Hiệu Quả Của Sử Dụng Viên Tỏi - Folate Đối Với Tình Trạng Rlchlpm. 45501


ứng không thấy xuất hiện trong nghiên cứu của chúng tôi [50]. Không hoàn toàn giống với nghiên cứu theo dõi trên 1.997 người sử dụng tỏi hàng ngày trong thời gian 16 tuần cho thấy 6% có cảm giác buồn nôn, 1,3% hoa mắt chóng mặt, 1,1% có phản ứng dị ứng [140].

Mặc dù gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là hơi thở, cơ thể có mùi tỏi tạo cảm giác không thực sự thoải mái cho người sử dụng cũng như người xung quanh, nhưng có lẽ những tác dụng phụ này không phải là vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng chấp nhận can thiệp của các đối tượng tham gia nghiên cứu, vì kết quả thực tế cho thấy, sau 3 tháng can thiệp, chỉ có 4 đối tượng không uống đủ 85% số thuốc, trong đó 2 đối tượng không uống đủ thuốc do quên, không chấp nhận can thiệp do tác dụng phụ xảy ra trên 2 đối tượng (chiếm 3,6%). Kết quả này rất đáng để quan tâm xem xét trong việc lựa chọn liệu pháp điều trị thay thế an toàn hơn so với những thuốc hạ cholesterol thông thường hiện nay.

4.2.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng RLCHLPM.


Sau thời gian 3 tháng, với liệu pháp can thiệp sử dụng viên tỏi-folate. Ở nhóm can thiệp, nồng độ cholesterol toàn phần giảm 0,31mmol/l (p<0,01) (bảng 3.15) so với thời điểm khi bắt đầu nghiên cứu, so với mức giảm 0,04mmol/l ở nhóm chứng sự khác biệt này mang ý nghĩa thống kê (p<0,01). Tương tự như vậy đối với chỉ tiêu LDL_C giảm 0,41mmol/l (p<0,05) so với thời điểm ban đầu và so với mức giảm 0,09mmol/l ở nhóm chứng sự khác biệt này cũng mang ý nghĩa thống kê (p<0,01). Sự thay đổi có ý nghĩa các chỉ tiêu cholesterol toàn phần và LDL_C trong nghiên cứu có thể cho là những minh chứng cho hiệu quả của viên tỏi-folate đối với tình trạng RLCHLPM vì các lý do sau:

Thứ nhất: Đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, là một phương pháp nghiên cứu dịch tễ đặc thù, là một công cụ tối ưu để so sánh các liệu pháp điều trị.


Thứ hai: Số lượng đối tượng hay cỡ mẫu nghiên cứu được tính toán dựa trên công thức tính cỡ mẫu trong thử nghiệm lâm sàng với hệ số tin cậy 95%, độ mạnh của nghiên cứu là 90% để phát hiện ra sự khác biệt giữa nhóm nhận liệu pháp can thiệp và nhóm không nhận liệu pháp can thiệp, đảm bảo ý nghĩa về mặt thống kê trong việc đưa ra kết luận cho các kết quả nghiên cứu.

Thứ ba: Các đối tượng nghiên cứu và các điều kiện nghiên cứu được kiểm soát chặt chẽ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

- Tất cả đối tượng tham gia nghiên cứu được chọn tại cùng một thời điểm, địa điểm với tiêu chí rõ ràng.

- Các đối tượng sau khi được tuyển chọn, phân bổ một cách ngẫu nhiên vào nhóm nhận can thiệp và không nhận can thiệp.

Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội - 15

- Trong suốt thời gian 3 tháng tiến hành nghiên cứu, tất cả các đối tượng đều được theo dõi, đo lường kết quả và ghi chép lại như tình hình sức khỏe nói chung, sự tuân thủ liệu pháp can thiệp (tác dụng phụ, số viên thuốc sử dụng…) theo mẫu phiếu định sẵn hoặc gặp ngẫu nhiên và phỏng vấn trực tiếp việc sử dụng thuốc của một số đối tượng.

Thứ 4: Kết quả ở các bảng từ 3.6 đến bảng 3.10 và các bảng từ 3.17 đến 3.19 cho thấy, tại thời điểm trước khi tiến hành can thiệp và thời điểm kết thúc can thiệp các đối tượng ở hai nhóm nghiên cứu là tương đồng về độ tuổi, cấu trúc cơ thể, chế độ ăn uống và luyện tập.

Thứ 5: Chỉ những số liệu thu thập được từ những đối tượng sử dụng 85% số viên thuốc được phát trở lên và có đầy đủ kết quả xét nghiệm máu hai thời điểm trước và sau nghiên cứu mới được đưa vào tính toán đánh giá hiệu quả của can thiệp. Số liệu sau khi được thu thập sẽ được nạp vào phần mềm EPI data, sau đó


số liệu sẽ được chuyển sang SPSS 10.0 để xử lý bằng những kỹ thuật thống kê thích hợp.

Thứ 6: Viên tỏi sử dụng trong nghiên cứu, việc xây dựng công thức, quy trình sản xuất, hình thành sản phẩm, kiểm nghiệm, phân tích đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ngay sau sản xuất và theo thời gian bảo quản, xây dựng hồ sơ công bố sản phẩm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã được thực hiện và nghiệm thu trong nội dung Đề tài nhánh cấp Nhà nước số KC.10.05/06- 10 do Viện Dinh dưỡng và Xí nghiệp Dược Hậu Giang phối hợp thực hiện (phụ lục).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tương tự với kết quả nghiên cứu:


Năm 1993 của Jain và cộng sự trên 42 đối tượng RLCHLPM, liệu pháp can thiệp cũng là sử dụng viên bột tỏi trong thời gian 12 tuần nhưng với liều 900mg/ngày. Các đối tượng được lấy máu hai lần vào tuần thứ 6 và 12. Các chỉ tiêu lipid máu không có sự khác biệt trong từng nhóm cũng như so sánh giữa hai nhóm ở tuần thứ 6, nhưng sang tuần thứ 12, TC và LDL_C giảm đáng kể ở nhóm can thiệp [87].

Việc giảm có ý nghĩa thống kê nồng độ cholesterol và LDL_C sau can thiệp trong nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn thống nhất với kết quả nghiên cứu của Steiner năm 1996, khi cung cấp 7,2g/ngày dịch chiết tỏi cho 20 đối tượng ở nhóm can thiệp trong thời gian 44 tuần [143].

Khi đem so sánh với nghiên cứu có quy mô lớn hơn của Mader vào những năm 1990 [109]:

Trên 261 đối tượng RLCHLPM ở nhiều trung tâm với nồng độ TC ban đầu là 5,2-7,7mmol/l và/hoặc TG 2,3-3,4 mmol/l. Đối tượng được phân bổ ngẫu nhiên, mù kép vào 2 nhóm, một nhóm uống viên tỏi 200mg, 4 lần/ngày, tổng


cộng 800mg/ngày, nhóm còn lại uống viên giả dược với số lượng tương tự trong thời gian 16 tuần. Ở nhóm được uống viên tỏi TC giảm đáng kể (14%) trên đối tượng có TC ban đầu ở mức 6,5-7,7mmol/l so với những đối tượng có mức TC ban đầu thấp hơn (7%).

Tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi, liệu pháp can thiệp ở đây cũng là bột tỏi với liều 800mg/ngày, nhưng lại được sử dụng trong thời gian dài hơn (16 tuần), chỉ tiêu LDL_C không có sự cải thiện.

Lý do lớn nhất có thể dẫn đến sự khác biệt này đó là do Mader tiến hành nghiên cứu trên quy mô rộng tại nhiều trung tâm, việc phân tích mẫu được tiến hành một cách cục bộ tại mỗi trung tâm theo cách riêng do vậy dẫn đến sai số đo lường tiềm tàng là điều khó tránh.

Sự thay đổi nồng độ triglycerid và HDL_C trong nghiên cứu của chúng tôi không có ý nghĩa thống kê. Khác với kết quả nghiên cứu ngẫu nhiên mù kép, có đối chứng của Fumiko vào năm 2009 tại Nhật, trên 55 người khỏe mạnh có nồng độ TG huyết thanh từ 120 đến 200mg/dl tại thời điểm ban đầu, phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm uống dịch chiết tỏi lên men với Monascus pilosus (MGFE), 4viên/ngày tổng cộng 900mg dịch chiết tỏi lên men với Monascus pilosus. Nhóm uống viên giả dược trong 12 tuần. TG, LDL_C được đánh giá sau mỗi 4 tuần. Kết quả cho thấy, ở tuần thứ 8 khi đem so sánh với nhóm chứng, TG giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,01), TC (p<0,01), LDL_C (p<0,001), tỷ lệ LDL_C/HDL_C (p<0,001). TG ở nhóm can thiệp giảm 14,9%; 14,8% và 1,1% lần lượt ở các tuần 4; 8 và 12. Ngược lại,TG ở nhóm chứng lại có xu hướng gia tăng 7,4%; 9,4% ở tuần 8;12. Nồng độ LDL_C ở nhóm can thiệp giảm 12,5%; 14,2% và 13,6% ở các tuần 4;8 và 12 [67]. Sự khác biệt này có thể do:

Thứ nhất liệu pháp can thiệp Fumiko sử dụng ở đây là dịch chiết tỏi lên men thay cho bột tỏi, đây rất có thể là một trong các lý do dẫn đến sự khác biệt về kết quả nghiên cứu. Nhìn chung, phương pháp sử dụng để chế biến tỏi ảnh


hưởng đáng kể đến hợp chất sulfur, đó là hợp chất chiếm ưu thế và đáp ứng sinh học của tỏi [84]. Ngoài ra tỷ lệ hợp chất sulfur này trong củ tỏi tươi phụ thuộc vào trạng thái của tỏi, đất, điều kiện khí hậu, độ dài của khoảng thời gian giữa việc thu hoạch, tiêu thụ tỏi cũng như phương pháp điều chế [128]. Từ những năm 1990, Augusti KT đã tìm ra sự khác biệt về thành phần nguyên tố sulfur trong một số chế phẩm tỏi, tỏi tươi chứa S-alkylcysteine sulfoxides (chủ yếu là alliin), γ-glutamin-S-alkylcysteines, alkylalkane thiosulfinates (chủ yếu là allicin), dịch chiết tỏi khô chứa S-alkylcysteine sulfoxides (chủ yếu là alliin), γ-glutamin-S-alkylcysteines, alkylalkane thiosulfinates (chủ yếu là allicin), hợp chất thiosulfinate transformation, dầu tỏi chưng cất bằng hơi chứa những hợp chất biến đổi thiosulfinate: diallyl, allylmethyl, dimethyl sulfides, dịch chiết tỏi già chứa γ-glutamin-S-alkylcysteines [37].

Thứ hai: Trong nghiên cứu của Fumiko, các chỉ tiêu lipid máu được đánh giá mỗi 12 tuần. Kết quả cho thấy có mối tương tác giữa hiệu quả và thời gian sử dụng dich chiết tỏi lên men, trái ngược với nồng độ LDL_C (giảm 12,5%; 14,2%; 13,6% ở tuần 4;8;12), hiệu quả lên nồng độ TG huyết thanh của dịch chiết tỏi lên men lại giảm theo thời gian (giảm 14,9%; 14,8% và 1,1% ở tuần 4;8;12). Quay lại với liệu pháp can thiêp bằng sử dụng bột tỏi trong nghiên cứu của chúng tôi, rất có thể hiệu quả lên TG lại xuất hiện và tăng dần tại thời điểm 13 tuần hay lâu hơn nữa. Cần có nghiên cứu dài hơi hơn để đưa ra kết luận.

Thứ ba: Đề cập đến mối liên quan giữa hiệu quả và mức độ tổn thương. Theo kết quả nghiên cứu của Mader cho thấy ở nhóm can thiệp TC giảm đáng kể (14%) trên đối tượng có TC ban đầu ở mức 6,5-7,7 mmol/l so với những đối tượng có mức TC ban đầu thấp hơn (7%) [109]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại thời điểm trước khi can thiệp nồng độ TG trung bình của các đối tượng ở nhóm can thiệp là 2,73±1,97mmol/l thấp hơn khá nhiều so với nồng độ TG


trung bình của các đối tượng trong nghiên cứu của Fumiko (3,2-5,3mmol/l). Phải chăng, hiệu quả của tỏi sẽ nổi bật ở trên những đối tượng có chỉ tiêu lipid huyết thanh cao hơn ở thời điểm ban đầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả thể hiện ở hình 3.3, cho thấy có mối liên quan nghịch chiều giữa nồng độ triglyceride huyết thanh ban đầu với sự cải thiện nồng độ triglyceride huyết thanh, nồng độ triglyceride ban đầu càng cao thì sau can thiệp nồng độ này càng giảm.

Thứ 4: Câu hỏi đặt ra, liệu bột tỏi hay dịch chiết tỏi có hiệu quả hơn đối với tình trạng RLCHLPM, hay dịch chiết tỏi có hiệu quả hơn đối với chỉ tiêu TG?, Cần có những nghiên cứu đủ độ tin cậy và phù hợp để trả lời câu hỏi này.

Thứ 5: Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu của Fumiko việc xác định hoạt tính sinh học của các hợp chất hoạt tính chưa được thực hiện do phương pháp xác định hoạt tính chưa sẵn có ở Việt Nam. Theo Lawson LD những thử nghiệm lâm sàng sử dụng viên bột tỏi để đánh giá bất kỳ hiệu quả nào của tỏi mà có liên quan đến allicin, không thể được coi là có giá trị khi kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả âm tính, trừ phi ít nhất là việc giải phóng allicin từ chế phẩm đã được xác định bằng phương pháp USP 724A [102]. Do vậy tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu hơn trong tương lai để đưa ra đánh giá chính xác về hiệu quả của viên tỏi lên chỉ tiêu triglyceride huyết thanh là việc nên làm.

Khác với những minh chứng về hiệu quả của tỏi lên các chỉ tiêu cholesterol toàn phần và LDL_C mà kết quả của nghiên cứu chúng tôi mang lại:

Nghiên cứu của Simons và cộng sự tiến hành năm 1995 cho kết quả hoàn toàn trái ngược. Ba mươi đối tượng RLCHLPM với nồng độ TC ban đầu là 6,0-7,8mmol/l và TG <3,0mmol/l, được sử dụng bột tỏi 900mg/ngày chia làm 3 lần, trong 30 tuần, cùng với tư vấn chế độ ăn ít chất béo (dưới 30%


năng lượng khẩu phần), acid béo bão hòa dưới 10% năng lượng khẩu phần và cholesterol dưới 300mg/ngày, chế độ ăn này được kiểm soát trong suốt thời gian nghiên cứu thông qua việc ghi nhật ký và sử dụng phần mềm thống kê tính toán thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của đối tượng. Khác với nghiên cứu của Mader và Jain. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỏi không có hiệu quả lên các chỉ tiêu lipid máu. Đây là một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng, nghiên cứu này đã khắc phục được một số hạn chế của những nghiên cứu trước như kiểm soát được yếu tố liên quan như khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của đối tượng được tính toán bằng phần mềm thống kê, thời gian can thiệp dài hơn (30 tuần) [142]. Tuy nhiên, không thấy cung cấp số liệu về việc tuân thủ điều trị của các đối tượng, do vậy có thể chưa được phản ánh một cách chính xác số viên tỏi đối tượng tiêu thụ. Mặt khác, với cỡ mẫu 30, liệu đã đủ lớn để việc so sánh giữa các nhóm có ý nghĩa về mặt thống kê?.

Neil và cộng sự, năm 1996, cũng bằng thiết kế nghiên cứu thử nghiệm, mù kép, ngẫu nhiên có đối chứng trong thời gian 24 tuần, sử dụng bột tỏi khô 300mg/lần, 3 lần/ngày, trên 115 đối tượng với nồng độ TC ban đầu từ 6,0 đến 8,5mmol/l và LDL_C≥3,5mmol/l. Các đối tượng được yêu cầu tiêu thụ chất béo dưới 30% năng lượng khẩu phần, acid béo bão hòa dưới 10% năng lượng khẩu phần, cholesterol dưới 300mg/ngày và tiêu thụ 35g chất xơ/ngày. Viên giả dược được bọc bên ngoài bằng bột tỏi để không thấy sự khác biệt với viên tỏi thật. Việc tuân thủ điều trị được xác định bằng cách đếm những viên còn lại. Mùi tỏi, tác dụng phụ và khả năng chấp nhận được ghi lại, tất cả mẫu máu được phân tích tập trung vào thời điểm kết thúc nghiên cứu. Số liệu thu thập được của những đối tượng tuân thủ từ 75% liệu pháp can thiệp trở lên mới được đưa vào phân tích [122]. Giống như nghiên cứu của Simons, không tìm thấy sự khác biệt về nồng độ lipid huyết


thanh giữa hai nhóm. Trong nghiên cứu này, mặc dù các đối tượng được yêu cầu hạn chế chất béo khẩu phần, nhưng không thấy bất kỳ số liệu nào cho thấy khẩu phần ăn của đối tượng nghiên cứu trong cả hai nhóm được phân tích đánh giá, vậy liệu khẩu phần ăn có thể là nguy cơ nhiễu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu?.

Trong thời gian 12 tuần, sử dụng hai trung tâm, bằng nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên mù kép có đối chứng, Isaacsohn và cộng sự đã nghiên cứu hiệu quả của việc bổ sung 900mg bột tỏi/ngày, trên 50 đối tượng RLCHLPM với nồng độ LDL_C ban đầu ≥4,1mmol/l và TG <4,0mmol/l kết hợp với hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn. Việc tuân thủ liệu pháp can thiệp của các đối tượng đạt tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỏi không có hiệu quả làm giảm cholesterol trên những bệnh nhân RLCHLPM [83]. Trong nghiên cứu này, các đối tượng được yêu cầu hạn chế chất béo khẩu phần, nhưng không thấy đề cập đến cách kiểm soát. Rất có thể kết quả nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự hợp tác của các đối tượng nghiên cứu, tính trung thực và khả năng ước lượng mô tả chính xác khẩu phần ăn cũng như cách chế biến. Việc làm cho khẩu phần ăn ổn định mới là điều cốt yếu để xác định khả năng làm giảm lipid thực sự, những thiếu sót về phương pháp có thể đi kèm với ước lượng không chính xác về hiệu quả.

Gần đây, Superko và Kraus đã đưa ra kết luận tương tự cho một nghiên cứu trong thời gian 12 tuần, mù kép, ngẫu nhiên có đối chứng trên 50 đối tượng RLCHLPM với 5,2mmol/l>LDL_C>3,9mmol/l. Hỏi ghi khẩu phần 3 ngày được tiến hành ở thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Đối tượng được uống viên bột tỏi 300mg, 3 lần/ngày. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức lipid máu giữa hai nhóm [147]. Khắc phục hạn chế của một số nghiên cứu trước, Superko đã quan tâm đến việc kiểm soát yếu tố nguy cơ nhiễu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022