Thực Trạng Chất Lượng Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội (Vietcombank Hn)


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI (VIETCOMBANK HN)

2.1. Khái quát về NH TMCP NT Chi nhánh HN (Vetcombank HN)

Vietcombank Hanoi được thành lập ngày 01/03/1985, là một thành viên trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đã từng được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng I. Năm 2004, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba.

Vietcombank Hanoi được hình thành nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính và ngân hàng quốc tế trên địa bàn Hà Nội. Ngoại trụ sở chính đặt tại 344 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà nội thì Vietcombank Hanoi hiện đang đóng vai trò đầu mối quản lý:

- 4 chi nhánh cơ sở trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Chi nhánh Thành Công, Chi nhánh Thăng Long, Chi nhánh Chương Dương, Chi nhánh Ba Đình.

- 8 phòng giao dịch và một quầy giao dịch đặt tại Sân bay Nội Bài. Vietcombank Hanoi luôn tự hào là một trong những chi nhánh hàng đầu của

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam với hệ thống công nghệ hiện đại, cung cấp các sản phẩm,dịch vụ với độ tự động hoá cao: thanh toán điện tử liên ngân hàng, VCB ONLINE, hệ thống máy rút tiền tự động ATM Connect 24, Money Gram … Vietcombank cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên gia nhập hệ thống thanh toán SWIFT toàn cầu với mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại 85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhờ đó đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.

Đặc biệt với định hướng phát triển lâu dài, Vietcombank Hà Nội luôn chú trọng việc đào tạo và thu hút nhân tài với mục tiêu xây dựng một đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của Vietcombank HN

Đồng thời với việc đổi mới quy trình tín dụng giành cho khách hàng tổ chức là sự thay đổi về mặt cơ cấu tổ chức của toàn bộ hệ thống Vietcombank. Một

trung tâm quản lý rủi ro được đặt tại Hội Sở Chính và Chi nhánh Hồ Chí Minh để quản lý cho toàn hệ thống. Nhân sự của các phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh được điều động sang phòng Quản lý nợ hoặc quan hệ khách hàng. Tính đến thời điểm này, cơ cấu của Vietcombank Hà Nội được bố trí như sau:

- Phòng tổng hợp

- Phòng dịch vụ ngân hàng

- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu

- Phòng thanh toán thẻ

- Phòng kế toán tài chính

- Phòng ngân quỹ

- Phòng tin học

- Phòng hành chính nhân sự

- Phòng quan hệ khách hàng (phòng tín dụng): Phòng quan hệ khách hàng là đầu mối thay mặt cho VCB Hà nội trong việc tiếp xúc với khách hàng từ đó tạo lập quan hệ tín dụng đối với khách hàng. Phòng quan hệ khách hàng tại chi nhánh hiện đang được chia thành tổ khách hàng doanh nghiệp và tổ tín dụng thể nhân để giúp phân loại, đánh giá và chuyêm môn hóa tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế.

- Phòng quản lý nợ: Phòng quản lý nợ thực hiện chức năng lưu trữ tất cả các văn bản, chứng từ liên quan đến hợp đồng tín dụng và thông tin của khách hàng.


2.1.2. Kết quả kinh doanh chủ yếu

*Về hoạt động huy động vốn:

Hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Vietcombank Hà Nội luôn đạt kết quả khá tốt. Cụ thể, năm 2007 đạt 4325 tỷ đồng , tăng 28,8 % so với năm 2006, trong khi tỷ lệ này tính chung cho toàn hệ thống Vietcombank chỉ đạt 15,8 %. Trên địa bàn Hà nội, mức tăng trưởng tổng vốn huy động của các TCTD năm 2007 tăng 19,2% so với năm 2006. Tính đến năm 2007, thị phần huy động vốn của Vietcombank Hà Nội chiếm 3,65% tổng lượng huy động trên toàn địa bàn.

Khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm 80% tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Hà nội, còn lại là từ các tổ chức Tín dụng nước ngoài và từ thị trường liên ngân hàng. Số liệu cụ thể của năm 2007 như sau:

- Huy động USD: 182 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2006

- Huy động VND: 7267 tỷ đồng, tăng 43,3 % so với năm 2006

Mặt dù việc huy động vốn ít nhiều bị ảnh hưởng do những biến động lớn trên thị trường lãi suất song nguồn tiền gửi thanh toán vẫn tăng trưởng khá ổn định đạt 987 tỷ đồng vào cuối 2007.

Bảng 2.1.2.1. Bảng số liệu về huy động vốn năm 2007

(Đơn vị: Triệuvnd, nghìn usd)


Chỉ tiêu

VND

USD

Quy VND

Nguồn Vốn

4,325,192

182,585

7,267,367

I. Vốn huy động từ TT Liên NH

433,321

1,986

465,323

A. Tiền gửi

433,321

1,986

465,323

3. TG của TCTD trong nước

3,321

18

3,611

4. TG của TCTD nước ngoài

430,000

-

430,000

II. Vốn huy động từ khách hàng

3,433,539

176,030

6,270,086

1. Tiền gửi không kỳ hạn

1,365,084

26,170

1,786,787

- TG thanh toán

987,610

23,398

1,364,645

- TG tiết kiệm

366,093

2,619

408,296

- TG chuyên dụng

11,381

153

13,846

2. TG có kỳ hạn

1,760,183

136,922

3,966,544

a. TG có kỳ hạn dưới 12 tháng

1,027,160

45,273

1,756,689

- TG có kỳ hạn dưới 12 tháng của KH

137,907

1,027

154,456

- TG tiết kiệm dưới 12 tháng

889,253

44,246

1,602,233

b. TG có kỳ hạn trên 12 tháng

733,023

91,649

2,209,855

- TG có kỳ hạn trên 12 tháng của KH

121,660

308

126,623

- TG có tiết kiệm trên 12 tháng

611,363

91,341

2,083,232

3. VCB phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

42,762

1,024

59,263

4. TG ký quỹ đảm bảo thanh toán

7,925

4,618

82,339

III. Kinh doanh ngoại tệ

410

2

442

IV. Vốn khác

276,673

1,142

295,075

V. Vốn chủ sở hữu của VCB

130,933

-

130,933

VI. Quan hệ trong hệ thống

50,316

3,424

105,490

3. Vay TW

-

3,424

55,174

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 65 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân Hàng Ngoại Thương Chi Nhánh Hà Nội - 3

(Nguồn: Phòng Quan hệ Khách hàng VCB Hà Nội)


* Về hoạt động sử dụng vốn:

Hoạt động quản lý và sử dụng vốn tại Vietcombank Hà nội tuân thủ theo nguyên tắc an toàn và hiệu quả.

- Con số 90.6% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2007 đã sinh lời cho thấy tình hình hoạt động sử dụng vốn hiệu quả của Vietcombank

Tổng mức vốn sinh lời năm 2007 chiếm 98.6 % tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh, trong đó vốn tín dụng chiếm khoảng 70 %, phần còn lại thực hiện điều chuyển vốn nội bộ, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho toàn hệ thống NH TMCP NT HN. Việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả đã gián tiếp góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp cũng như của cả thủ đô.


Bảng 2.1.2.2 : Số liệu về sử dụng vốn năm 2007 (đơn vị : triệu vnd, nghìn usd )


Chỉ tiêu

VND

USD

Quy VND

Sử dụng vốn

4,325,192

182,585

7,267,367

1. Tiền mặt và giấy tờ có giá

75,204

1,373

97,329

2.Quan hệ thị trường liên ngân hàng

13,169

-

13,169

- Tiền gửi tại NHNN

13,169

-

13,169

3.Quan hệ tín dụng với Khách hàng

1,329,778

75,888

2,552,637

4. Sử dụng vốn khác

92,032

1,563

117,218

5.Tài sản cố định

28,352

-

28,352

6.Quan hệ trong hệ thống

2,786,657

103,761

4,458,662

- TG của CN tai TW

2,649,724

103,761

4,321,729

Tr/đó: - TG có kỳ hạn

2,599,500

75,217

3,811,547


(nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng VCB Hà nội) Hoạt động sử dụng vốn được tập trung ở một số nghiệp vụ cụ thể:

Tín dụng:

Năm 2007, hoạt động tín dụng của chi nhánh được định hướng phát triển tăng cường chất lượng kết hợp với việc thắt chặt kiểm soát rủi ro tín dụng. Cuối 2007, tổng dư nợ quy VND đạt 2553 tỷ đồng, đạt gần 80% so với năm 2006. Điều này cũng phù

hợp với tình hình thì trường lúc này của ngành ngân hàng. Do mục tiêu kìm chế lạm phát leo thang bằng cách thắt chặt tín dụng là chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Về cơ cấu TD, cho vay VND vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay USD. Cụ thể :

+ Dư nợ cho vay bằng VND năm 2007 đạt 1330 tỷ đồng, chiếm 52,01% tổng

dư nợ dư nợ

+ Dư nợ cho vay bằng ngoại tệ năm 2007 đạt 1233 tỷ đồng chiếm 47,90 % tổng Công tác tín dụng của chi nhánh Hà nội đạt được những thành tựu đáng tự hào

là nhờ đội ngũ cán bộ tín dụng năng động sáng tạo, luôn chủ động tìm kiếm các khách hàng. Hiện tại, VCB Hà Nội đã có cả phòng tín dụng thể nhân và tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

- Năm 2007 tỷ lệ sử dụng vốn sinh lời luôn đạt ở mức gần 90% tổng nguồn vốn. Trong đó đầu tư tín dụng chiếm 70%. Hoạt động tín dụng của Vietcombank HN trong năm 2007 đã đi theo đúng định hướng thiên về quản lý chất lượng tín dụng, đồng thời vẫn hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao :

+ Dư nợ tín dụng đạt 2553 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng cá nhân đạt 200 tỷ đồng , tăng 40 % so với năm 2006.

Nợ quá hạn:

- Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2007 chỉ là 0.8%, tương đương với mức dư nợ quá hạn là 20 tỷ đồng. Định hướng phát triển thiên về chất lượng tín dụng kết hợp với những chính sách tín dụng được đưa ra hợp lý và đúng thời điểm đã giúp VCB Hà nội có đạt được một kết quả rất tốt trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn. Nhờ có những nỗ lực trên, VCB Hà nội đã được Bộ Tài chính xếp hạng hết quả hoạt động hạng AAA theo quy định tại thông tư số 49/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính.


Bảng 2.1.2.3: Số liệu hoạt động tín dụng năm 2007 (đơn vị : triệu đồng, nghìn USD)


Chỉ tiêu

VND

USD

Quy VND

Cho vay khách hàng

1,329,770

68,715

2,437,044

1,478

2,695

44,905

- Nợ quá hạn đến 180 ngày

163

1,543

25,027

- Nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày

870

19

1,176

- Nợ khó đòi

439

1,133

18,696

a. Cho vay ngắn hạn

1,071,702

55,073

1,959,148

- Nợ quá hạn

877

1,673

27,836

b. Cho vay trung hạn

112,108

9,879

271,298

- Nợ quá hạn

602

1,023

17,087

c. Cho vay dài hạn

145,959

3,763

206,596

Cho vay khác

-

604

9,733

+ Nợ quá hạn


(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng VCB Hà Nội)


Như vậy, có thể thấy hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn là hoạt động đem lại doanh thu chủ yếu cho VCB Hà Nội. Tuy chiếm tỷ trọng khá lớn (hơn 80%) nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn lại không cao, chỉ đạt tầm hơn 20 tỷ đồng.

Thanh toán xuất nhập khẩu :

- Kim ngạch thanh toán XNK của chi nhánh năm 2007 đạt tầm 480 triệu usd, tăng 10% so với 2006, trong đó:

- Kim ngạch thanh toán nhập khẩu : đạt 330 triệu USD tăng 8% so với năm 2006 với thanh toán L/C là 253,37 tiệu USD tăng 14,7 % so với ăm 2006, nhờ thu và chuyển tiền là 74,53 triệu USD giảm 5,9 %

- Kim ngạch thanh toán xuất khẩu : đạt 160,87 triệu USD tăng 33,53 % so với năm 2006 với thanh toán L/C là 46,37 triệu USD tăng 55,7 % , nhờ thu và chuyển tiền là 117,6 triệu USD tăng 25,7 % so với năm 2006.

- Bảo lãnh, phát hành: đạt tầm 40 tỷ đồng, trong đó giải toả bảo lãnh đạt 52 tỷ đồng, dư nợ bảo lãnh là 165 tỷ đồng

- Với uy tín là thương hiệu hàng đầu trong hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, VCB Hà Nội đã và đang thực sự trở thành một địa chỉ tin cậy trong dịch vụ thanh toán quốc tế trên địa bàn Hà Nội.

Kinh doanh ngoại tệ:

Doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Hà nội năm 2007 đạt 831 triệu USD tăng 14,09 % so với năm 2006 , lãi kinh doanh ngoại tệ năm 2007 gấp 4 lần so với năm 2006. Chính nhờ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tiến triển tốt ở chi nhánh nên sự phụ thuộc vào VCB Trung Ương đã được giảm bớt, giúp cho hoạt động kinh doanh có lãi, đem lại doanh thu cho VCB Hà Nội.

Bảng 2.1.2.4: Số liệu hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2007

(Đơn vị : nghìn USD)


Chỉ tiêu

Năm 2007

% So với năm 2006

- Doanh số mua vào

435.963

113,19

+ Mua từ tổ chức kinh tế

274.541

122,45

+ Mua từ VCB TW

62.194

119,62

+ Mua từ TCTD

76.480

73,45

- Doanh số bán ra :

429.853

114,43

+ Bán cho tổ chức kinh tế

285.672

132,68

+ Bán cho VCB TW

66.940

215,94

+ Bán cho TCTD

76.328

73,96

(Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ VCB Hà Nội)

Công tác kế toán:

- Với lợi thế công nghệ ngân hàng hiện đại, công tác thanh toán của VCB Hà Nội năm 2007 đã đảm bảo chính xác, kịp thời cho các giao dịch của khách hàng. Hoạt động thanh toán điện tử liên NH và IBT ONLINE đạt kết quả cao về số lượng và chất lượng . Cụ thể như sau :

+ Doanh số IBPS đạt 25561 tỷ đồng, tăng 46 % so với năm 2006

+ Doanh số IBT online đạt 22335 tỷ đồng, tăng 35 % so với năm 2006

+ Doanh số thanh toán bù trừ đạt 6361 tỷ đồng, tăng 6,6 % so với năm 2006


* Công tác ngân quỹ :

- Doanh số ngoại tệ và VND của chi nhánh VCB Hà nội, bao gồm cả các chi nhánh cơ sở và phòng giao dịch năm 2007 tăng khoảng 28% so với năm 2006. Riêng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/10/2023