Việc Áp Dụng Pháp Luật Trong Công Tác Trả Hồ Sơ Để Điều Tra Bổ Sung

Nhiệm vụ của hoạt động điều tra là thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định, chứng minh người phạm tội để xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình điều tra, khi đã xác định được bị can nhưng vì lý do khách quan mà không thể tiếp tục điều tra vụ án hoặc do bị can bỏ trốn thì vụ án phải được tạm đình chỉ điều tra vì có điều kiện mới xuất hiện.

* Những kết quả đã đạt được trong việc áp dụng pháp luật hoạt động đình chỉ, tạm đình chỉ, điều tra các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh


Bảng 2.5: Số lượng tạm đình chỉ




Năm

Cơ quan điều tra

Viện kiểm sát


Tổng số

Vụ/bị can

Chưa phát hiện bị can


Trốn

Mắc bệnh hiểm nghèo


Tổng số Vụ/bị can

Chưa phát hiện bị can


Trốn

Mắc bệnh hiểm nghèo

2001

14/14

5/5

2

7





2002

9/16

4/7

2

8





2003

10/28

5/13

2

3

1/1



1

2004

22/15

14/8

1

6

1/1



1

2005

58/8

53/3


5





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh - 9

Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44].


Bảng 2.6: Số lượng đình chỉ tại cơ quan điều tra



Năm


Tổng số vụ/bị can

Lý do đình chỉ


Chết

Bị hại rút đơn

Theo Điều 25 BLHS

Không có tội

11/11

1/1

7/7

1/1

2/2

2002

6/6

2/2

3/3

1/1


2003

9/13

1/1

8/12



2004

9/9

1/1

8/8



2005

9/9

2/2

7/7



2001

Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44].


Bảng 2.7: Số lượng đình chỉ tại VKSND



Năm


Tổng số vụ/bị can

Lý do đình chỉ


Chết

Bị hại rút đơn

Theo Điều 25 BLHS

Không có tội

Lý do khác*

2001

17/50


11/40


1/3

5/7

2002

12/19

3/3

2/4

5/6

2/6


2003

9/13

2/2

6/9

1/2



2004

8/13


4/9

3/3

1/1


2005

2/3


1/2

1/1



Ghi chú: * Đình chỉ theo Nghị quyết số 32 của Quốc hội X.


Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44].


Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù số lượng vụ án, bị can đã khởi tố điều tra nhiều nhưng tỷ lệ tạm đình chỉ, đình chỉ không lớn. Phần lớn bị can bị tạm đình chỉ đều có lý do chính đáng như: chết, bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, hành vi chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự ….

Các căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ đều được cơ quan điều tra, VKS áp dụng đúng luật; thủ tục ra quyết định bảo đảm; các bị can bị tạm đình chỉ, đình chỉ do mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tâm thần đều đã có quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc ngay

đó. Các bị can trốn đều có quyết định truy nã và có thông báo kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

* Những hạn chế:


- Do công tác điều tra, khám phá án hình sự chưa đạt kết quả cao đã có 81 vụ án và 81 bị can phải tạm đình chỉ do chưa phát hiện được bị can hoặc chưa bắt được bị can trong thời điểm năm năm, từ năm 2001 đến năm 2005.

- Trong quá trình điều tra, truy tố vẫn còn để bẩy bị can bỏ trốn; chủ yếu các bị can trốn trong quá trình bị tạm giữ hoặc trên đường dẫn giải

- Một số vụ án được khởi tố điều tra, do không xác định được tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của bị can, nên đã phải đình chỉ theo điều 25 BLHS năm 1999 (miễn trách nhiệm hình sự)

- Đặc biệt, do công tác phân loại xử lý từ ban đầu chưa tốt nên cơ quan điều tra, VKS đã phải đình chỉ điều tra sáu vụ án với mười hai bị can vì lý do bị can không phạm tội; đây là vi phạm nghiêm trọng TTHS.


2.1.4. Việc áp dụng pháp luật trong công tác trả hồ sơ để điều tra bổ sung


Khi nghiên cứu vụ án hình sự, nếu thấy trong hồ sơ không đầy đủ những chứng cứ, những tài liệu chứng minh tội phạm; bỏ lọt tội phạm; những hành vi vi phạm pháp luật TTHS…. Những vi phạm, thiếu sót này mà Tòa án, VKS không tự mình điều tra, khắc phục được thì phải trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung là điều không thể tránh khỏi trong thực tế. Điều đó đòi hỏi công tác KSĐT các vụ án hình sự của VKS phải được thực hiện đúng chức năng; thực hiện công tác KSĐT các vụ án ngay từ giai đoạn đầu để nhằm hạn chế vi phạm này.

* Những ưu điểm:


Bảng 2.8: Số liệu thống kê việc trả hồ sơ để điều tra hồ sơ (số vụ án do tòa án hoàn hồ sơ cho VKS)

Năm


Tổng số vụ

Lý do hoàn hồ sơ

Viện kiểm sát chấp nhận

Bổ sung chứng cứ

Thay đổi tội, khung

Vi phạm tố tụng

2001

16

7

3

6

7

2002

33

10

4

23

15

2003

21

9

2

10

10

2004

19

8

2

9

9

2004

20

10

1

9

7


Nguồn: [40], [41], [42], [43], [44].


Số liệu trên cho thấy, việc hoàn trả hồ sơ của tòa án cho VKS để điều tra bổ sung trong thời gian năm năm qua là không nhiều. Lý do để Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung chủ yếu vẫn do: Trong quá trình điều tra, công tác KSĐT; chứng cứ buộc tội không đảm bảo (10 trường hợp); Các chứng cứ, tình tiết bổ sung (36 trường hợp); thay đổi tội danh, khung hình phạt (12 tội hoặc cung hình phạt, trong đó thay đổi 6 tội); các vị phạm về tố tụng: xác định lý lịch bị can thiếu (chủ yếu không đúng, thiếu phần tiền án tiền sự); thủ tục hỏi cung bị can, thời hạn chuyển hồ sơ….. Các trường hợp trả hồ sơ còn lại đều được VKS chấp nhận, yêu cầu điều tra bổ sung theo đúng yêu cầu của Tòa án.

* Những hạn chế:


Cũng do xuất phát từ việc không tiến hành KSĐT các vụ án hình sự ngay từ giai đoạn đầu; do năng lực của kiểm sát viên, điều tra viên còn hạn chế nên quá trình lập hồ sơ giải quyết vụ án còn để lại những sai sót về mặt nội dung và hình thức mà cơ quan Tòa án không thể khắc phục được, phải ra quyết định hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đáng chú ý, trong những trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có đến 12 trường hợp Tòa án yêu cầu VKS thay đổi tội danh và khung hình phạt áp dụng.

Đáng tiếc là do công tác KSĐT không được chặt chẽ, không tuân thủ không đúng quy định nên quá trình lập hồ sơ giải quyết vụ án vẫn còn mắc phải những sai sót không

đáng có như: Sai sót trong việc xác minh lý lịch bị can; sai sót trong áp dụng việc giám hộ trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung bị can là vị thành niên; có một số vụ án, do kiểm sát viên, điều tra viên nhận thức không đầy đủ về pháp luật nên đã xảy ra những tranh chấp không đáng có đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân trong quá trình hoàn trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

* Ngoài việc áp dụng pháp luật trong công tác KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh như đã phân tích trên. Trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, VKSND còn phải thực hiện việc áp dụng pháp luật trong các khâu công tác kiểm sát khác như: Công tác kiểm sát khám nghiệm, khám xét, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền….; Các thao tác nghiệp vụ này đã được đơn vị thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, trong năm năm qua, các thao tác nghiệp vụ này vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.


