Nghiên Cứu Về Hiệu Quả Ngân Hàng Chéo Ở Những Quốc Gia


can thiệp cải tiến nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng, trong khi hiệu quả của quy trình tiền gởi không bảo vệ được quy trình cho vay và ngược lại.

Řepková (2014) nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng tại Cộng hòa Séc trong giai đoạn 2003 – 2012 theo phương pháp phi tham số với hai đầu vào (chi phí nhân viên, tiền gởi), hai đầu ra (dư nợ tín dụng, thu nhập từ lãi). Kết quả cho thấy các ngân hàng có quy mô lớn thì có mức hiệu quả trung bình thấp hơn của ngành, vì chủ yếu do duy trì quy mô tiền gởi và phát triển mạng lưới quá lớn.

Zimková (2014) sử dụng mô hình đo lường hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) và siêu hiệu quả (super – efficiency) để đo lường hiệu quả hệ thống ngân hàng thương mại ở Slovakia. Nghiên cứu sử dụng mô hình BCC, SBM (slack – based measures), vàmô hình siêu hiệu quả (super – efficiency model) để sắp xếp hạng của các đơn vị hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho rằng việc quản lý của các tổ chức tín dụng với việc kiểm soát không tốt, nên thay đổi quy trình quản lý của mình và áp dụng chính sách tăng cường khuyến khích.

2.1.2. Nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng chéo ở những quốc gia

Berg et al. (1993) nghiên cứu hiệu quả ngân hàng ở NaUy, Thụy Điển và Phần Lan sử dụng phương pháp bao dữ liệu, bằng cả hai cách tính điểm hiệu quả từng lãnh thổ và lẫn so sánh cả chung ba nước. Dữ liệu của bài nghiên cứu lấy từ 503 ngân hàng Phần Lan, 150 ngân hàng Nauy và 126 ngân hàng Thụy Điển. Nhóm tác giả nhận thấy các ngân hàng Thụy Điển có 52 – 63% hiệu quả hơn Phần Lan và 40 – 60% hiệu quả hơn so với ngân hàng NaUy. Đồng thời, các ngân hàng lớn nhất Thụy Điển cũng là những đơn vị hiệu quả nhất trong các mẫu gộp lại, vì vậy, nhóm tác giả kết luận rằng ngân hàng Thụy Điển đang ở vị trí tốt nhất để mở rộng thị trường ngân hàng Bắc Âu.

Fecher & Pestieau (1993) sử dụng phương pháp tham số SFA để đánh giá hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) cho 11 khu vực tổ chức tài chính ở khối nước OECD (Organization for Economic Cooperation and Development). Họ sử dụng tổng thuế giá trị gia tăng như tiêu chí để đánh giá đầu ra của ngành dịch vụ tài chính


của mỗi quốc gia, và việc làm trong khu vực tài chính và vốn là hai đầu vào. Qua đó, họ tìm thấy Nhật Bản có dịch vụ tài chính hiệu quả nhất, và Đan Mạch là kém hiệu quả nhất.

Rim (1996) đã tập trung phân tích hiệu quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần (pure technical efficiency) của 163 ngân hàng thương mại lớn tại Mỹ và 115 ngân hàng thương mại lớn tại Nhật trong năm 1994. Trong nghiên cứu này, Rim sử dụng hai đầu ra (tiền gởi, dư nợ tín dụng) và ba đầu ra (chi phí nhân viên, chi phí của vốn, chi phí của các quỹ) với phương pháp SFA. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng tại Mỹ và Nhật đang hoạt động tại mức hiệu quả chi phí thấp và quy mô không tối ưu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Trong nghiên cứu, Karim (2001) sử dụng phương pháp SFA phân tích hiệu quả ngân hàng tại Indonesia, Malaysia, Phillipines, và Thái Lan giai đoạn 1989 – 1996. Với kết quả phân tích hiệu quả có được, nghiên cứu tiêp tục tiến hành phân tích hồi quy để kiểm định mối quan hệ giữa hiệu quả các ngân hàng và tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu mức phi hiệu quả kinh tế toàn phần cho thấy những ngân hàng Thái Lan có mức phi hiệu quả thấp nhất, tiếp đến là những ngân hàng tại Malaysia, Indonesia, và Phillipines có mức phi hiệu quả kinh tế toàn phần cao nhất.

Carbó et al. (2002) đã tiến hành đo lường phi hiệu quả quy mô (scale efficiencies) và phi hiệu quả X (X – efficiencies) các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu giữa những năm 1989 – 1996. Nghiên cứu sử dụng phương pháp SFA và hàm chức năng linh hoạt Fourier (Fourier flexible functional form). Nhóm tác giả tìm thấy quy mô nền kinh tế ở các quốc gia khác nhau có ảnh hưởng đến tăng quy mô ngân hàng. Đồng thời, những ngân hàng tiết kiệm (savings banks) lớn có lợi thế quy mô kinh tế hơn những ngân hàng nhỏ hơn, nhưng trong hiệu quả X (X – efficiency) thì lợi thế quy mô không được tính đến. Nhóm tác giả kết luận rằng các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu có thể được cắt giảm chi phí thông qua việc giảm quản lý và những chi phí thiếu hiệu quả khác, và cũng bằng cả cách tăng quy mô sản xuất.

Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

Bonin et al. (2005) sử dụng phương pháp SFA để phân tích sự ảnh hưởng của quyền sở hữu ngân hàng (bank ownership) lên hiệu quả ngân hàng. Đây là nghiên


cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng của các nền kinh tế chuyển đổi (transition economies) như Bulgaria, Cộng hòa Czech, Croatia, Hungary, Ba Lan, Romania. Kết luận của nhóm nghiên cứu là hiệu quả ngân hàng ngoại hiệu quả hơn ngân hàng nội. Họ kết luận ngân hàng ngoại có hiệu quả chi phí (cost efficiency) hơn so với ngân hàng nội địa (domestic bank) và ngân hàng thương mại vốn nhà nước có hiệu quả thấp nhất trong nhóm phân tích. Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng hiệu quả chi phí của những ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ khác biệt đáng kể với những ngân hàng nước ngoài và ngân hàng thương mại nhà nước.

Fries & Taci (2005) cũng sử dụng phương pháp SFA để điều tra hiệu quả chi phí (cost efficiency) của 289 ngân hàng trong 15 nước có nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu. Họ tìm thấy rằng hệ thống ngân hàng, trong đó các ngân hàng nước ngoài có chi phí thấp hơn và hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với hiệu quả chi phí là không tuyến tính. Ngoài ra, ngân hàng khối tư nhân có hiệu quả hơn so với ngân hàng khối nhà nước, nhưng cũng có sự khác biệt giữa các ngân hàng khối tư nhân.

Kenjegalieva (2007) tiến hành phân tích hiệu quả ngân hàng thuộc 13 quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi tại Trung và Đông Âu trong thời gian 1998 – 2003. Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là DEA có tính đến yếu tố rủi ro là đầu ra không mong muốn. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) của hệ thống ngân hàng tại Czech, Hungary và Ba Lan đạt mức cao nhất trong khu vực. Nghiên cứu cũng tìm thấy các yếu tố bên ngoài môi trường kinh doanh tác động mạnh đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, từ đó tác động đến mức hiệu quả ngân hàng trong mẫu nghiên cứu.

Mamatzakis et al. (2008) đã phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả lợi nhuận bằng phương pháp SFA ở mười nước có nền kinh tế chuyển đổi tại khu vực Châu Âu mới. Họ kết luận ngân hàng nước ngoài tốt hơn cả ngân hàng tư nhân và ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước về hiệu quả lợi nhuận, mặc dù kết quả không rõ ràng trong trường hợp hiệu quả chi phí.

Kamecka (2010), luận án điều tra hiệu quả ngân hàng của các ngân hàng tại Áo, Bulgaria, Croatia, Serbia và Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2003 đến 2006. Phương pháp


chính được sử dụng là phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA. Kết quả phân tích cho thấy chỉ số hiệu quả chung của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng giảm. Nghiên cứu còn chỉ ra đặc điểm về chỉ số cũng như cách tiếp cận khác nhau về đầu vào và đầu ra sử dụng trong DEA để phân tích hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong từng quốc gia của mẫu nghiên cứu.

Maea (2010) tiến hành nghiên cứu hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại của 6 quốc gia bao gồm: Fiji, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Island, Tonga và Vanuatu trong giai đoạn 2000 – 2006. Kết quả phân tích chỉ ra rằng hiệu quả ngân hàng trung bình của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu được cải thiện dần qua thời gian. Sự gia tăng trong hiệu quả ngân hàng của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu chịu tác động rất lớn do tình hình kinh tế chung của nền kinh tế được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2000 – 2006.

Abd Karim et al. (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Singapore và Malaysia. Trong đó, hiệu quả chi phí (cost efficiency) ngân hàng được đo bằng phương pháp SFA. Tiếp đến, hiệu quả chi phí được đưa vào mô hình kinh tế lượng hồi quy Tobit để đánh giá ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nợ xấu tăng cao làm giảm hiệu quả ngân hàng, còn có nghĩa hiệu quả chi phí thấp thì nợ xấu tăng cao. Kết quả trên cũng hỗ trợ cho giả thuyết “quản lý kém” (bad management) của Berger và DeYoung. Vì vậy, quản trị yếu kém dẫn đến kết quả chất lượng tín dụng giảm, gia tăng nợ xấu.

Svitalkova (2014) đã sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đo lường hiệu quả ngân hàng thương mại tại những quốc gia: Czech, Slovakia, Áo, Ba Lan, Hungary và Slovenia giai đoạn 2004 – 2011. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả ngân hàng lớn nhất trong các quốc gia nghiên cứu thuộc về hệ thống ngân hàng Áo và Czech. Còn hệ thống ngân hàng Ba Lan có mức hiệu quả thấp nhất. Nghiên cứu sử dụng ba biến đầu vào (chi phí nhân viên, tiền gởi, tài sản cố định) và hai biến đầu ra (tổng dư nợ cho vay, doanh thu lãi ròng).


Huang et al. (2015) đã đo lường và so sánh hiệu quả ngân hàng của 17 quốc gia ở Trung và Đông Âu giai đoạn 1995 – 2005 bằng kỹ thuật MDDF (metafrontier directional technology distance function) của phương pháp SFA. Kỹ thuật MDDF cho phép nghiên cứu tính toán được hiệu quả kỹ thuật và so sánh giữa các ngân hàng dưới sự khác nhau của công nghệ. Thông qua nghiên cứu, họ phát hiện rằng khoảng cách công nghệ chiếm ưu thế trong hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency), nghĩa là ngân hàng có yếu tố công nghệ tích hợp hơn thì hiệu quả hơn.

Ghosh (2016) sử dụng dữ liệu 2002 – 2012 phân tích tác động của Mùa Xuân Ả Rập đến rủi ro và lợi nhuận của các ngân hàng Trung Đông và Bắc Phi. Kết quả phân tích chỉ ra rằng mùa xuân Ả Rập làm giảm lợi nhuận ngân hàng 0.2% và tăng rủi ro 0.4% điểm.

2.2. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG Ở

VIỆT NAM

Hương (2002) nêu được sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu cũng sử dụng bộ chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua ba nhóm chính: hiệu quả đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội; hiệu quả của bản thân ngân hàng; và nhóm hiệu quả liên quan đến khách hàng ngân hàng. Thời gian nghiên cứu trong giai đoạn 1995 – 2000 và đối tượng nghiên cứu mở rộng từ các ngân hàng thương mại nhà nước đến ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mở rộng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Dân (2004) đã xây dựng được hệ thống chi tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua phương pháp thống kê mô tả. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu là các NHTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 1999 – 2002. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu của những NHTM khác trên địa bàn miền Trung để so sánh đối chiếu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khi áp dụng các phương


pháp thống kê khác nhau sẽ cho kết quả đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM khác nhau. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng, khi phân tích hiệu quả của NHTM nên sử dụng kết hợp những phương pháp khác nhau nhằm khai thác ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của từng phương pháp để có góc nhìn đa chiều về ngân hàng cần phân tích.

Hùng (2008) đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2005 thông qua phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA và phân tích biên ngẫu nhiên SFA để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống ngân hàng thương mại cần phải cải thiện những nhân tố phi hiệu quả ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có như vậy hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam mới trở nên hiệu quả hơn và tăng khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hậu WTO. Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM như: nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển khách hàng và mạng lưới bán lẻ, nâng cao năng lực điều hành, nâng cao chất lượng lao động, hạn chế nợ xấu…

H. T. Vu & Turnell (2010) đã đo lường hiệu quả chi phí (cost efficiency) bằng phương pháp biên ngẫu nhiên SFA theo cách tiếp cận Bayesian của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu hướng đến một ước tính hợp lý trong việc ước tính các chi phí biên và sử dụng cách tiếp Bayesian. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ hiệu quả chi phí của NHTM Việt Nam là rất cao, 87%. Có sự khác biệt nhỏ và không đáng kể trong hiệu quả chi phí giữa các nhóm khác nhau của những ngân hàng phân theo quyền sở hữu. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nghiên cứu, ngành ngân hàng có sự sụt giảm nhẹ hiệu quả chi phí. Điều này được giải thích bởi sự gia tăng trong chi phí quản lý các hoạt động đa dạng, mở rộng mạng lưới chi nhánh và nâng cấp nền tảng công nghệ ngân hàng.

Dang-Thanh (2012) bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA Window để phân tích hiệu suất của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai


đoạn 1990 – 2010. Nghiên cứu cho thấy hiệu suất của ngân hàng giảm dần qua thời gian, cũng như kích thước tăng lên của ngành ngân hàng. Thị trường tài chính trở nên tự do hơn, và khi nền kinh tế thế giới và khu vực đang có vấn đề. Trong khi ngân hàng chỉ vận hành ở 2/3 năng lực và đóng góp hạn chế trong nền kinh tế. Vì vậy, tiếp tục phát triển và tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở Việt Nam là quan trọng. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất giải pháp thắt chặt tiền tệ và/hoặc nới lỏng chính sách tài khóa có thể được xem như là một giải pháp cải thiện hiệu suất của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

H. Vu & Nahm (2013) tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận (profit efficiency) của ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006. Sự ảnh hưởng bởi bốn nhóm: đặc tính từng ngân hàng (bank specific characteristics), quyền sở hữu (ownership), môi trường kinh doanh chuyển đổi (transitional enviroment), và điều kiện kinh tế vĩ mô (macroeconomic conditions). Sau đó, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Tobit để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng lên hiệu quả lợi nhuận ngân hàng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả lợi nhuận của ngân hàng Việt Nam được tăng cường bởi kích thước lớn hơn, khả năng quản lý tốt hơn, và cản trở bởi chất lượng thấp của tài sản, cũng như mức độ cổ phần hóa cao (high level of capitalisation). Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao và tỷ lệ lạm phát thấp cung cấp thuận lợi để ngân hàng cải thiện lợi nhuận. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, những ngân hàng ngoại hoạt động hiệu quả lợi nhuận tốt hơn so với những ngân hàng trong nước. Để tối ưu hóa hiệu quả lợi nhuận, những ngân hàng nên duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giữa 4% - 14%.

Ngoc Nguyen & Stewart (2013) đã kiểm tra mức độ tập trung và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam theo mô hình cấu trúc (structural approach) – đây là tên gọi cho phương pháp tham số và phi tham số. Nhóm tác giả đã thêm vào các chỉ số tập trung (concentration ratio, CR), chỉ số Herfindahl – Hirschman (HHI), và mô hình tập trung lợi nhuận (concentration – profitability model) trên cơ sở Những giả thuyết hiệu quả (Efficiency Hypothesis) và mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của một mẫu 48 ngân hàng thương mại


Việt Nam trong giai đoạn 1999 – 2009. Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam ít tập trung, và NHTM lớn vẫn thống trị hệ thống ngân hàng.

Minh et al. (2013) nghiên cứu ước lượng 32 ngân hàng thương mại ở Việt Nam từ 2001 – 2005 nhằm nhận diện được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng. Hiệu quả ngân hàng trong nghiên cứu được đo lường bằng phương pháp bao dữ liệu DEA và siêu hiệu quả (super – efficiency) thông mô hình SBM (slack – based measures model) dưới giả định VRS (hiệu quả thay đổi tùy thuộc vào quy mô, variable returns to scale). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có một số ít các ngân hàng hiệu quả và có thể gia tăng hiệu quả cho những ngân hàng đó. Hơn nữa so với những ngân hàng nhỏ, những ngân hàng lớn không có siêu hiệu quả (super – efficiency) cao. Kết quả trên được đưa vào mô hình hồi quy Tobit và tìm ra kết quả tiếp theo: Tương quan ngược của sỡ hữu vốn nhà nước với hiệu quả ngân hàng; tương quan tích cực với quy mô ngân hàng và thị phần; và chất lượng nhân sự không ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng.

Sáng (2015) tiến hành nghiên cứu 48 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 1992 – 2013 về hiệu quả ngân hàng và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế thông qua ba phương pháp: Phân tích bộ chỉ số tài chính; phân tích tham số với cách tiếp cận biên ngẫu nhiên SFA; phương pháp phân tích phi tham số với cách tiếp cận bao dữ liệu (DEA). Nghiên cứu đã phân tích những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua mô hình Tobit. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí được sử dụng trong mô hình hồi quy Tobit. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hiệu quả cung ứng vốn cho nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM Việt Nam còn thấp; năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTM chưa hợp lý; chất lượng tài sản của hệ thống NHTM không cao; chất lượng của hoạt động cung ứng dịch vụ và thanh toán tại các NHTM Việt Nam thấp; khả năng huy động vốn còn thấp.

Chang et al. (2015) đã nhận định thiếu nhiều nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng và tiến hành đánh giá nghiên cứu hiệu quả ngân hàng Việt Nam từ 2007 – 2010 theo phương pháp bao dữ liệu DEA. Nghiên cứu sử dụng hai đầu vào (chi phí lãi, chi phí

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí