Cơ Sở Lý Thuyết Về Mối Quan Hệ Giữa Nợ Xấu Và Hiệu Quả Ngân Hàng


thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng. BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Vì vậy, nợ xấu được nhận định là bao gồm toàn bộ các khoản cho vay quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ.

Và nhiều định nghĩa riêng biệt khác cũng cho rằng có một sự tương đồng trong cách nhận thức về nợ xấu giữa các định chế tài chính trên thế giới. Theo đó, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi nó xuất hiện 1 hoặc cả 2 dấu hiệu sau: Quá hạn trả nợ gốc và lãi trên 90 ngày; khi khách hàng vay vốn bị TCTD hoặc ngân hàng coi là không có khả năng trả nợ, kể cả khi khoản nợ vẫn còn trong hạn.

1.2.1.2. Các tác động của nợ xấu

Nợ xấu không những ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó, mà còn tác động sâu rộng và nặng nề đến doanh nghiệp, cũng như cả nền kinh tế. Có thể chia ba nhóm tác động của nợ xấu như sau:

- Ảnh hưởng của nợ xấu đối với nền kinh tế: (i) Sức ép lạm phát. Nợ xấu ở mức độ cao sẽ dẫn đến sự khan hiếm vốn một cách giả tạo. Một khối lượng vốn tồn đọng trong các khoản nợ xấu dẫn đến tiền lưu thông giảm sút và gây sức ép tăng cung tiền; (ii) sản xuất trì trệ. Nợ xấu làm quá trình lưu thông nguồn vốn bị ách tắc, các chủ thể kinh tế không thể tiếp cận vốn dễ dàng để phát triển sản xuất kinh doanh. Phản ứng dây chuyền này sẽ tích lũy đến một mức độ và gây trì trệ, đình đốn sản xuất của cả nền kinh tế; (iii) bất ổn tài chính, đe dọa an ninh tài chính. Nợ xấu làm ảnh hưởng đến sự phân bổ nguồn tiết kiệm vào cơ hội đầu tư và quá trình thanh toán của nền kinh tế. Sự tác động này sẽ làm sụt giảm khả năng chống đỡ các cú sốc tiếp theo và kết cục làm hệ thống tài chính trở nên bất ổn.

- Ảnh hưởng đối với ngân hàng: (i) Giảm hiệu quả ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu phát sinh cao thì nguồn vốn kinh doanh tồn đọng nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa, ngân hàng đó sẽ sụt giảm khả năng sinh lời trong tương lai, và gia tăng chi phí sử dụng vốn; (ii) giảm lợi nhuận nhanh chóng. Cho vay khách hàng là một tài sản sinh


lời chủ yếu và có giá trị lớn của nhiều ngân hàng. Bởi chênh lệch thu từ lãi và chi phí của lãi là phần lợi nhuận chiếm phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận của một ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu ngày càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm do hoạt động trích lập dự phòng và không còn khả năng quay vòng vốn để gia tăng sinh lời;

(iii) giảm khả năng thanh toán. Nợ xấu gia tăng sẽ đi kèm rủi ro thanh khoản của một ngân hàng. Bởi các khoản nợ xấu đã làm thay đổi kế hoạch cũng như nguồn thanh toán các khoản tiền đến hạn; (iv) giảm uy tín ngân hàng; (v) đối diện nhiều nguy cơ phá sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

- Ảnh hưởng của nợ xấu đối với khách hàng vay vốn: (i) Giảm tốc độ chu chuyển vốn. Nợ xấu phát sinh từ một doanh nghiệp thì làm uy tín doanh nghiệp sụt giảm. Đồng thời còn tác động trực tiếp đến quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng. Do đó, mọi hoạt động thanh toán, giao dịch kinh doanh, hoạt động cấp tín dụng…có thể bị ngưng trệ; (ii) tăng chi phí tài chính, bởi mức lãi suất phạt cho khoản nợ xấu luôn cao hơn thông thường rất nhiều, và mức này phụ thuộc quy định từng quốc gia cụ thể; (iii) giảm uy tín. Nợ xấu của doanh nghiệp là biểu hiện của hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy, không một ngân hàng muốn dây dưa và mong muốn duy trì quan hệ tín dụng với những doanh nghiệp như thế.

1.2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu

Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

Nhân tố nội tại ngân hàng (bank specific) – lý thuyết “quản lý kém” (bad management). Berger & DeYoung (1997) đặt nền tảng cho khung lý thuyết này và tìm thấy mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả ngân hàng cho hệ thống ngân hàng Mỹ từ 1985 đến 1994. Nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả ngân hàng suy giảm sẽ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn. Nguyên nhân do các ngân hàng quản lý yếu kém về giám sát, theo dõi các khách hàng vay nợ; hoặc do các chi phí liên quan đến các khoản nợ xấu gia tăng…Nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau này hỗ trợ rất nhiều cho lý thuyết trên như William (2004), Espinoza & Prasad (2010), Messai & Jouini (2013)…

Nhân tố nội tại ngân hàng (bank specific) – lý thuyết “hà tiện” (skimping). Các ngân hàng trong lý thuyết này thường theo đuổi hiệu quả trong dài hạn bằng cách cắt giảm nhiều chi phí liên quan đến các khoản vay như: nguồn lực giám sát, bảo


lãnh khoản vay; hệ thống quản trị rủi ro; hoạt động kiểm soát khoản vay…Điều này làm ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu vì các ngân hàng đối mặt với các khoản nợ quá hạn gia tăng và chi phí liên quan với những khách hàng vay trong tương lai.

Nhân tố nội tại ngân hàng (bank specific) – lý thuyết “rủi ro đạo đức” (moral hazard). Các ngân hàng sẽ đối diện với những rủi ro không cân xứng trong hành vi của cổ đông để chuyển rủi ro đến các chủ nợ (đến từ huy động vốn). Chính vì thế, những ngân hàng này thường sẵn sàng chấp nhận các khoản cho vay với rủi ro cao hơn, do lợi nhuận đạt được cao hơn. Nên kết quả mức vốn thấp trong khung giám sát tài chính có nhiều nguy cơ hơn trong danh mục cho vay. Đây là một mối quan hệ tiêu cực giữa nợ xấu tăng cao và giảm vốn hóa của các ngân hàng.

Nhân tố đặc thù của kinh tế vĩ mô (country specific) – lý thuyết kém may mắn. Đây là giả thuyết dự đoán mối quan hệ tiêu cực giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng. Ở đó, các bằng chứng về kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng như: Tăng trưởng kinh tế giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lãi suất giảm…, sẽ đẫn đến gia tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng. Các liên hệ này cũng được tìm thấy ở lý thuyết gia tốc tài chính (the financial accelerator theory) của Bernanke & Gertler (1989) và Nobuhiro (1997).

1.2.2. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng

Những nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng ngày càng đa dạng với nhiều phương pháp tiếp cận và mô hình khác nhau. Đặc biệt, nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng với các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, cấu trúc vốn chủ sở hữu, năng lực cạnh tranh ngân hàng…đạt rất nhiều thành tựu. Trong đó, nợ xấu và hiệu quả ngân hàng là một trong những mối quan hệ nổi cộm và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của ngân hàng nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Lúc này, chất lượng tài sản của ngân hàng là thành tố quan trọng để nhận diện sự hiệu quả và mức độ an toàn của ngân hàng. Mester (1996), Beger & DeYoung (1997), và Berger & Mester (1997), là những người tiên phong mở ra câu hỏi nghiên cứu về tầm quan trọng của nợ xấu đến phân tích hiệu quả ngân hàng.


Có 4 khung lý thuyết được đề xuất bởi Beger & DeYoung (1997), Keeton & Morris (1987), Koutsomanoli-Filippaki et al. (2009), để giải thích mối quan hệ giữa hiệu quả ngân hàng và nợ xấu tại hệ thống ngân hàng. Các lý thuyết này được gợi ý để giải thích dấu hiệu tiêu cực giữa hiệu quả ngân hàng và nợ xấu trong các nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, các lý thuyết đó không loại trừ nhau vì chúng có mối quan hệ hai chiều. Bốn lý thuyết bao gồm:

- Một là, lý thuyết “kém may mắn” (bad luck) cho rằng sự gia tăng của nợ xấu và có quan hệ nhân quả (Granger – cause) làm giảm hiệu quả ngân hàng. Lúc này, nợ xấu gia tăng là do ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô/ngành GDP, lạm phát, thất nghiệp, giảm lãi suất, tăng cung tiền…Điều đó buộc các ngân hàng thương mại phải gia tăng hoạt động quản lý danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng gần đáo hạn. Việc gia tăng hoạt động quản lý như theo dõi, thu hồi, đôn đốc thu hồi, quản trị nợ xấu chủ động, bán nợ…, đã dẫn đến chi phí gia tăng nên làm hiệu quả ngân hàng giảm xuống.

- Hai là, lý thuyết “quản lý kém” (bad management). Nếu hiệu quả chi phí thấp là tín hiệu hoạt động quản trị yếu kém như: Quản trị danh mục cho vay, hoạt động giám sát tín dụng, hoạt động quản trị chi phí hoạt động…; đồng thời, các nhà quản lý không kiểm soát, giám sát đầy đủ các chi phí nên dẫn đến hệ quả là hiệu quả chi phí sẽ thấp thì sẽ làm phản ứng gia tăng của các nhóm nợ xấu. Tóm lại, lý thuyết này cho rằng, hiệu quả ngân hàng thấp là tín hiệu quả hoạt động quản trị kinh doanh yếu kém và có quan hệ nhân quả (Granger – cause) gây ra nợ xấu (NPLs) tăng cao. Kỳ vọng trong mối quan hệ này là tiêu cực giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng.

- Ba là, lý thuyết “hà tiện” (skimping) được kiểm tra tương tự như lý thuyết “quản lý kém” (bad management) nhưng dấu hiệu thì đảo ngược, nghĩa là một quan hệ nhân quả (Granger – cause) tiêu cực từ hiệu quả ngân hàng đến nợ xấu. Ở đây, quyết định quan trọng của ngân hàng nằm ở mâu thuẫn giữa chi phí hoạt động ngắn hạn và các vấn đề về chất lượng khoản vay. Vì thế, một ngân hàng muốn tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn phải chọn cắt giảm chi phí trong ngắn hạn (như bỏ qua chi phí thẩm định tín dụng, giám sát các khoản vay…) nên phải gánh chịu hậu quả các


khoản nợ xấu xuất hiện trong tương lai. Lúc này, hiệu quả ngân hàng cao hơn sẽ có quan hệ nhân quả Granger tiêu cực với nợ xấu. Quan hệ tiêu cực này được cho là sự đánh đổi hiệu suất các khoản vay ở tương lai lấy hiệu quả chi phí ngân hàng trong ngắn hạn.

- Bốn là, lý thuyết “quản lý tránh rủi ro” (risk – averse management), Koutsomanoli-Filippaki et al. (2009) cho rằng các nhà quản trị cao cấp thường có xu hướng tránh rủi ro nên tăng chi phí cho hoạt động giám sát, kiểm soát, bảo lãnh các khoản cho vay làm giảm hiệu quả chi phí ngân hàng với mục đích là giảm nợ xấu. Vì vậy, lo ngại trước những tác động của khủng hoảng tài chính và thông tin bất đối xứng đã giải thích cho mối quan hệ này là cùng chiều, nghĩa là hiệu quả chi phí làm tác động tích cực làm giảm tỷ lệ nợ xấu.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương 1, nghiên cứu đã tổng hợp cơ sở lý luận về hiệu quả ngân hàng. Từ đó làm nền tảng để lựa chọn phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận thích hợp để đo lường hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng theo các lý thuyết được đề xuất bởi Beger & DeYoung (1997), Keeton & Morris (1987), Koutsomanoli et al., (2009).

Tiếp đến ở chương 2, luận án sẽ tổng hợp chi tiết nhất những kết quả nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng, và mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả ngân hàng. Đây cũng chính là cơ sở để tiến đến xây dựng mô hình nghiên cứu ở các chương tiếp theo.


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG, VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ XẤU

VỚI HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG


Mục đích của chương 2 là lược khảo đầy đủ nhất các công trình nghiên cứu bao gồm: (i) Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng; (ii) các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam từ trước đến nay. Việc này nhằm xem xét những phương pháp nghiên cứu và kết quả đạt được trong thời gian qua ở Việt Nam; (ii) luận án sẽ lược khảo đầy đủ về những nghiên cứu về mối quan hệ giữa nợ xấu với hiệu quả ngân hàng. Và cuối cùng, tác giả tiến hành nhận định những điều tìm thấy từ các công trình nghiên cứu trước nhằm hướng đến xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất trong chương 3.

2.1. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG

2.1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng trong một quốc gia

Đa phần các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng chỉ sử dụng cách tiếp cận cấu trúc (tham số và phi tham số) với những phương pháp chính để đo lường như: Phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA); phương pháp phân tích Thick Frontier Approach (TFA); phân tích Distribution Free Approach (DFA); phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA); và phương pháp xử lý yếu tố tự do Hull (FDH).

Dưới đây là tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng trong một quốc gia để giúp hiểu rõ hơn những phương pháp thường sử dụng để đo lường hiệu quả ngân hàng:

Berger & Humphrey (1992) sử dụng phương pháp phân tích TFA để so sánh hiệu quả chi phí (cost efficiency) của hệ thống ngân hàng Mỹ từ 1980 – 1988. Trong nghiên cứu, họ đã tìm thấy cách tiếp cận TFA ước tính ngân hàng không hiệu quả cao hơn so với cách tiếp cận SFA. Nhóm tác giả cũng lưu ý rằng các ngân hàng vẫn có thể hiệu quả đến hiệu quả tối ưu thực tế nhưng khi vẫn có nhiều chi nhánh không hiệu quả.

Một số nghiên cứu khác nghiên cứu về hiệu quả chi nhánh ngân hàng như Berger et al. (1997) đã ước lượng chi phí biên của 760 chi nhánh ngân hàng lớn ở


Mỹ từ 1989 – 1991. Họ đã xác định và so sánh theo hai cách tiếp cận trung gian (the intermediation approach) lẫn sản xuất (the production approach), và kết luận những chi nhánh ngân hàng nhỏ hơn sẽ có hiệu quả về quy mô (scale efficiency).

Resti (1997) tiến hành nghiên cứu hiệu quả hệ thống ngân hàng Ý giai đoạn 1988 – 1992. Bài nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp tham số (SFA) và phi tham số (DEA) để ước tính hiệu quả ngân hàng. Resti tìm thấy tương quan nghịch và có ý nghĩa tương quan giữa chỉ số hiệu quả với nợ xấu/tổng khoản vay. Đồng thời, các kết quả đo lường hiệu quả ngân hàng không mấy khác biệt giữa hai phương pháp trên.

Bauer et al. (1998) so sánh bốn phương pháp ước lượng hiệu quả ngân hàng bao gồm SFA, DFA, TFA, và DEA nhằm đo lường hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng Mỹ từ 1977 – 1988. Các tác giả đề xuất một tập hợp những điều kiện thống nhất để đo lường hiệu quả biên sao cho có ích nhất trong phân tích thông thường và những mục đích khác. Mục đích chính của bài nghiên cứu là so sánh hiệu quả ngân hàng Mỹ thông qua bốn phương pháp khác nhau. Phát hiện của họ là phương pháp tham số có tính thống nhất chung và hai phương pháp (tham số và phi tham số) không đồng thời hỗ trợ cho nhau.

Kwan & Eisenbeis (1996) sử dụng phương pháp SFA để nghiên cứu 254 ngân hàng lớn nhỏ ở Mỹ giai đoạn 1986 – 2001. Trong nghiên cứu, họ sử dụng ba đầu vào (lao động, quỹ, vốn tự có) và năm đầu ra (chứng khoán đầu tư, khoản vay bất động sản, khoản vay thương mại, khoản vay tiêu dùng và những cam kết ngoại bảng). Họ phát hiện có sự thiếu hiệu quả đáng kể trong ngành ngân hàng trung bình từ 10% - 20% và các ngân hàng nhỏ là tương đối kém hiệu quả hơn so với ngân hàng trung bình và lớn.

Liang et al. (2008) sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng (bank’s operating efficiency) của hệ thống ngân hàng Đài Loan. Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình tiếp cận là CCR, BCC và chỉ số Malmquist để đo lường hiệu quả ngân hàng có tính đến sự ảnh hưởng của yếu tố nợ xấu. Đồng thời, nghiên cứu còn dùng phương pháp tham số DFA để so sánh và đối chiếu kết quả. Kết quả


cho thấy, sau khi đưa vào yếu tố chỉ số nợ xấu NPLR (non – performing loans ratio) thì điểm hiệu quả sụt giảm. Ngoài ra, nợ xấu còn là điểm hiệu quả của các ngân hàng tư nhân ban đầu cao liền xuống thấp so với ngân hàng công.

Pelosi (2008) nghiên cứu về đo lường hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng ÚC giai đoạn 2002 – 2005 theo phương pháp SFA và phương pháp DEA. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả chung của các ngân hàng Úc trong giai đoạn nghiên cứu có xu hướng giảm, trong khi khả năng quản trị và công nghệ của hoạt động kinh doanh ngân hàng được cải thiện.

Staub et al. (2010) phân tích hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng Brazil giai đoạn 2000 – 2007 theo phương pháp DEA. Theo kết quả nghiên cứu, những ngân hàng Brazil có hiệu quả ở mức thấp và chủ yếu xuất phát từ hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) thấp. Đồng thời, trong các nhóm ngân hàng thì nhóm những ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có mức hiệu quả chi phí (cost efficiency) tốt hơn nhóm ngân hàng còn lại trong nền kinh tế.

Ke et al. (2011) phân tích hiệu quả lợi nhuận (profit efficiency) của ngân hàng Đài Loan có tính yếu tố đầu ra không mong muốn (undersirable output). Dữ liệu là lấy từ hệ thống ngân hàng thương mại Đài Loan giai đoạn 1999 – 2007. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: (i) Yếu tố giá shadow (the shadow price) có tác động đến hiệu quả lợi nhuận; (ii) hiệu quả lợi nhuận chủ yếu đến từ hiệu quả phân bổ (allocation efficiency); (iii) hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả phân bổ của ngân hàng lâu đời tốt hơn ngân hàng mới thành lập; (iv) đa dạng hóa phù hợp với các dịch vụ tài chính ở Đài Loan. Nghiên cứu này sử dụng ba đầu ra (danh mục đầu tư, khoản vay thông thường, nợ xấu) và ba đầu vào (tổng số lao động, tài sản cố định ròng, tiền gởi).

Yu et al. (2013) sử dụng mô hình hệ thống động DEA (dynamic network DEA) để đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng Đài Loan có quan tâm đến nợ xấu. Theo đó, tiền gởi được coi như đầu ra trung gian, nợ xấu như đầu ra không mong muốn và ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng (panel data) của 22 ngân hàng thương mại từ 1999 – 2011. Kết quả cho thấy những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/05/2023