2.2. Nguyên nhân cơ bản, hạn chế áp dụng pháp luật trong kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Nguyên nhân của những hạn chế áp dụng pháp luật trong KSĐT của VKSND tỉnh Bắc Ninh có thể được xem xét, đánh giá ở nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả xin dừng lại ở những vấn đề cơ bản và chủ yếu. Những nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hạn chế trong công tác KSĐT những vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh từ năm 2001 đến năm 2005; Có thể được phân thành những nguyên nhân khách quan, những nguyên nhân chủ quan.

2.2.1. Những nguyên nhân khách quan


- Hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về điều tra các vụ án hình sự nói riêng chưa được xây dựng hoàn thiện, còn nhiều lỗ hổng, có nhiều những quy định chung chung, bất cập chưa đáp ứng được đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng chống vi phạm và tội phạm hình sự.

Trước tình hình này, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã đánh giá: "Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở" [10].

Trong những năm qua, công tác lập pháp của Quốc hội đã có nhiều cố gắng, nhất là kể từ khi Nhà nước ta ban hành hai bộ luật quan trọng: Đó là BLHS năm 1999 và BLTTHS năm 2003; liên ngành nội chính Trung ương đã ban hành nhiều Thông tư, hướng dẫn việc áp dụng pháp luật trong những lĩnh vực tương đối cụ thể; các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hàng năm cũng đã hướng dẫn, giải thích nhiều vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện BLHS và BLTTHS hiện hành.

Tuy nhiên, qua hoạt động thực tế, vẫn còn nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề còn bất cập, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Thông qua các tập san chuyên ngành, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường xuyên có nhiều ý kiến đóng góp về việc sớm sửa đổi, bổ sung những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực điều tra các vụ án hình sự. Ví dụ, tại Tạp chí Kiểm sát số 24, tháng 12/2005 đã thống kê 18 vấn đề còn bất cập, cần sớm có quy định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế áp dụng pháp luật; đó là những vấn đề: giải quyết tin báo tội phạm, phê chuẩn khởi tố bị can, trách nhiệm của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, vấn đề người bào chữa …

Sự không hoàn thiện của pháp luật là những nguyên nhân khách quan, tác động đến áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự. Đây là vấn đề mà các nhà làm luật và các nhà quản lý cần quan tâm, nếu muốn nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong KSĐT vụ án hình sự hiện nay.

- Nguyên nhân từ diễn biến tình hình phức tạp của tình hình tiêu cực xã hội làm tăng số lượng tội phạm, người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Kinh tế thị trường ở nước ta những năm gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu quan trọng; tuy nhiên phát triển kinh tế thị trường cũng bộc lộ nhiều mặt trái, tiêu cực, nhất là nạn quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; thất nghiệp ngày một gia tăng do làm ăn thua lỗ của nhiều doanh nghiệp và những người đến tuổi lao động không tìm được việc làm, gây những bức xúc, căng thẳng cho xã hội. Sự phân tầng xã hội, phân hóa giầu nghèo giữa các tầng lớp, giữa các vùng khác nhau đang làm nẩy sinh các mâu thuẫn, phức tạp trong nội bộ nhân dân; sự cạnh tranh không lành mạnh có tính

chất chụp giật; hình thành tâm lý tiêu cực, coi trọng đồng tiền mà phá bỏ phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc …

Những yếu tố tiêu cực nói trên tác động trực tiếp, làm tăng nhanh tình hình tội phạm, với diễn biến phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, tính chất, mức độ của tội phạm ngày càng nghiêm trọng, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình điều tra phá án, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, trong khi BLTTHS quy định rất chặt chẽ những căn cứ, thời hạn áp dụng biện pháp điều tra các vụ án hình sự. Đây cũng là lý do hạn chế việc áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự.

- Một nguyên nhân khác làm cho hoạt động áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hạn chế như hiện nay, là công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật còn nhiều bất cập. "Công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực tư pháp còn nhiều bất cập và hạn chế" [10, tr. 2]. Theo quy định tại Điều 97 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 thì ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, Luật, pháp luật; trong đó có BLTTHS. Tuy nhiên, việc giải thích luật, pháp luật của ủy ban Thường vụ Quốc hội còn chưa được thực hiện thường xuyên. Chính phủ có trách nhiệm ban hành các thông tư hướng dẫn luật nhưng đến nay theo số liệu nắm được Chính phủ còn chưa ban hành hàng trăm thông tư hướng dẫn luật; do đó, nhiều luật đã ban hành có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn không được thực hiện bởi chưa có thông tư hướng dẫn của Chính phủ. Các thông tư hướng dẫn liên ngành, các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có cố gắng hướng dẫn, giải thích, quy định một số lĩnh vực cụ thể nhưng vẫn chưa đủ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế xảy ra.

- Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn thiếu thốn, lạc hậu cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật trong KSĐT các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Bắc Ninh. Là một tỉnh mới được tái thành lập, do vậy hệ thống công sở tuy đã được xây dựng mới nhưng đã xuống cấp; nơi làm việc chật hẹp; các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, sinh hoạt vừa thiếu vừa lạc hậu. Hiện tại mỗi đơn vị cấp huyện chỉ có một máy vi tính, chưa đơn vị nào kể cả cấp tỉnh có phòng hỏi cung

bị can, phòng tiếp công dân riêng biệt. Các đơn vị cấp huyện, thành phố còn thiếu các trang thiết bị cho hoạt động KSĐT chuyên dụng như máy ghi âm, máy chụp ảnh...

2.2.2. Những nguyên nhân chủ quan


Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân nằm trong khả năng của các chủ thể áp dụng pháp luật và chính bản thân các chủ thể áp dụng pháp luật có khả năng loại bỏ những nguyên nhân đó mà không bị chi phối của những nguyên nhân bên ngoài.

- Năng lực, trình độ của cán bộ, kiểm sát viên VKSND tỉnh Bắc Ninh hiện nay còn thể hiện nhiều hạn chế. Pháp luật tố tụng hiện hành quy định kiểm sát viên là người tiến hành tố tụng, có khả năng tự chịu trách nhiệm về các hành vi pháp lý của mình khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; là người đề xuất, tham mưu với lãnh đạo VKS trong quá trình kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực nhiệm vụ được giao. Vì vậy, năng lực, trình độ của cán bộ, kiểm sát viên có ý nghĩa, ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác.

Trước hết, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm sát viên vẫn còn thể hiện chưa quan tâm đúng mức; sau những năm 1975, 1980, ngành kiểm sát nói chung và ngành kiểm sát Bắc Ninh nói riêng đã tiếp nhận hàng loạt những chiến sĩ quân đội, những cán bộ ngành khác vào ngành Kiểm sát nhân dân. Đội ngũ cán bộ này hoàn toàn chưa có năng lực, nghiệp vụ kiểm sát; chưa qua trường lớp, đào tạo về trình độ pháp luật. Ngành kiểm sát đã phải tổ chức cho họ đi học các lớp ngắn hạn; vừa làm vừa học theo các hệ chuyên tu, tại chức, luân huấn… Đến nay đội ngũ cán bộ này về cơ bản đã học xong các lớp đổi bằng cử nhân luật.

Từ việc đào tạo không chính quy, không cơ bản này đã làm cho kiến thức pháp lý của cán bộ, kiểm sát viên còn nhiều hạn chế. Phần nhiều kiểm sát viên có kiến thức thực tế nhưng kiến thức về lý luận còn yếu. Nhiều cán bộ, kiểm sát viên nhận thức không đầy đủ về pháp luật; nhất là nhận thức của BLHS, BLTTHS và các hướng dẫn của Liên ngành Trung ương. Do chỉ quan tâm tới những kinh nghiệm, còn xa rời với lý luận dẫn tới ngại tiếp xúc, thực hiện những cái mới, cái hiện đại; tạo nên sức ỳ lớn trong nhận thức, không chịu rèn luyện phấn đấu. Trong khi đó, lực lượng sinh viên đã có bằng cử nhân luật chính quy, có trình độ, có nhiệt tình công tác nhưng không có cơ hội để được tuyển dụng vào ngành kiểm

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 15/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí