Các Nghiên Cứu Về Mức Độ Ảnh Hưởng Của Nợ Xấu Đến Hiệu Quả Ngân Hàng, Và Mối Quan Hệ Giữa Nợ Xấu Với Hiệu Quả Ngân Hàng


phi lãi) và ba đầu ra (cho vay khách hàng, thu nhập lãi và thu nhập phi lãi). Kết quả nghiên cứu cho thấy ngân hàng thương mại nhà nước kém hiệu quả hơn so với ngân hàng thương mại cổ phần. Đồng thời, các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu đều gần đạt đến hiệu quả tối ưu thực tế (the best practice).

Nguyen & Simioni (2015) tập trung đánh giá hiệu quả ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012, và đánh giá ở các thành tố khác nhau của hiệu quả như: Thay đổi kỹ thuật (technical change); hiệu quả kỹ thuật thuần (pure technical efficiency); hiệu quả hỗn hợp (mix efficiency) và hiệu quả quy mô (scale efficiency). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng (balance panel) và chỉ số FPP (FSre – Primont productivity). Họ đã chỉ ra rằng, ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng không chỉ nên tập trung một trong hai tăng kích thước ngân hàng và quản lý tốt hơn. Cả hai phải được xem xét đồng thời, không chỉ thông qua sáp nhập ngân hàng mà còn được xây dựng tiêu chuẩn quản lý phù hợp với tiêu chuẩn quy định quốc tế.

Stewart et al. (2016) đã ước tính hiệu quả ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1999

– 2009 và sử dụng phương pháp bán tham số (semi – parametric) của Simar & Wilson (2007). Kết quả cho thấy ngân hàng lớn hiệu quả hơn ngân hàng vừa và nhỏ. Ngân hàng thương mại không có vốn nhà nước hiệu quả hơn ngân hàng thương mại nhà nước ở mức hiệu quả tổng thể.

2.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ XẤU ĐẾN HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG, VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ XẤU VỚI HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG

Riêng về mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng, từ sau 1990, đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, cụ thể như sau:

A. Charnes et al. (1990) tiếp cận phương pháp DEA theo mô hình CCR để tiến hành đo lường hiệu quả 48 ngân hàng thương mại từ 300 ngân hàng lớn tại Mỹ và là thành viên của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang FDIC. Nghiên cứu sử dụng bốn đầu vào (chi phí hoạt động, chi phí phi lãi, dự phòng rủi ro tín dụng, dư nợ tổn thất thực tế) và bốn đầu ra (thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ lãi,


thu nhập phi lãi, tổng dư nợ). Đây là lần đầu tiên các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng sử dụng phương pháp DEA để nhận diện đo lường nợ xấu (ở đây là khoản dự phòng rủi ro tín dụng, và dư nợ tổn thất thực tế) như một đầu vào.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Berg et al. (1993) sử dụng chỉ số Malmquist để đo lường hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng ở Bắc Âu giai đoạn 1980 – 1989. Kết quả nghiên cứu của nhóm nhận thấy có tương quan nghịch giữa khoản vay mất vốn (loan losses) với hiệu quả ngân hàng.

Berger & Humphrey (1992) nghiên cứu hiệu quả chi phí ngân hàng (cost efficiency) bằng phương pháp biên ngẫu nhiên SFA và đánh giá mối tương quan với nợ xấu. Nghiên cứu nhận định, các ngân hàng phá sản (failing banks) có xu hướng dần rời xa đường biên hiệu quả tối ưu thực tế. Vì vậy, ngân hàng có chỉ số nợ có vấn đề cao (problem loans) thì ngân hàng đó càng yếu kém và có xu hướng hiệu quả chi phí thấp.

Mức độ ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 8

Kwan & Eisenbeis (1996) cũng sử dụng phương pháp SFA để đo lường hiệu quả chi phí của hệ thống ngân hàng Mỹ. Nhóm nghiên cứu bổ sung thêm kết luận của Berger và cộng sự (1992), là tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa những khoản vay có vấn đề (problem loans) với hiệu quả ngân hàng, ngay cả trong số các ngân hàng không phá sản.

Mester (1996) nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng hoạt động tại Third Federal Reserve District giai đoạn 1991 – 1992 bằng phương pháp chi phí biên ngẫu nhiên SFA. Trong đó, những yếu tố đầu ra của ngân hàng có tính đến mức chất lượng và rủi ro. Lúc này, nợ xấu được coi là biến kiểm soát (control variable) trong hàm chi phí (cost function) ở các ngân hàng Mỹ. Kết quả thu được, nợ xấu (NPLs) có tương quan ngược với hiệu quả chi phí.

Berger & DeYoung (1997) nghiên cứu nợ có vấn đề (problem loans), hiệu quả chi phí (cost efficiency) ngân hàng thông qua phương pháp biên ngẫu nhiên SFA, và vốn hóa ngân hàng (capitalization) của ngân hàng thương mại Mỹ 1985 – 1994 bằng kỹ thuật phân tích nhân quả Granger. Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa chất lượng tài sản (asset quality) và hiệu quả chi phí. Điều này còn


thể hiện mối quan hệ tiêu cực giữa nợ có vấn đề và hiệu quả chi phí, nợ có vấn đề tăng lên làm gia tăng nhiều chi phí quản lý, xử lý nợ và bán nợ. Điều này xác nhận cho hai lý thuyết “kém may mắn” (bad luck) và “quản lý kém” (bad management).

Resti (1997) sử dụng cả phương pháp tham số và phi tham số (DEA) để đo lường hiệu quả ngân hàng của 270 ngân hàng tại Ý giai đoạn 1988 – 1992. Thông qua phân tích mô hình kinh tế lượng, tác giả tìm thấy tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số hiệu quả với nợ xấu/tổng dư nợ (bad loan to total loans – BTL henceforth). Kết quả nghiên cứu này có hỗ trợ và phù hợp với mối quan hệ giữa hiệu quả và rủi ro mà được đề xuất bởi Berger & DeYoung (1997).

Tsai & Huang (1999) cũng sử dụng phương pháp tham số với hàm chi phí (cost function) nhằm xem xét mối quan hệ giữa chất lượng quản lý và hiệu quả chi phí (cost efficiency) trong hệ thống ngân hàng Đài Loan. Kết quả nghiên cứu khám phá rằng chất lượng tài sản và hiệu quả chi phí có mối quan hệ; tài sản có chất lượng xấu sẽ tác động tiêu cực đến hiệu suất hoạt động của ngân hàng.

Jose M Pastor (1999) sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng (PLL – provision for loan losses) như chỉ số đo lường rủi ro tín dụng. Tác giả sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA với phương thức liền nhau bao gồm rủi ro tín dụng (credit risk) và vài biến môi trường liên quan như chu kỳ kinh doanh, chỉ số cấu trúc kinh tế - như yếu tố ngoại sinh ngoài tầm kiểm soát quản lý, để do hiệu quả ngân hàng của hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha.

Altunbas et al. (2000) tiến hành nghiên cứu hiệu quả và rủi ro trong hệ thống ngân hàng Nhật bản. Nhóm nghiên cứu đưa rủi ro và nhân tố chất lượng (quality factor) vào để ước lượng hiệu quả chi phí (cost efficiency) trong ngân hàng Nhật Bản từ 1993 – 1996. Nghiên cứu sử dụng phương pháp biên ngẫu nhiên SFA để đo lường hiệu quả quy mô (scale efficiency) và phi hiệu quả X (X – inefficiency). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nợ xấu có tác động tích cực đến những ngân hàng không hiệu quả. Các ngân hàng phải chịu giảm mức độ hiệu quả quy mô của họ khi kiểm soát những yếu tố rủi ro. Altunbas và cộng sự còn tìm thấy cấp độ của nợ xấu


tương quan tích cực đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả cũng thích hợp với nhiều nghiên cứu hiệu quả ngân hàng ở Mỹ.

Drake & Hall (2003) sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA để tiến hành phân tích hiệu quả kỹ thuật TE (technical efficiency) và hiệu quả quy mô SE (scale efficiency) của 149 ngân hàng Nhật Bản năm 1997. Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận trung gian (the intermediation approach) để xác định đầu vào và đầu ra, theo đó, nhóm nghiên cứu sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng PLL như một chỉ số đánh giá những khoản vay có vấn đề. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát những khoản vay có vấn đề làm tăng TE, SE của các ngân hàng.

José M Pastor (2002) dùng phương pháp tương tự và thực nghiệm cho bốn ngân hàng Pháp, Đức,Ý, Tây Ban Nha từ 1988 – 1994. Kết quả cho thấy khoản 80% những khoản nợ xấu là do yếu tố nội tại của ngân hàng, trong khi còn lại là do yếu tố ngoại sinh.

Fan & Shaffer (2004) tiến hành phân tích hiệu quả lợi nhuận (profit efficiency) của những ngân hàng lớn nhất của Mỹ và có đưa yếu tố nợ xấu vào mô hình phân tích. Thông qua kết quả nghiên cứu, họ tìm thấy, mặc dù nợ xấu có tác động ngược chiều với hiệu quả lợi nhuận ngân hàng, nhưng không có ý nghĩa thống kê (không đủ độ tin cậy).

Williams (2004) đã nghiên cứu hành vi quản lý (management behaviour) cho các ngân hàng tiết kiệm Châu Âu (European savings banks) từ 1990 – 1998. Tác giả tiến hành xem xét mối quan hệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng (PLL), hiệu quả ngân hàng và cơ cấu vốn cho các ngân hàng trên. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích nhân quả (Granger causality techniques) và phương pháp biên ngẫu nhiên SFA, đề xuất rằng hiệu quả chi phí (cost efficiency) có thể quan trọng trong dự đoán tương lai của nợ có vấn đề (problem loans) và ngân hàng có vấn đề (problem banks). Kết quả nghiên cứu có những trái ngược với kinh nghiệm tại Mỹ, kết quả kinh tế lượng của tác giả gợi ý rằng vấn đề lớn nằm ở quản lý yếu kém (bad management).

Li (2005) cho rằng nợ xấu sau cuộc khủng hoảng 1997 được tích tụ nhanh chóng ở Đài Loan và nhiều quốc gia khác ở khu vực. Một khoản vay lúc này luôn


chứa đựng nhiều nguy cơ thành nợ xấu. Do đó, nghiên cứu của tác giả là đo lường hiệu quả ngân hàng bằng cách đưa nợ xấu (NPLs) vào mô hình như một đầu ra không mong muốn (undesirable output). Phương pháp được sử dụng là bao dữ liệu BCC DEA theo định hướng đầu vào và đối xử nợ xấu (NPLs) như một đầu ra không mong muốn. Kết quả thực nghiệm cho thấy hạng của hiệu quả kỹ thuật TE từ cao nhất đến thấp nhất của ngân hàng công, ngân hàng hỗ hợp (mixed banks), ngân hàng tư. Đồng thời, giá trị trung bình của hiệu quả kỹ thuật TE của các ngân hàng thành lập sau khi bãi bỏ những luật định (deregulation) lớn hơn so với các ngân hàng được thành lập trước bãi bỏ những luật định.

Park & Weber (2006) ước lượng phi hiệu quả ngân hàng Hàn Quốc và sự thay đổi hiệu suất cho giai đoạn 1992 – 2002 bằng hàm khoảng cách định hướng công nghệ (Direcitonal technology distance function). Họ sử dụng biến tổn thất khoản vay (loan losses) như một đầu ra không mong muốn trong mô hình mà để đo lường chất lượng của khoản vay. Đồng thời, nợ xấu còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong quy trình sản xuất. Kết quả nghiên cứu giúp họ phát hiện rằng tiến bộ kỹ thuật trong giai đoạn này là quá đủ để bù đắp hiệu quả suy giảm và thúc đẩy mức tăng trưởng hiệu suất của ngân hàng.

Zago & Dongili (2006) tiến hành đo lường hiệu quả kỹ thuật TE của ngân hàng tại Ý giai đoạn 1993 – 1998 bằng phương pháp bao dữ liệu DEA và có sử dụng hàm khoảng cách định hướng công nghệ. Trong nghiên cứu, họ sử dụng hai cách tiếp cận để lựa chọn đầu vào và đầu ra bao gồm: Cách tiếp cận giá trị gia tăng (the value added approach); và cách tiếp cận trung gian (the intermediation approach). Theo cách tiếp cận giá trị gia tăng, nhóm tác giả sử dụng bốn đầu ra (tổng giá trị tiền gởi, thu nhập phi lãi, dư nợ khoản vay, nợ xấu) và hai đầu vào (tổng chi phí lao động, nguồn vốn). Còn cách tiếp cận trung gian, họ sử dụng bốn đầu ra (tiền gởi thanh toán, chứng khoán, dư nợ cho vay, tổng dư nợ, nợ xấu) và bốn đầu ra (tổng chi phí lao động, nguồn vốn, tiền gởi phi thanh toán, “tổng tài sản – (chi phí nợ phải trả + nguồn vốn)” – được gọi là nguồn vốn tự do). Kết quả nghiên cứu tìm thấy một khoản nợ xấu được xem xét thì hiệu quả của các ngân hàng tăng


đáng kể. Ngoài ra, nếu bỏ qua các khoản nợ xấu thì khó đánh giá toàn diện hiệu quả của ngân hàng. Kết quả có ý nghĩa về quy trình sản xuất của ngân hàng và chất lượng tín dụng.

Fukuyama & Weber (2008) ước lượng phi hiệu quả hệ thống ngân hàng Nhật Bản và giá shadow (shadow price) của của các khoản vay có vấn đề bằng cách xem các khoản vay có vấn đề như một yếu tố không mong muốn của quy trình tạo ra các khoản vay. Nghiên cứu của họ trải qua bốn bước: (i) Thứ nhất, ở đo lường hiệu quả ngân hàng thông qua phương pháp bao dữ liệu DEA; (ii) thứ hai, ước lượng mô hình tham số LP (quy hoạch tuyến tính) sử dụng phương thức tối thiểu hóa tổn thất;

(iii) thứ ba, nghiên cứu trình bày kết quả thực nghiệm thông qua hai phương pháp với dữ liệu hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 2002 – 2004. Đây cũng là khoảng thời gian mà số liệu nợ xấu có sẵn cho hầu hết các ngân hàng ở Nhật Bản. Thông qua nghiên cứu, họ kết luận, không nên bỏ qua nợ xấu trong quá trình phân tích hiệu quả ngân hàng.

Liang et al. (2008) nghiên cứu sự ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (bank’s operating efficiency) trong ngân hàng Đài Loan. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đài Loan giai đoạn 1996 – 2000. Mô hình tiếp cận là CCR DEA, BCC DEA, và chỉ số Malmquist. Đồng thời, nghiên cứu dùng thêm phương pháp DFA để so sánh. Để xác định đầu vào và đầu ra, nhóm tác giả lựa chọn tiếp cận sản xuất (the production approach) bao gồm bốn đầu vào (số lượng nhân viên, chi phí lãi, tài sản cố định, số lượng ATM) và năm đầu ra (tiền gởi, khoản vay, đầu tư, thu nhập phi lãi, tỷ lệ nợ xấu NPLR). Kết quả sau khi đưa vào yếu tố NPLR (non – performing loan ratio) thì điểm hiệu quả sụt giảm so với lúc chưa bao gồm. Đồng thời, khi đưa nợ xấu vào thì điểm hiệu quả của các ngân hàng tư nhân ban đầu cao liền xuống thấp hơn so với ngân hàng khu vực nhà nước.

Abd Karim et al. (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hai quốc gia Singapore và Malaysia giai đoạn 1995 – 2000. Nhóm tác giả đo lường hiệu quả chi phí (cost efficiency) của ngân


hàng bằng phương pháp biên ngẫu nhiên SFA. Sau đó, điểm hiệu quả chi phí được sử dụng cho mô hình hồi quy hai giai đoạn Tobit để quyết định sự ảnh hưởng của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa điểm số hiệu quả chi phí giữa ngân hàng hai nhóm nước Singapore và Malaysia. Kết quả hồi quy phương trình đồng thời Tobit (the Tobit simultaneous equation regression), chỉ ra rằng nợ xấu cao hơn làm giảm hiệu quả chi phí. Hơn nữa, hiệu quả chi phí thấp hơn thì làm gia tăng nợ xấu. Kết quả trên hỗ trợ cho giả thuyết quản lý kém (bad management) của Berger & DeYoung.

Ke et al. (2011) phân tích hiệu quả lợi nhuận (profit efficiency) của các ngân hàng Đài Loan giai đoạn 1999 – 2007 với đầu ra không mong muốn (undesirable output). Nghiên cứu sử dụng phương pháp bao dữ liệu DEA với ba đầu ra (danh mục đầu tư, dư nợ tín dụng, nợ xấu) và ba đầu vào (tổng số lao động, tài sản cố định ròng, tiền gởi). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: (i) Giá shadow (the shadow price) có tác động đến hiệu quả lợi nhuận; (ii) hiệu quả lợi nhuận chủ yếu đến từ hiệu quả phân bổ (allocation efficiency); (iii) hiệu quả lợi nhuận và hiệu quả phân bổ của ngân hàng cũ tốt hơn ngân hàng mới; (iv) đa dạng hóa danh mục sản phẩm – dịch vụ là phù hợp với các dịch vụ tài chính ở Đài Loan.

Barros et al. (2012) tiến hành đo lường hiệu quả kỹ thuật TE của hệ thống ngân hàng Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2007. Mẫu nghiên cứu gồm 133 ngân hàng năm 2000, 130 ngân hàng năm 2001, 127 ngân hàng năm 2002, 124 ngân hàng năm

2003, 121 ngân hàng 2004, 119 ngân hàng năm 2005, 117 ngân hàng 2006 và 116 ngân hàng 2007. Dữ liệu gồm các ngân hàng đô thị lớn (large City Banks), ngân hàng khu vực I (Regional Bank I), và ngân hàng khu vực II (Regional Bank II). Kỹ thuật ước lượng hiệu quả kỹ thuật dựa trên hàm WRDDM (Russell direction distance function) mà không chỉ đưa vào mô hình là đầu ra mong muốn, mà còn những đầu ra không mong muốn - ở đây là nợ xấu (non – performing loans). Kết quả nghiên cứu cho thấy nợ xấu là gánh nặng đáng kể cho hiệu quả ngân hàng. Ngân hàng Nhật Bản có thể dùng hiệu quả hơn về những yếu tố đầu vào, chẳng hạn yếu tố lao động. Nhóm tác giả cũng khuyến nghị nên tiến hành tái cấu trúc ngân


hàng như các ngân hàng khu vực. Họ kết luận các ngân hàng Nhật Bản cần tiến hành sáp nhập và tái cơ cấu toàn diện.

Yu et al. (2013) đo lường hiệu quả hoạt động 22 ngân hàng Đài Loan từ 1999 – 2011. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp bao dữ liệu thông qua mô hình động (dynamic network DEA). Kết quả cho thấy những can thiệp, cải tiến nội bộ có ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng, trong khi hiệu quả của quy trình tiền gởi không bảo vệ được cho quy trình cho vay và ngược lại.

Assaf et al. (2013) phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của 45 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2002 – 2010 thông qua phân tích biên ngẫu nhiên Bayesian (a Bayesian stochastic frontier approach). Theo đó, nợ xấu được sử dụng trong mô hình, là được coi là đầu ra xấu (bad output). Kết quả phân tích chỉ ra rằng hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu quả được cải thiện dần trong giai đoạn nghiên cứu chủ yếu do các tiến bộ trong công nghệ mang lại. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhận thấy nợ xấu và tình trạng công bố thông tin liên quan đến nợ xấu tại Thổ Nhĩ Kỳ là đáng ngại và ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn nghiên cứu.

Vinh (2014) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013. Nghiên cứu tiến hành theo 2 giai đoạn: Một là, đo lường hiệu quả chi phí của ngân hàng bằng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA theo mô hình đề xuất của Coelli (2005); hai là, sử dụng mô hình Tobit để xác định tác động hai chiều của nợ xấu đối với hiệu quả chi phí của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng hiệu quả chi phí của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là 52,6% và mối quan hệ giữa nợ xấu và hiệu quả chi phí ngân hàng là quan hệ cùng chiều.

Fujii et al. (2014) nghiên cứu hiệu quả ngân hàng Ấn Độ thông qua hiệu quả kỹ thuật (TE) trong giai đoạn 2004 – 2011. Nghiên cứu sử dụng mô hình mở rộng có tính đến ảnh hưởng của nợ xấu đến năng suất các nhân tố tổng hợp TFP. Nhóm tác giả đo lường hiệu quả kỹ thuật thông qua phương pháp phi tham số với ba đầu vào (chi phí nhân viên, tiền gởi, bất động sản sở hữu) và ba đầu ra tương ứng (tài

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 14/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí