Các Yếu Tố Cấu Thành Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức


chức. Sức mạnh ở đây là đương nhiên là sức mạnh tổng hòa của từng cá thể hay thành viên đơn lẻ trong tổ chức. Việc đánh giá chất lượng đội ngũ CBCC theo khía cạnh này khá phức tạp, với nhiều tiêu chí, cả định tính và định lượng đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc và hệ thống.

Ngoài những yếu tố nêu trên, chất lượng của ĐNCC phụ thuộc vào cơ cấu ĐNCC, đó là tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi, giới tính, giữa công chức lãnh đạo, công chức quản lý, công chức phụ trách chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi cán bộ công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất của cả ĐNCC. Vì vậy, quan niệm CLĐNCC phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng CC với chất lượng của cả đội ngũ. Bên cạnh đó, cũng cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng ĐNCC, chỉ khi nào hai mặt này có quan hệ hài hòa mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ.

Từ những phân tích nêu trên, CLĐNCC là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng CC, được thể hiện qua phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực, kỹ năng công tác, đạo đức, lối sống, chất lượng và hiệu quả thực nhiệm vụ được phân công của mỗi CBCC cũng như cơ cấu hợp lý về độ tuổi, ngạch, bậc và số lượng ĐNCC bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.

Như vậy chất lượng đội ngũ công chức là năng lực thể chất, tinh thần, trí lực cấu thành nên lực lượng lao động xã hội, được biểu hiện thông qua thể lực, trí lực, đạo đức, kỹ năng tác phong và làm việc của người lao động.

Chất lượng đội ngũ công chức có vai trò quyết định sức mạnh của công chức bao hàm các yếu tố sau: Yếu tố về thể lực, yếu tố về trí lực và yếu tố về tâm lực.

1.1.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức

Nâng cao chấtlượng đội ngũ CBCC được hiểu là tổng thể các hoạt động của tổ chức tiến hành nhằm phát triển các thuộc tính, tố chất của đội ngũ CBCC đáp ứng nhu cầu mục tiêu của tổ chức. Nó bao gồm các chính sách, các biện


pháp, phương pháp thúc đẩy, tác động lên đội ngũ CBCC làm phát triển các tố chất, năng lực của nó cho phù hợp với yêu cầu mục tiêu hoạt động, nhiệm vụ chính trị đặt ra.

Sự tác động này rất đa dạng và phong phú, nó có thể bao gồm các hoạt động các biện pháp, phương pháp tổ chức trực tiếp hay gián tiếp lên các cá nhân đội ngũ cán bộ công chức hay các hoạt động tổ chức, quản lý đội ngũ CBCC để làm thay đổi hướng tích cực các yếu tố chất lượng nhân lực hay các yếu tố tổ chức.

Chất lượng đội ngũ công chức chính là nâng cao cả ba yếu tố: thể lực, trí lực và phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong nghề nghiệp của đội ngũ công chức.

Một tổ chức muốn hoạt động hiệu quả, thì việc đầu tiên và cần thiết đó làphải nâng cao CLĐNCC trên tất cả các mặt như: phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, sự tín nhiệm của nhân dân, khả năng thích ứng, xử lý các tình huống phát sinh của người công chức đối với công vụ được giao,khả năng hoàn thành nhiệm vụ …Vì vậy, đểnâng cao CLĐNCC là phải làm cho có sự chuyển biến cao hơn về chất so với thời điểm chưa tác động và việc nâng cao này còn có khả năng đáp ứng tốt hơn về yêu cầu cho giai đoạn tiếp theo.

Đội ngũ công chức là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng từngngười lao động (trí tuệ, thể chất, phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.

Chất lượng đội ngũ công chức rất quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực, đó là hoạt động nâng cao về thể lực, trí lực và tâm lực của người công chức và sự phát triển CLNNL được tác động, chi phối bởi những yếu tố sức khỏe và dinh dưỡng, giáo dục – đào tạo, giá trị văn hóa truyền thống và môi trường sống.

Xuất phát từ những đặc trưng trên, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC các tổ chức thường sử dụng các biện pháp cụ thể: Chăm sóc, rèn luyện nâng cao sức khỏe; Đào tạo, bồi đưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; giáo


dục phẩm chất đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật lao động; Nâng cao hiệu quả của tổ chức.

1.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ công chức

Chất lượng đội ngũ công chức được thể hiện qua theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo các nội dung:

Tiêu chí về chính trị tư tưởng:Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; Không dao động trước mọi khó khăn, thách thức;Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân;Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.

Tiêu chí về đạo đức, lối sống: Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa; Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị; Có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh; Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

Tiêu chí về tác phong, lề lối làm việc: Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ; Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

Tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành sự phân công của tổ chức; Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác; Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định; Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan


về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.

Tiêu chí về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao: Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý: Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị; Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể. Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2020.

Dựa vào các yếu tố này, học viên xin đưa ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức. Xét một cách chung nhất các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức là những yêu cầu cụ thể, học viên xin đưa ra một số cơ bản như sau:

1.2.1. Thể lực

Sức khỏe là yếu tố quan trọng trong các yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng CBCC. Sức khỏe vừa là mục đích của sự phát triển, đồng thời nó cũng là điều kiện để phục vụ cho sự phát triển hài hòa cả về thể chất và tinh thần con người.


Đội ngũ công chức có sức khỏe tốt có thể mang lại năng suất lao động cao nhờ sự bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung tinh thần trong khi làm việc. Vì vậy, yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người là một vấn đề cần được xã hội đầu tư quan tâm hơn nữa.Sức khỏe cơ thể là sức cơ bắp, sức đẩy, sức nâng….thể hiện năng lực lao động chân tay, cơ bắp. Vẻ bề ngoài nó biểu hiện thông qua vóc dáng, chiều cao, cân nặng; về hoạt động nó thể hiện ở các động tác: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, không ốm đau, bênh tật.

Sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng duy trì về mặt tâm lý, vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nêu ra định nghĩa: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải là không có bệnh hay thương tật”.

Sức khỏe của con người chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánh bằng một hệ thống các tiêu chí như: thu thập, mức sống, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công tác, giới tính….Trong y học lao động sức khỏe người lao động được đánh giá, phân loại thông qua các chỉ số về chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Idex) và các chỉ số về bệnh tật.

Sức khỏe là một chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng công việc, chất lượng lao động. Một người hay cụ thể hơn là một CBCC có trình độ chuyên môn, có năng lực công tác, có tâm huyết với công việc, có sự tín nhiệm…nhưng quanh năm đau ốm, được đánh giá là sức khỏe yếu thì cũng không thể biến những năng lực chuyên môn, khả năng của CBCC đó thành hoạt động thực tiễn được cũng như việc không hoàn thành được nhiệm vụ. ĐNCBCC có sức khỏe tốt sẽ bền bỉ, lĩnh hội nhanh chóng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp từ đó mang lại hiệu quả làm việc.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, sức khỏe được phân thành 6 loại như sau:


Bảng 1.1. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe thể lực



Loại sức khoẻ

Nam

Nữ

Chiều cao (cm)

Cân nặng (cm)

Vòng ngực

(cm)

Chiều cao (cm)

Cân nặng (cm)

1

≥ 163

≥ 51

≥ 81

≥ 154

≥ 48

2

160 – 162

47- 50

78 - 80

152 – 153

44 – 47

3

157 – 159

43 – 46

75 – 77

150 – 151

42 – 43

4

155 – 156

41 – 42

73 -74

148 – 149

40 – 41

5

153 – 154

40

71 -72

147

38 – 39

6

≤ 152

≤ 39

≤ 70

≤ 146

≤ 37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức Cơ quan Bộ Xây dựng - 4

( Nguồn: Từ Bộ Y tế)

1.2.2. Trí lực

Nhân tố trí lực của tổ chức được thể hiện xem xét ở hai góc độ: trình độ văn hóa và khả năng các kiến thức. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là yếu tố quan trọng quyết định năng lực và hiệu quả công việc của công chức. Trí lực là khả năng về trí tuệ, phản ánh sức hiểu biết của con người. Nó rất cần thiết cho mọi người nói chung và ĐNCC nói riêng. Trí lực của ĐNCC được thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng công việc, kinh nghiệm nghề nghiệp và các hiểu biết cần thiết phục vụ cho công việc chuyên môn.Hạn chế về trình độ học vấn hay trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị sẽ làm hạn chế khả năng của người CC trong hoạt động công việc như: hạn chế về khả năng tiếp thu, lĩnh hội chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của cấp trên, hạn chế trong kỹ năng và phương pháp điều hành, thực thi nhiệm vụ, thậm chí còn vi phạm trong quá trình thực thi công vụ…Tuy nhiên, khi xem xét trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần phải lưu ý về sự phù hợp giữa chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc và kết quả làm việc của họ.


1.2.2.1. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn là sự hiểu biết về tri thức của người lao động về các kiến thức xã hội, kiến thức chuyên môn, nó biểu hiện ở trình độ đào tạo về ngành hoặc chuyên ngành đó trước khi đảm nhận một công việc nào đó. Trình độ chuyên môn được chia theo các cấp bậc học như: trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học.

Ở bất kỳ một vị trí nào trong tổ chức đều yêu cầu thực hiện công việc ứng với trình độ chuyên môn nhất định. Do đó, việc trang bị kiến thức chuyên môn là không thể thiếu dù nguồn nhân lực (NNL) đó được thông qua nhiều NNL khác nhau như được đào tạo hoặc tự nhận thức các vấn đề trong cuộc sống. Con người trong quá trình làm việc không chỉ sử dụng kiến thức chuyên môn mà còn cần dùng nhiều loại hình kiến thức khác nhau để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.

1.2.2.2. Kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là: thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, vai trò người lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.

Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm, họ được trang bịKỹ năng mềm chủ yếu là: các kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng cứng ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.


1.2.2.3. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là sự trải nghiệm trong công việc qua thời gian làm việc hay còn gọi là thâm niên làm việc, thâm niên công tác. Người có nhiều kinh nghiệm sẽ nhanh nhẹn và giải quyết công việc một cách thuần thục, khoa học hơn.

Kinh nghiệm làm việc kết hợp với trình độ và kỹ năng xử lý công việc tạo thành mức độ lành nghề trong công việc. Do đó, mọi người vừa có khả năng sáng tạo, vừa có nhiều kinh nghiệm trong công việc thì có thể có kỹ năng làm việc vượt trội và là tài sản quý giá của tổ chức. Tổ chức phải có nhiều chính sách để khai thác được năng lực của mọi người trong tổ chức và có biện pháp để giữ chân những tri thức trẻ này để giành được những lợi thế cạnh tranh cho tổ chức của mình.

1.2.2.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc thì trình độ ngoại ngữ và tin học là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của cán bộ CC. Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, thời đại môi trường mạng 4.0 như hiện nay, công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, làm biến đổi đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại.

1.2.2.5.Mức độ đảm nhận công việc của công chức quản lý nhà nước

Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ thực tế của công chức. Phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức và mức độ đảm nhận chức trách nhiệm vụ của công chức. Để đánh giá công chức theo tiêu chí này cần dựa vào đánh giá thực hiện công việc của công chức.

Đánh giá thực hiện công việc là phương pháp, nội dung quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm cả tổ chức hành chính nhà nước. Đánh giá thực hiện công việc thực chất là xem xét, so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ cụ thể của công chức với những tiêu chuẩn đã được xác định trong mô tả công

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022