Hiệu Quả Của Sử Dụng Viên Tỏi - Folate Đối Với Tình Trạng Rlchlpm.


Năm 2006, nghiên cứu của O.A.Adedeji cũng cho thấy nồng độ cholesterol toàn phần trung bình của người hút thuốc cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nồng độ này ở những người không hút thuốc. Không tìm thấy sự khác biệt này đối với các chỉ tiêu lipid máu khác [125].

Sự kết hợp giữa thói quen hút thuốc lá và tình trạng RLCHLPM được thể hiện thông qua số điếu thuốc hút:

Trong nghiên cứu của chúng tôi nguy cơ bị RLCHLPM sẽ tăng lên gấp 3,1 lần (95% CI: 1,2-8,9) ở những người hàng ngày hút từ 20 điếu trở lên so với người không hút thuốc lá, không tìm thấy mối liên hệ với tình trạng RLCHLPM ở những người hút thuốc không thường xuyên và dưới 20 điếu/ngày.

Khác với nghiên cứu của Nguyễn Lương Hạnh [10] và Phạm Thị Dung [5] cho thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa hút thuốc với tình trạng RLCHLPM và HCCH với lượng thuốc lá tiêu thụ thấp hơn ở mức 10 bao/năm.

Kết quả nghiên cứu tại Nhật năm 1993 của Nagoya J, trên 726 công nhân giao thông đô thị tại Nhật, đối tượng tham gia nghiên cứu được phân loại theo mức độ hút thuốc lá dựa trên số điếu thuốc hút trong một ngày: (1) không hút; (2) từ 1-20 điếu; (3) từ 21 điếu/ngày trở lên cho thấy, khi hút từ 1-20 điếu/ngày hoặc

≥21 điếu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ HDL_C < 40mg/dl lên 1,9 lần (95% CI:1,1 - 3,26) hoặc 2,27 lần (95% CI:1,27 - 4,05) so với những người không hút thuốc [119].

Năm 2012, trong một nghiên cứu tại Ấn Độ trên 100 đối tượng trong đó, 25 đối tượng thuộc nhóm I – không hút thuốc lá và 75 đối tượng thuộc nhóm II - hút thuốc lá, các đối tượng của nhóm II lại được phân loại theo thời gian và cường độ hút (mức nhẹ: 10-15 điếu/ngày trong từ 1 đến 5 năm; mức trung bình: 16-20 điếu trong 6-10 năm; mức nặng: trên 20 điếu/ngày trong thời gian trên 10


năm). Kết quả cho thấy, nồng độ TC, TG, LDL_C và HDL_C trung bình ở nhóm hút thuốc ở các mức độ đều cao hơn một cách có nghĩa (p<0,001) so với nhóm không hút thuốc [56].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

Nghiên cứu của chúng tôi, cũng như các nghiên cứu nêu trên chỉ mới đề cập đến số lượng điếu thuốc tiêu thụ còn loại thuốc hay lượng độc chất được cho là nguyên nhân gây nên sự biến đổi các chỉ tiêu lipid máu mà đối tượng tiêu thụ đều chưa được quan tâm nghiên cứu, rất có thể điều này là một trong các lý do mang đến sự không thống nhất giữa các kết quả nghiên cứu.

4.1.3. Sự kết hợp giữa khẩu phần ăn và tình trạng RLCHLPM

Một số yếu tố nguy cơ và hiệu quả của viên tỏi – folate đối với tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu trên người 30 - 69 tuổi tại Hà Nội - 14


Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy phần trăm năng lượng từ lipid khẩu phần ở mức 20% tổng năng lượng ăn vào không làm thay đổi nguy cơ mắc RLCHLPM (95% CI: 0,2-1; p>0,05).

Không giống với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Dung cho thấy mức tiêu thụ lipid của nhóm mắc hội chứng chuyển hóa trên các đối tượng sống ở ngoại thành Hà Nội cao hơn nhóm không mắc HCCH một cách có ý nghĩa (p<0,05) [5]. Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lương Hạnh trên đối tượng người trưởng thành ở nội thành Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa phần trăm năng lượng do lipid cung cấp với chỉ tiêu triglyceride máu [10].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần trăm năng lượng từ lipid khẩu phần trung bình của các đối tượng trong cả hai nhóm nghiên cứu trong khoảng 13-14%, thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị và thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Lương Hạnh (16,3-17,5%) và Phạm Thị Dung (23,4

- 24,8%), điểm khác biệt này có thể do thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu bệnh chứng, các đối tượng đưa vào nghiên cứu dựa trên


tiêu chí của nhóm bệnh và nhóm chứng để phục vụ cho mục tiêu chính là xác định sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ đối với tình trạng RLLPM, khác với thiết kế nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Lương Hạnh và Phạm Thị Dung, nên số liệu về mức tiêu thụ lipid trung bình có thể mang tính đại diện hơn nhưng khi xác định sự kết hợp của các yếu tố nguy cơ và tình trạng bệnh có thể sẽ gặp phải một số hạn chế nhất định.

"Chế độ ăn ít chất béo" là câu thần chú cho chế độ ăn lành mạnh trong nhiều thập kỷ. Như là một cách để giảm cân và ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính không lây khác.

Trong những năm của thập niên 60, phần trăm năng lượng trung bình từ lipid khẩu phần trong chế độ ăn của người Mỹ vào khoảng 45% [149], tỷ lệ béo phì là 13%, đái tháo đường typ II dưới 1% [43,64]. Những năm gần đây, phần trăm năng lượng từ lipid khẩu phần đã giảm xuống còn khoảng 33% [160], nhưng tỷ lệ béo phì lại gia tăng (34%), 11% bị đái tháo đường [36, 65]. Vậy tại sao việc cắt giảm chất béo khẩu phần đã không mang lại kết quả như mong đợi? Nghiên cứu thực hiện tại Đại học Harvard cho thấy, tổng lượng chất béo trong chế độ ăn uống không thực sự liên quan với trọng lượng cơ thể hay bệnh tật, chất béo xấu (acid béo thể trans và acid béo bão hòa), làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh. Chất béo tốt (acid béo chưa bão hòa dạng đơn và dạng đa), làm điều ngược lại, tốt cho tim và hầu hết các bộ phận khác trong cơ thể [78,120].

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ kết luận nên thay việc giảm acid béo bão hòa (SFA) và acid béo thể trans (tFA) hơn giảm tổng chất béo khẩu phần. Báo cáo sức khỏe Canada 2000 cho rằng cholesterol khẩu phần không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến LDL_C và các mức lipoprotein khác. Giảm 100mg cholesterol khẩu phần chỉ giảm 0,05mmol/l cholesterol


huyết tương. Chỉ những người được xác định cholesterol ở mức cao mới cần hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol. Báo cáo chỉ ra, giảm SFA xuống dưới 7% năng lượng khẩu phần mang lại hiệu quả giảm LDL_C hơn so với chế độ ăn SFA chiếm dưới 10% năng lượng khẩu phần [76].


Phù hợp với nghiên cứu Keys và cộng sự trên 7 nước sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cho thấy mức cholesterol huyết thanh liên quan ít với tổng số chất béo mà liên quan chặt chẽ với lượng các acid béo no. Qua 10 năm theo dõi nhận thấy tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành tăng lên một cách có ý nghĩa theo mức tăng của các acid béo no trong khẩu phần. Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả bảng 3.4 cho thấy khi năng lượng từ acid béo no khẩu phần chiếm từ 7% trở lên sẽ làm tăng nguy cơ RLCHLPM lên gấp 2,7 lần (95% CI: 1,4-5,3); p<0,01) và hàm lượng cholesterol khẩu phần ở mức 200mg không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu lipid máu (p>0,05). Trong nghiên cứu của Johnson trên 10 nam vận động viên khỏe mạnh. Khi so sánh hai thực đơn cho mỗi 4 tuần: thực đơn (1) chứa 600mg cholesterol/ngày; thực đơn (2) chứa 200mg cholesterol. Cả hai thực đơn 15% năng lượng từ protid, 55% từ glucid; 30% từ lipid, tỷ lệ acid béo chưa no nhiều nối đôi/acid béo no là 1:5. Mức độ tập luyện không thay đổi trên từng đối tượng. Kết quả cho thấy, thực đơn 600mg/ngày làm tăng LDL_C và apolipoprotein B 10% và 13% có ý nghĩa so với thực đơn 200mg. TG, HDL_C và apolipoprotein A-1 không thay đổi có ý nghĩa thống kê [89]. Vậy câu hỏi đặt ra, có thực sự cholesterol khẩu phần không ảnh hưởng đến mức lipid huyết thanh hay ở mức 200mg chưa đủ để xác định sự kết hợp?.

Các nước Châu Âu, Úc, Canada, New Zealand, Hàn Quốc và Ấn Độ không đưa ra giới hạn cao đối với cholesterol khẩu phần trong lời khuyên dinh dưỡng của họ. Hơn thế nữa còn có những số liệu dịch tễ học cho thấy không có mối liên quan giữa cholesterol khẩu phần và nguy cơ bệnh tim mạch. Mặc dù nhiều nghiên cứu lâm sàng


chỉ ra rằng sự thay đổi cholesterol khẩu phần có thể làm tăng LDL_C huyết tương ở những người nhạy cảm với cholesterol khẩu phần (khoảng ¼ dân số), HDL_C cũng tăng dẫn đến duy trì tỷ lệ LDL_C/HDL_C, yếu tố chỉ điểm cho nguy cơ tim mạch. Những bằng chứng từ các nghiên cứu dịch tễ học và từ những can thiệp lâm sàng sử dụng những mức cholesterol khác nhau ủng hộ cho các khuyến cáo về việc giới hạn cholesterol khẩu phần nên được xem xét lại [62]. Tóm lược các bài trình bày của những nghiên cứu gần đây nhất tại Hội nghị Sinh học thực nghiệm năm 2011 về mối liên quan giữa cholesterol khẩu phần và nguy cơ BTM. Hơn 50 năm qua, rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy chất béo và cholesterol khẩu phần có mối liên quan dương tính với BTM. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, có nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã không ủng hộ cho mối liên quan giữa cholesterol khẩu phần và bệnh tim mạch. Hơn thế nữa, nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã nghiên cứu hiệu quả của việc tiêu thụ trứng trong thời gian dài cho thấy, không ảnh hưởng lên các dấu hiện khác nhau của BTM. Nhiều số liệu cho thấy ảnh hưởng của khẩu phần ăn cholesterol thấp lên mức LDL_C là rất ít so với khẩu phần khác và các thói quen sống, cần quan tâm cách nào khác để xem thực phẩm có lợi cho sức khỏe có thể được phối hợp trong khẩu phần để đáp ứng khuyến nghị cholesterol khẩu phần hiện nay [92].

Không giống với nghiên cứu tại Hà Lan khi phân tích 60 nghiên cứu thử nghiệm về ảnh hưởng của carbohydrate và các loại chất béo khác nhau đối với các chỉ tiêu lipid máu cho thấy, các chất béo tốt làm giảm nồng độ LDL_C và tăng HDL_C [114]. Gần đây, trong một thử nghiệm ngẫu nhiên khi thay thế một chế độ ăn giàu carbohydrate bằng chế độ ăn giàu chất béo chưa bão hòa, chủ yếu là dạng đơn đã làm giảm huyết áp, cải thiện các chỉ tiêu lipid máu và làm giảm nguy cơ tim mạch ước tính [36]. Nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy sự kết hợp giữa việc tiêu thụ acid béo chưa no có một nối đôi (MUFA) (p>0,05) và acid béo chưa no nhiều nối đôi (PUFA) với các chỉ tiêu lipid máu (p>0,05). Hành vi ăn uống của con người vốn dĩ vừa đa dạng vừa khó đo lường một cách chính xác, mà nguồn cung cấp acid béo chưa no chủ yếu là từ dầu thực


vật, đây là một trong số những thực phẩm tiêu thụ, bằng kỹ thuật hỏi ghi 24 giờ qua, việc thu thập con số đo lường chính xác gặp nhiều khó khăn nhất, do thực phẩm này được sử dụng phần lớn trong khâu chế biến, số lượng dầu sử dụng thường bị che lấp ở những thức ăn thành phẩm, có thể chính điều này đã ảnh hưởng đến việc đo lường mối liên quan giữa MUFA và PUFA với tình trạng RLCHLPM trong nghiên cứu.

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò của chất xơ trong chế độ ăn với nguy cơ của bệnh tim mạch và mối liên quan giữa chất xơ với chuyển hóa lipid, chuyển hóa glucose và các giá trị sinh học khác [96,151,161]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tiêu thụ dưới 20g chất xơ/ngày, nguy cơ dẫn đến RLCHLPM sẽ tăng lên 2,1 lần (bảng 3.4) so với việc tiêu thụ từ 20g chất xơ/ngày trở lên. Kết quả nghiên cứu của Davidson, sử dụng cám hạt ngũ cốc là một phần của chế độ ăn giảm hàm lượng chất béo, góp phần giảm nguy cơ của bệnh mạch vành [54]. Phân tích 67 nghiên cứu thử nghiệm cho thấy, tiêu thụ 2-10g/ngày chất xơ hòa tan làm giảm nhẹ nhưng có ý nghĩa thống kê cholesterol máu. Mức độ giảm cholesterol liên quan đến loại chất xơ hòa tan. Hiệu quả tác động lên TC dao động từ −18% đến 0% đối với những thử nghiệm sử dụng sản phẩm yến mạch, từ −17% đến 3% đối với psyllium, từ −16% đến −5% đối với pectin [106].

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ mới đưa ra nhận định về chất xơ nói chung chưa phân định giữa chất xơ hòa tan và không hòa tan, tuy nhiên, cả hai loại chất xơ đều có lợi. Ăn cả hai loại chất xơ giúp tăng lượng chất xơ khẩu phần. Chất xơ hòa tan trong hệ tiêu hóa giúp đào thải trực tiếp cholesterol theo phân. Tại ruột non, chất xơ gắn kết các phân tử cholesterol thành khối do đó ngăn cản quá trình hấp thu cholesterol vào máu và bám vào thành mạch. Chất xơ hòa tan hấp thu nước tạo thành dạng gel làm tăng cảm giác no, điều này giúp giảm cân. Giảm cân cũng giúp giảm cholesterol. Mặc dù chất xơ không hòa tan không có hiệu quả trực tiếp lên cholesterol, nó giúp giảm cholesterol bằng cách tham gia kiểm soát cân nặng [106].


4.2. Hiệu quả của sử dụng viên tỏi - folate đối với tình trạng RLCHLPM.


4.2.1. Sự chấp nhận can thiệp.

Tỏi là một phần trong khẩu phần ăn của chúng ta trong nhiều thế kỷ qua, như một thực phẩm được sử dụng nói chung [145], tỏi nằm trong danh sách thực phẩm được công nhận rộng rãi là an toàn (GRAS) do Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) phê duyệt. Các tiêu chuẩn để xét duyệt chứng nhận GRAS thông qua các nghiên cứu khoa học, hay chất đó được chấp nhận sử dụng thông qua các kinh nghiệm sử dụng thực phẩm phổ biến, đòi hỏi lịch sử sử dụng của một số lượng người tiêu dùng và một lượng thực phẩm đủ thỏa đáng. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đối tượng tham gia nghiên cứu này, viên tỏi sử dụng trong liệu pháp can thiệp được kiểm nghiệm, phân tích đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn và cung cấp cho đối tượng sau khi có chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.


Tỏi được công nhận là an toàn và phạm vi liều rộng thông qua các nghiên cứu thử nghiệm như nuôi chuột bằng tỏi với liều 2g/kg thể trọng trong 6 tháng không tìm thấy bất kỳ tác dụng phụ nào, điều trị tỏi dài hạn với liều gấp 3 liều thông thường cùng với dầu cá, không tìm thấy tác dụng phụ trên chuột [147]. Gần đây nhất trong kết quả một phân tích meta dựa trên cơ sở số liệu của 39 nghiên cứu thử nghiệm hiệu quả của chế phẩm tỏi lên các chỉ tiêu lipid máu cho thấy, chế phẩm tỏi được chấp nhận cao trong tất cả các nghiên cứu với tác dụng phụ ở mức tối thiểu, có thể coi các chế phẩm tỏi này như là một lựa chọn cho liệu pháp điều trị thay thế an toàn hơn so với những thuốc hạ cholesterol thông thường trên những bệnh nhân có RLCHLPM ở mức độ nhẹ [133]. Bên cạnh đó, một vài tác dụng phụ có liên quan đã được báo cáo trong các nghiên cứu lâm sàng sử dụng tỏi và chế phẩm. Đa số báo cáo tác dụng phụ không rõ ràng. Buồn nôn, khó chịu trong dạ dày ruột là những phàn nàn hay gặp [41]. Một điều tra của Koch (1995) cho thấy phản ứng dị ứng khi sử dụng tỏi trong tổng số 39 công bố trong các năm từ 1938 đến 1994. Đa số các trường hợp này liên quan dị ứng biểu hiện


trên da, có một số trường hợp nặng hơn, những người có nghề nghiệp tiếp xúc với tỏi [93]. Đôi khi có một số báo cáo về viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dị ứng xảy ra khi ăn hay hít phải tỏi [58]. Báo cáo khác về tác dung phụ của tỏi bao gồm phù, đau đầu, hoa mắt chóng mặt và vã mồ hôi [41].


Trong nghiên cứu của chúng tôi khi đánh giá khả năng chấp nhận can thiệp của các đối tượng tham gia thông qua việc theo dõi tác dụng phụ của việc sử dụng viên tỏi (bảng 3.12), không có trường hợp nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác dụng phụ của tỏi, hơi thở và cơ thể có mùi tỏi là thường gặp và chiếm đa số (23 đối tượng) chiếm 41,8%, thấp hơn so với tỷ lệ 57% ở nhóm sử dụng tỏi tươi trong nghiên cứu của Christopher D. [50]. Trong cuốn hướng dẫn sử dụng thảo dược của Schulz V đã viết, tác dụng phụ thường gặp nhất của sử dụng tỏi đó là hơi thở có mùi khó chịu. Thậm chí 50% người sử dụng cơ thể sản sinh ra “mùi hôi của tỏi”, tác dụng phụ khác hiếm gặp. Mùi hăng này là do allyl methyl sulfide (AMS), là một hợp chất được hình thành trong quá trình trao đổi chất của các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi. Allyl methyl sulfide một khi hấp thu vào máu sẽ đi đến phổi và gây ra những gì là phổ biến được biết đến như hơi thở có mùi tỏi. Nó cũng được tiết ra từ các lỗ chân lông trên bề mặt da gây ra mùi cơ thể hăng. Đây là tác dụng phụ không mong muốn và thường gặp nhất của việc sử dụng tỏi [140].

Một số biểu hiện khó chịu ở dạ dày như ợ hơi, nóng bụng, đầy bụng là những biểu hiện không mong muốn ít gặp hơn, chiếm 10,9% trong nghiên cứu này, xảy ra chủ yếu vào 2 tuần đầu tiên của nghiên cứu nguyên nhân chính là do các đối tượng không tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng chế phẩm, uống viên tỏi khi bụng đói, sau khi phát hiện nguyên nhân và được tư vấn bởi nghiên cứu viên, uống viên tỏi sau khi ăn theo đúng hướng dẫn sử dụng ban đầu, các biểu hiện này hầu như không xuất hiện trong khoảng thời gian 2 tháng cuối của nghiên cứu. Tương tự với nghiên cứu của Christopher D, biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác như đau bụng, đi ngoài phân lỏng và dị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022