Các Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại


* Đối với nền kinh tế

NHTM là doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế. Hoạt động của NHTM nói chung cũng như nợ xấu nói riêng ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Nợ xấu tăng có tác động gián tiếp đến nền kinh tế thông qua mối quan hệ hữu cơ ngân hàng – khách hàng

– nền kinh tế. Khi nợ xấu phát sinh sẽ làm hạn chế khả năng khai thác và đáp ứng vốn, dịch vụ của ngân hàng cho nền kinh tế. Mặt khác nếu nợ xấu phát sinh do khách hàng hoặc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế vì nguồn vốn bị ứ động và việc sản xuất bị đình trệ, gây ra những tác động xã hội như việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Ngoài ra kinh phí để xử lý nợ xấu cũng gây ra gánh nặng cho ngân sách. Nợ xấu tăng cao đến mức tự bản thân NHTM không thể xử lý và phải trông cậy vào ngân sách sẽ dẫn đến bội chi ngân sách làm xuất hiện rủi ro lạm phát gây bất ổn nền kinh tế.

1.2 Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại

1.2.1 Các nghiên cứu trước đây ở các nước

Ranjan và Dhal (2003) sử dụng phân tích hồi quy với dữ liệu bảng cho rằng điều kiện kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP) và điều kiện kinh tế vi mô (điều khoản tín dụng, quy mô ngân hàng, chính sách tín dụng và lãi suất cho vay) tác động rất lớn đến tỷ lệ nợ xấu của NHTM ở Ấn Độ.

Hippolyte Fofack (2005) sử dụng quan hệ nhân quả Granger và mô hình dữ liệu bảng tìm hiểu những nhân tố gây ra nợ xấu trong vùng Sahara Châu Phi trong những năm 1990. Kết quả: tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái thực, lãi suất thực, tỷ lệ lợi nhuận lãi thuần, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lãi từ các khoản vay liên ngân hàng là yếu tố quyết định quan trọng của nợ xấu các nước này.

Hu, Li và Chiu (2006) phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cơ cấu sở hữu của 40 NHTM tại Đài Loan với một bộ dữ liệu bảng trong giai đoạn 1996-1999. Nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn thì tỷ lệ nợ xấu thấp hơn. Hu và cộng sự cũng cho thấy quy mô của các ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến nợ xấu.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007) sử dụng phương pháp uớc lượng GMM (Generalized Method of Moments) để kiểm tra các biến kinh tế vĩ mô và biến kinh tế vi mô ảnh hưởng đến các khoản vay có vấn đề của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn 1994 - 2005. Kết quả cho thấy, cả yếu tố vĩ mô và yếu tố vi mô đều ảnh hưởng đến khoản vay có vấn đề. Ở cấp vĩ mô là tăng trưởng GDP, ở cấp ngân hàng là tăng trưởng tín dụng, chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng.

Irum Saba, Rehana Kouser và Muhammad Azeem (2012) sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng Mỹ giai đoạn từ năm 1985 đến 2010. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố vĩ mô như lãi suất, GDP có mối liên hệ với nợ xấu.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số ngân hàng Việt Nam - Nguyễn Khắc Hải Minh - 3

Roberto Blanco và Ricardo Gimeno (2012): sử dụng dữ liệu bảng của 50 tỉnh ở Tây Ban Nha giai đoạn từ năm 1984 đến 2009, tác giả đã phân tích các yếu tố quyết định khả năng trả nợ của các hộ gia đình ở Tây Ban Nha. Các yếu tố được xem xét: giá trị của khoản vay, số hộ gia đình vay vốn, hình thức vay (có bảo đảm hoặc không có bảo đảm), mục đích vay vốn, tài sản thế chấp và các yếu tố vĩ mô khác: tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất.

Messai & Jouini (2013) áp dụng phương pháp dữ liệu bảng để phát hiện các yếu tố quyết định nợ xấu với số liệu của 85 ngân hàng tại 3 quốc gia là Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha từ năm 2004 đến 2008. Kết quả là nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với tốc độ tăng trưởng GDP và khả năng sinh lời của tài sản ngân hàng, có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ và lãi suất thực.

1.2.2 Các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam

Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại một số NHTM cụ thể và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu. Chẳng hạn có một số luận văn, bài báo sau:


Lý Thị Ngọc Quyên (2012). Phân tích những nhân tố tác tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn nghiên cứu về những nhân tố tác tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM. Tác giả đánh giá, phân tích thực trạng nợ xấu của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2007-Quý 1/2013. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA và sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 đã chỉ ra 5 nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, đó là nhân tố tự bản thân ngân hàng, nhân tố từ phía khách hàng đi vay, nhân tố môi trường kinh doanh và chính sách nhà nước, nhân tố ngân hàng hậu tăng trưởng nóng. Qua đó tác giả đề ra giải pháp.

Nguyễn Thị Hồng Nguyên (2012). Phân tích nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Luận văn nghiên cứu về thực trạng nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Nam Sài Gòn. Tác giả đánh giá, phân tích thực trạng nợ xấu trong giai đoạn 2007- 2011 và đưa ra các nguyên nhân từ bản thân ngân hàng, từ phía khách hàng và các nguyên nhân khách quan khác. Qua đó tác giả đề ra giải pháp hoàn thiện xử lý nợ xấu.

Trầm Thị Xuân Hương, Nguyễn Hồng Hà, Đỗ Công Bình (2013). Giải pháp xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 84 tháng 3/2013.

Nghiên cứu này đánh giá thực trạng nợ xấu phát sinh trong hệ thống NHTM giai đoạn 2009-2012, phân tích chi tiết nguyên nhân phát sinh nợ xấu trong các tập đoàn nhà nước cũng như trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán… Với mục đích làm sáng tỏ mức độ và tính chất nghiêm trọng của nợ xấu trong hệ thống NHTM, nguyên nhân phát sinh nợ xấu như: hệ quả của gói kích cầu, các chính sách nới lỏng tín dụng cũng như công tác quản trị điều hành hệ thống NHTM được sử dụng trong thời gian... qua còn


nhiều bất cập. Từ đó, đề xuất hai nhóm giải pháp xử lý nợ xấu từ Chính phủ, NHNN và bản thân các NHTM phát sinh nợ xấu. Đây là tiền đề cơ bản thực hiện thành công tái cấu trúc hệ thống NHTM

Hoàng Đức, Bùi Hồng Thăng (2013). Nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thực trạng và giải pháp. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 89 tháng 8/2013.

Bài viết đánh giá thực trạng nợ xấu ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong tương quan so sánh với các ngân hàng thương mại nhà nước khác; phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu như cho vay những ngành rủi ro cao như bất động sản, quy trình cho vay chưa hợp lý, công tác dự báo, phòng ngừa rủi ro chưa được coi trọng, từ đó đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề này.

Nguyễn Thị Mỹ Phượng, Lê Thị Mỹ Ngọc (2014). Xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng số 96 tháng 3/2014.

Bài viết phân tích thực trạng nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và 13 NHTM nói riêng trong giai đoạn 2007- 2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân phát sinh nợ xấu và những vấn đề còn tồn tại trong công tác xử lý nợ tại các NHTM Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó gợi ý một số chính sách nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu.

1.2.3 Tổng hợp của tác giả

Qua quá trình tham khảo các nghiên cứu trên cùng những quan sát từ thực tiễn, tác giả tổng hợp những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam gồm ba nhóm chính sau:

1.2.3.1. Nhân tố từ phía khách hàng vay vốn:

+ Sử dụng vốn vay sai mục đích: là một trong những trường hợp gian lận xảy ra khá phổ biến trong thực tế hiện nay. Việc không giám sát chặt chẽ của ngân hàng sau khi phát tiền vay đã tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ vay nếu khách hàng bị thua lỗ, phá sản.


Trong điều kiện thuận lợi, doanh nghiệp cố gắng vay càng nhiều càng tốt, thậm chí ở mức lãi suất cao. Một lượng lớn vốn vay đã không được doanh nghiệp sử dụng đúng lĩnh vực của mình, đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành có lợi nhuận cao... Khi các lĩnh vực này sụt giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ.

+ Cố tình lừa đảo, chiếm đoạt, bỏ trốn.

