đề về tính phù hợp giữa thực tiễn áp dụng pháp luật và các quy phạm pháp luật đã ban hành: trong đó những quy phạm pháp luật phù hợp với thực tiễn có tác dụng phát huy tốt; những quy phạm pháp luật chưa phù hợp còn mang đặc điểm chung chung, khái quát, trừu tượng và khó thích ứng khi áp dụng; hoặc những quy phạm pháp luật quy định quá cứng nhắc không phù hợp với yêu cầu khi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống xã hội. Từ đó, đề xuất những kiến nghị đến các nhà làm luật xem xét, bổ sung, sửa đổi, hoặc nếu không hợp lý thì nên huỷ bỏ, nếu quá chung chung thì cần giải thích, hướng dẫn cụ thể, thống nhất những quy phạm pháp luật, tránh gây nhầm lẫn và ngày càng nâng cao tính hiệu quả, bảo đảm tính khả thi khi áp dụng các văn bản pháp luật.
+ Hướng tới việc đảm bảo chất lượng xét xử của Tòa án ngày càng tốt hơn thì phải không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ Thẩm phán cùng Hội thẩm nhân dân, không chỉ đủ về số lượng mà còn xây dựng và phát triển về chất lượng, song song đó nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Thư ký, Thẩm tra viên, chuyên viên sẳn sàng đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực trong tương lai.
+ Toà án các cấp cần tạo điều kiện thuận lợi cho Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ, đồng thời bố trí Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử khi đã được nghiên cứu hồ sơ, chủ động phối hợp với Hội thẩm nhân dân tham gia vụ án phù hợp với chuyên môn và có sự phối hợp tốt để Hội thẩm dân là đại diện cho nhân dân nhưng vẫn bảo đảm được hoạt động của Toà án được thuận lợi.
+ Việc tổ chức, đánh giá sau mỗi phiên tòa để đưa ra kinh nghiệm là biện pháp giúp thẩm phán thấy được những sai sót khiếm khuyết trong thực thi nhiệm vụ, phòng ngừa những vi phạm và kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế.
+ Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên bằng việc kết hợp giữa tự kiểm tra hoặc kiểm tra giữa các cấp Tòa án. Đồng thời lập kế hoạch kiểm tra theo thẩm quyền và khi kết thúc đợt kiểm tra sẽ tổ chức họp để đề xuất, kiến nghị những vấn đề còn vướng mắc, thiết sót.
Đồng thời, tăng cường hơn nữa trách nhiệm, sự quan tâm của Nhà nước và xã hội đối với những người làm công tác đấu tranh chống tội phạm, đổi mới phương thức tổ chức chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính - tư pháp trong các tòa án theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả và thuận lợi cho công dân; cải tiến phương pháp và lề lối làm việc, đề cao chế độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ. Đồng thời xây dựng đội ngũ làm công tác tiến hành tố tụng ngày càng trong sạch và vững mạnh; đảm bảo đáp ứng về số lượng cũng như phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị cùng trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp
vụ thật tốt. Ngày càng kiện toàn công tác báo cáo, tổng kết thực tiễn trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử, quan trọng nhất là công tác định tội danh đúng và áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật nhằm kịp thời giải đáp các khó khăn, vướng mắt trong quá trình tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hoạt động của tòa án cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật.
3.2.3. Các giải pháp khác
* Tăng cường công tác tổng kết từ thực tiễn quá trình định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội cướp giật tài sản
Chúng ta cần xem xét cụ thể những bản án đã có hiệu lực pháp luật mà hiện nay bị cáo đang phải thực hiện theo quyết định của tòa án đối với tội cướp giật tài sản. Các ban ngành liên quan phối hợp và có văn bản tổng kết theo từng quí hoặc năm, rồi sau đó tổng hợp kiện toàn từ đó rút ra cái chung và có ý kiến đề xuất hướng giải quyết của từng cơ quan thuộc lĩnh vực hoạt động tố tụng mà cơ quan đó thực hiện (Viện kiểm sát nhân dân; Tòa án; Cơ quan công an…).
Trong lĩnh vực tổng hợp này, các bị cáo được phân ra nhiều góc độ khác nhau mà chúng ta nhận định và thấy rò sâu hơn, hoàn cảnh phạm tội, nhân thân của bị cáo, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo… Qua đó rút ra được những ưu khuyết điểm của vụ việc, từ đó ta giữ lại mặt ưu điểm, mặt khuyết điểm đề xuất lạo bỏ và xây dựng những quy phạm pháp luật hoàn thiện hơn khi áp dụng. Xem xét nền móng, nguyên nhân trong việc phạm tội của bị cáo cũng là điều quan trọng và vô cùng to lớn mà chúng ta không thể xem nhẹ được, từ đó đề xuất phát ra các vấn đề về đạo đức, về trách nhiệm của các chủ thể áp dụng pháp luật và người phạm tội…
Trên cơ sở thống kê, tổng kết báo cáo qua từng thời kỳ, các cơ quan tiến hành tố tụng đã đúc kết và đề ra các giải pháp nhằm bổ sung, sửa đổi