Khách hàng lừa đảo một cách có hợp pháp để chiếm đoạt vốn của ngân hàng và bỏ trốn. Lúc đầu, khách hàng lập đủ hồ sơ vay vốn, trả nợ rất tốt để tạo uy tín; sau đó, đề nghị vay với số tiền lớn hơn và sử dụng sai mục đích, đến kỳ hạn trả nợ thì mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Khách hàng khi đã cố tình lừa đảo thì rất khó để ngân hàng nhận biết.

+ Thiếu thiện chí trả nợ ngay từ khi vay vốn: có một số khách hàng có khả năng tài chính tốt nhưng tỏ ra chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, không giao TSĐB cho ngân hàng xử lý, nhằm chiếm dụng hoặc chiếm đoạt vốn ngân hàng. Không ít vụ án liên quan đến tín dụng mà nguyên nhân là do thiện chí của khách hàng.

+ Trình độ, năng lực quản lý, điều hành yếu kém của khách hàng

Việc sử dụng tiền vay hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ và năng lực điều hành sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Năng lực tài chính, quản lý điều hành doanh nghiệp hạn chế, vốn bị chiếm dụng, khả năng ứng phó chậm khi thị trường biến động. Doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh vượt quá tầm kiểm soát dẫn đến rủi ro. Nhiều doanh nghiệp có vốn tự có tham gia dự án thấp, năng lực tài chính hạn chế, chủ yếu trông chờ từ phía ngân hàng nên khi thị trường tiền tệ biến động thì gặp rủi ro ngay.

Một số doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tài sản cố định làm cho vốn bị đọng gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Mặt khác, có doanh nghiệp kinh doanh quá nhiều, không tập trung, vượt quá khả năng quản lý vốn dẫn đến kinh doanh thua lỗ, vốn bị thất thoát không trả được nợ ngân hàng.


+ Gian lận về số liệu, chứng từ: quy định chưa chặt chẽ về chế độ BCTC của pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện gian lận khi lập BCTC cung cấp cho ngân hàng nhằm có được một đánh giá tốt khi đi vay; lập chứng từ, giấy tờ khống qua mặt ngân hàng …

+ Sự bành trướng sang các lĩnh vực ngoài ngành của các DNNN

Nợ xấu của các DNNN do đây là hiện rất cao do đây là nhóm có nhiều thuận lợi hơn cả trong tiếp cận tín dụng và chiếm thị phần lớn trong tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế…nên những yếu kém của DNNN đã bóp méo hiệu quả phân bổ nguồn lực, khiến vốn khó đến được với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. DNNN được Chính phủ trợ cấp ngân sách và nguồn lực để cung cấp dịch vụ công, nhưng chất lượng dịch vụ kém, trong khi gánh nặng nợ nần ngày càng lớn. Một số tập đoàn kinh tế kiểm soát một số ngân hàng và sử dụng chính các ngân hàng để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến đầu tư quá mức, đầu tư ngoài ngành và sở hữu chéo nên khả năng xảy ra rủi ro là rất cao.

1.2.3.2. Nhân tố từ phía ngân hàng:

+ Thiếu kiểm tra, giám sát sau cho vay

Thông thường việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng rất quan trọng ngay cả trước và sau cho vay. Nếu khách hàng sử dụng đúng với mục đích như cam kết sẽ hạn chế được phát sinh nợ quá hạn do đánh giá nguồn trả nợ ngay từ ban đầu. Khi đó, ngân hàng sẽ xem xét tăng mức cấp tín dụng cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt hoặc nhu cầu đầu tư. Nếu khách hàng không sử dụng đúng mục đích mà không thông thạo thì dễ bị thua lỗ và không thanh toán được khoản nợ khi đến hạn làm phát sinh nợ quá hạn tại ngân hàng. Khi đó, ngân hàng kịp thời thu hẹp tín dụng, không cho vay thêm hoặc cho vay có điều kiện. Do đó, sẽ hạn chế được rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng.


Trên thực tế, không phải trường hợp nào nhân viên ngân hàng cũng kiểm tra đúng quy định, đôi khi 12 tháng mới kiểm tra một lần hoặc việc kiểm tra mang tính chất thủ tục, chiếu lệ nên không theo sát tình hình khách hàng, làm tăng rủi ro.

+ Chính sách tín dụng của ngân hàng không phù hợp hoặc không được chấp hành nghiêm túc

Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay. Vấn đề cung ứng tín dụng quá mức cho các thành viên HĐQT và các cổ đông lớn, hoặc cho những người thân hoặc cho các quan hệ riêng tư khác. Đây là nhân tố khá phổ biến ở những nước đang phát triển. Vi phạm nguyên tắc tín dụng xuất phát từ các hành vi tiêu cực trong tiến trình cho vay.

Tuỳ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, “khẩu vị” rủi ro mà mỗi ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng. Thực tế, trong thời gian qua, khách hàng không đủ điều kiện vay tại ngân hàng lớn sẽ nộp hồ sơ ở ngân hàng nhỏ hơn và được chấp nhận vay. Trước áp lực kinh doanh và cạnh tranh, gay gắt trong ngành, các ngân hàng phải luôn điều chỉnh chính sách tín dụng và nếu không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro.

+ Chất lượng thẩm định thấp:

Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng và dự án, phương án vay vốn rất quan trọng trong quá trình cho vay. Công việc này cần xác định nhiều nguồn thông tin và đánh giá khách hàng tương đối chính xác. Chỉ cần một thông tin không xác định có thể dẫn đến việc đánh giá khách hàng không đúng và khả năng nợ quá hạn xảy ra là rất cao. Hiện nay, công tác đánh giá khách hàng tại các NHTM chủ yếu dựa vào cảm tính chủ quan của nhân viên tín dụng và thu thập được qua báo chí, internet và từ khách hàng cung cấp. Có trường hợp giải ngân trước tiến độ thực hiện dự án nên toàn bộ vốn vay đã chi ra mà công trình vẫn còn dang dở chưa hoàn thành. Cho vay dự án nhưng giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất chưa hoàn chỉnh dẫn đến trường hợp cho vay thêm vốn để hoàn chỉnh thủ tục chủ quyền đất làm TSĐB tiền vay.

+ Kiểm tra, quản lý và giám sát đối với TSĐB


Do thiếu nguồn thông tin chính xác, trung thực về tình hình hoạt động và tài chính của khách hàng, nhiều NHTM có xu hướng chú trọng vào TSĐB để làm cơ sở cấp tín dụng, coi TSĐB là cứu cánh cuối cùng khi rủi ro tín dụng phát sinh. Chính vì dựa quá nhiều vào TSĐB nên CBTD và cấp thẩm quyền phán quyết không chú trọng phân tích đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh, năng lực tài chính thực sự của khách hàng, kinh nghiệm quản lý... Hiện nay việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian, do vậy tổn thất xảy ra cho NHTM là rất lớn. Mặt khác hầu hết các khoản cấp tín dụng hiện nay của các NHTM là phải có TSĐB, trong đó bất động sản là TSĐB chính của các ngân hàng. Nền kinh tế suy thoái và thị trường bất động sản trầm lắng gây rủi ro cho ngân hàng.

+ Đạo đức nghề nghiệp kém

Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù cần dựa trên sự tin cậy và tín nhiệm,

do đó đạo đức được đặt lên hàng đầu và ở khía cạnh nào đó còn mang tính chất bắt buộc. Thực tế, rất nhiều vụ án xảy ra liên quan đến nhân viên tín dụng có hành vi thông đồng với khách hàng làm sai lệch hồ sơ, bỏ qua nhiều quy định bắt buộc trong quy trình nhằm vụ lợi cá nhân gây rủi ro cho ngân hàng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện chưa có tính toán, tỷ lệ nợ xấu xuất phát từ đạo đức ngân hàng chiếm bao nhiêu phần trăm. Ngoài ra, nợ xấu còn nằm ở dạng chuyển vốn cho vay thành vốn góp”. Khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ.

+ CBTD làm việc thiếu trách nhiệm

Không làm đúng quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng là biểu hiện của sự thiếu trách nhiệm. Đây có thể do nhận thức chưa đúng của CBTD, do tính cẩu thả, cả nể… Việc phân tích thông tin, đánh giá khách hàng trong quá trình điều tra, thẩm định còn hời hợt, hình thức mang ý chí chủ quan, dẫn đến việc tham mưu và quyết định cấp tín dụng sẽ kém chất lượng, hiệu quả thấp. Sự hiểu biết về quy trình sản xuất, khoa

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 06/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí