Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố sinh viên theo giới tính 54

Biều đồ 3.2. Phân bố sinh viên theo Khoa 55

Biểu đồ 3.3. Phân phối theo năm học 55

Biểu đồ 3.4. Phân bố theo dân tộc 56

Biểu đồ 3.5. Phân bố sinh viên theo tôn giáo 56

Biểu đồ 3.6. Nơi sống của sinh viên 57

Biểu đồ 3.7. Phương tiện sử dụng thường xuyên của sinh viên 58

Biểu đồ 3.8. Việc làm kiếm tiền 58

Biểu đồ 3.9. Dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm lý 59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Biểu đồ 3.10. Sinh viên sử dụng internet 60

Biểu đồ 3.11. Hút thuốc lá 61

Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 2

Biểu đồ 3.12. Tỉ lệ uống dụng rượu / bia của sinh viên 62

Biểu đồ 3.13. Mức độ rối nhiễu trầm cảm ở sinh viên 69

Biểu đồ 3.15. Mức độ rối nhiễu lo âu ở sinh viên 70

Biểu đồ 3.17. Biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và lo âu 87

Biểu đồ 3.18. Biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và stress 88

Biểu đồ 3.19. Biểu diễn mối quan hệ tuyến tính giữa trầm và stress 89

Biểu đồ 3.20. Biểu diễn hệ số tương quan giữa lo âu, trầm cảm, và stress của sinh viên 88

Sơ đồ 1.1: Các mức độ rối nhiễu tâm lý 20

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ chẩn đoán cho một người có khí sắc trầm 31

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT


- AABB: Rối loạn ám ảnh bó buộc

- BLTD: Bạo lực tình dục

- LATT: Rối loạn lo âu toàn thể

- RLCXTM: Rối loạn cảm xúc theo mùa

- RLTCCY: Rối loạn trầm cảm chủ yếu

- SC: Rối loạn stress cấp

- SKSS và SKTD: Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục

- SSCT: Rối loạn stress sau chấn thương

- VTN- TN: Vị thành niên – thanh niên

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

- Biopsychosocial model: Mô hình Tâm lý-Sinh lý- Xã hội

- Cross sectional/Synchronic study: nghiên cứu tại một thời điểm

- DASS-42: Depression Anxiety Stress Scales-42 (SH Lovibond & PF Lovibond, 1995): Trầm cảm, lo âu, stress.

- DSM-IV: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition (DSM-IV): Tiêu chuẩn chẩn đoán tâm thần, phiên bản IV-TR

- GABA-benzodiazepine: gamma-aminobutyric acid

- GAD: Generalized Anxiety Disorder: Rối loạn lo âu tổng quát

- GAS: General adaptation syndrome: Hội chứng thích nghi tổng quát

- GHQ-9: General health questionnaire GHQ-9: thang đo trầm cảm

- LST: Life Skills training : đào tạo kỹ năng sống

- MDD: Major Depressive Disorder: Loạn trầm cảm chủ yếu

- Negative change: biến đổi âm tính

- PMSS: Perceived Medical School Stress:

- Positive change: biến đổi dương tính

- SASCAT: Công cụ đánh giá nguồn vốn xã hội được điều chỉnh

- School-based mental health serviece: mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào nhà trường

- UNICEF: United Nations International Children's Emergency Fund: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc

- WCCL : Ways of Coping Check List: bảng kiểm các đối phó (căng thẳng)

- WHO: World Health Organization: Tổ chức Y tế Thế giới

- WISC_R: Weschler Intelligence Scale for Children-Revised: Trắc nghiệm trí tuệ trẻ em của Weschler

- YLL= Years of Lost Life (death): năm của cuộc sống bị mất


1.Lý do chọn đề tài.‌‌‌

MỞ ĐẦU


Rối nhiễu tâm lý, đặc biệt trầm cảm, những hành động tự tử, tự làm hại bản thân và lạm dụng rượu/ thuốc, được xếp loại trong số 10 vấn đề hang đầu gây ra gánh nặng tổng thể do bệnh tật hiện nay trên thế giới. Đến năm 2030, trầm cảm là dự kiến để trở thành yếu tố đóng góp hàng đầu của gánh nặng bệnh tật, tàn phế ở các nước có thu nhập cao [99]. Trong số các bệnh không truyền nhiễm, Tổ chức Y tế thế giới ước lượng rằng nhóm bệnh do rối nhiễu tâm lý gây ra gánh nặng bệnh tật nhiều hơn nhóm khác, kể cả ung thư hoặc bệnh tim mạch. Gánh nặng này ở tất cả các lứa tuổi, bao gồm trẻ em và vị thành niên và là một nguyên nhân quan trọng của bệnh tật và tử vong [35]. Ở một số nơi tại miền Nam Ấn Độ, nông thôn Trung Quốc, một số công trình nghiên cứu cho thấy giao thoa giữa sức khỏe thể chất và rối nhiễu tâm lý rất quan trọng - là nguy cơ thêm vào cho bệnh lý tim mạch, tiểu đường, sức khỏe sinh sản, chấn thương, tự tử,…được coi là do rối nhiễu tâm lý gây ra.

Tâm lý là một vấn đề quan trọng trong hệ thống sức khỏe cũng như sức khỏe thể chất đối với các cá nhân, cộng đồng và thế giới. Rất khó có thể dự đoán một ai đó có thể phát triển các rối nhiễu tâm lý, khó áp dụng các biện pháp nâng cao sức khỏe một cách có hiệu quả trên dân số [79].

Từ các tạp chí xuất bản ở Việt Nam, tạp chí tiếng Anh, người nghiên cứu nhận thấy rằng các kết quả tập trung nhiều vào “kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe”, liên quan đến HIV/AIDS, sử dụng thuốc lá, rượu [13], [59],[77] mặc dù những nghiên cứu này quan trọng, nhưng nó không nhấn mạnh vào đặc điểm tâm lý của những người tham gia nghiên cứu, hay các yếu tố xác định tình trạng tâm lý kém. Khả năng hạn chế trong lĩnh vực Tâm lý học Sức khỏe ở các nước đang phát triển đã là điểm nhấn của nhiều bài báo đặc biệt trong tạp chí TheLancet (2008) và tạp chí Tâm lý học và tâm thần trẻ em [79],[84],[102]. Không có sức khỏe nếu không có sức khỏe tâm lý [79],[80]. Theo tác giả Belfer (2008) đã phân tích những khó khăn trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe tâm lý ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và đã đưa ra đề nghị có hướng dẫn rõ ràng đối với các giải pháp [35], một giải pháp khác là vận động cộng đồng tham gia với các nhà nghiên cứu một cách có ý nghĩa để địa phương có liên quan trong việc giải thích và sử dụng kết quả nghiên cứu này hơn là “tiếp thu một cách máy móc” các giải pháp từ các nước phát triển. Có rất nhiều các bài báo khoa học, số liệu và nghiên cứu từ nguồn các nước nói tiếng Anh, các nước có nền kinh tế phát triển, nhưng rất ít ở các nước châu Á khác và đặc biệt tại Việt Nam [94], [95].

Rối nhiễu tâm lý tương tác với nhiều tình trạng sức khỏe (WHO), những người sống trong các tình trạng sang chấn dễ mắc rối loạn trầm cảm, lo lắng, stress, cảm xúc, xa xút trong học tập, việc làm và có thể bị thất nghiệp, nặng hơn có thể tự tử....[59]. Rối nhiễu tâm

lý làm tăng rất nhiều lần nguy cơ nhiễm HIV, có thể suy giảm việc tuân thủ điều trị, dẫn đến phát triển AIDS [36]. Trong nhiều bệnh thực thể, những người có sẵn rối nhiễu tâm lý từ trước sẽ làm chậm trễ việc tìm kiếm sự giúp đỡ [9],[19].

Có một tỉ lệ lớn của các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm lý trong sinh viên y khoa, stress xảy ra khi sinh viên y mới bắt đầu chương trình đào tạo [40]. Ở các nước Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và các nước châu Á khác [65], [74], [104] cũng đã nghiên cứu về sức khỏe tâm lý ở thanh thiếu niên. Việt Nam nằm trong nước được quan tâm về sức khỏe tâm lý cộng đồng trong khối các nước đang phát triển, trong 10 ưu tiên để đối phó những vấn đề bất bình đẳng toàn cầu nghiêm trọng trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm lý, WHO khuyến nghị áp dụng như tăng cường sự tiếp cận điều trị trong chăm sóc sức khỏe ban đầu [97], [100] về lồng ghép sức khỏe tâm lý trong CSSKBĐ. Những kết quả nghiên cứu mới đây tại Việt Nam như bạo lực tình dục [58], stress trong việc nuôi nấng con cái [20], yếu tố nguy cơ chấn thương tâm lý [59], đo lường nguồn vốn xã hội [44], làm việc trong môi trường y tế [3] của chương trình liên kết Châu Á, cũng chỉ ra yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến rối nhiễu tâm lý [49]. Học tập là một môi trường có stress cao, nhiều lo âu và cảm xúc [5], thường tạo ra hiệu ứng ảnh hưởng đến thành tích học tập, sức khỏe và phúc lợi của sinh viên

Chính vì lý do trên người nghiên cứu tiến hành khảo sát “Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

2. Mục đích nghiên cứu‌

Nghiên cứu thực trạng rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu‌

Phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến rối nhiễu tâm lý ở sinh viên.

Xác định tỉ lệ và các mức độ rối nhiễu trầm cảm ở sinh viên.

Xác định tỉ lệ và các mức độ rối nhiễu lo âu ở sinh viên.

Xác định tỉ lệ và các mức độ rối nhiễu stress ở sinh viên.

Xác định mối liên hệ giữa trầm cảm, lo âu, stress với các yếu khác.

4. Giả thuyết nghiên cứu.‌

Có biểu hiện rối nhiễu tâm lý của sinh viên ở mức độ cao.

Có sự khác biệt mức độ rối nhiễu tâm lý của sinh viên theo nhóm các yếu tố giới tính, năm học, ngành học, thời gian học, chỗ ở, phương tiện di chuyển thường xuyên, sử dụng internet, giải trí, kế hoạch học tập, hành vi hút thuốc lá, uống rượu/bia.

5. Phạm vi nghiên cứu. 5.1.Nội dung.‌

Trong các rối nhiễu tâm lý ở sinh viên, người nghiên cứu chỉ nghiên cứu rối nhiễu lo âu, trầm cảm, stress ở sinh viên Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.

5.2.Phạm vi.

Sinh viên năm 1 và 3 các Khoa thuộc Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh.


6. Ý nghĩa.‌

Điểm mới của đề tài.

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Đại học Y Dược Tp.Hồ Chí Minh và đầu tiên trong cả nước về sức khỏe tâm lý sinh viên.

Các tham số của rối nhiễu tâm lý như tỉ lệ, mức độ,… đã được xác định liên quan đến nhiều yếu tố như năm học, hay ngành học, hút thuốc lá, uống rượu bia, giới,….có khả năng ảnh hưởng rối nhiễu tâm lý ở sinh viên.

Những phát hiện này sẽ được sử dụng để thay đổi phương pháp giáo dục và bắt đầu chương trình quản lý rối nhiễu tâm lý để cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng học tập cũng như cuộc sống của sinh viên ngành y tế.

Tính khái quát hóa và tính ứng dụng.

Sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên y khoa có tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp, can thiệp, chăm sóc bệnh nhân hay cộng đồng, khi họ trở thành Bác sĩ, chuyên gia Y tế Công cộng, Điều dưỡng, Dược sĩ.

Sự rối nhiễu tâm lý nặng và rất nặng ở sinh viên có thể tiếp tục trong quá trình thực tập, thời gian học sau đại học, và thời gian sau đó là trong cuộc sống thực tế của nhân viên y tế sau này.

Các nhân viên y tế căng thẳng và lo lắng không có khả năng cung cấp chăm sóc bệnh nhân tối ưu, hay thiết kế chương trình can thiệp sức khỏe cộng đồng, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Can thiệp kịp thời để kiểm soát rối nhiễu tâm lý trong sinh viên ngành y là có khả năng dẫn đến tình hình học tập tốt hơn và cung cấp các dịch vụ chăm chăm sóc bệnh nhân/cộng đồng sau đó tốt hơn.

Rối nhiễu tâm thần có thể điều trị khỏi nhưng luôn để lại di chứng về sau, phòng tránh kiểm soát rối nhiễu tâm lý là mục tiêu hàng đầu của chăm sóc sức khỏe ban đầu, của ngành y tế công cộng và của các nhà trị liệu tâm lý.

Kết quả này khảo sát trên dân số mục tiêu là sinh viên ngành y, do đó tỉ lệ rối nhiễu tâm lý chưa thể khái quát hóa cho các sinh viên trường khác, ngành khác.

Hạn chế của phương pháp nghiên cứu.


Trong bộ câu hỏi phỏng vấn có tính chất định tính nên khó thống nhất hoàn toàn về cách chọn lựa phương án trả lời của sinh viên. Trong thang đo DASS-42 bảng phỏng vấn đối tượng xảy ra trong thời gian tuần lễ qua với được phép nhiều phương án chọn lựa những câu mang tính chất định tính như trên có thể phương án trả lời của những sinh viên chưa được thống nhất, vừa bị hạn chế sai lệch thông tin nhớ lại. Nghiên cứu cắt ngang mô tả (tại một thời điềm) nên kết luận nhân quả hạn chế.

Hạn chế kết quả trả lời của sinh viên.


Có thể có những sinh viên trả lời lấy có, theo hướng an toàn, chung chung, tùy tiện, vô tình làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên đã được loại ra theo phiếu kiểm định tính trung thực của câu trả lời.

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN‌


1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.‌

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.‌

Vào những năm 1955, một số tác giả đã quan tâm đến việc nghiên cứu yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe [86], [89]. Năm 2007, nhóm tác giả Naiemeh Seyedfatemi, Maryam Tafreshi1 và Hamid Hagani, kết quả nghiên cứu cho thấy, rối nhiễu tâm lý sinh viên năm nhất là 65,8% tăng khối lượng công việc lớp học tỉ lệ 66,9% và thường xuyên nhất là sự stress trong môi trường tình huống không quen thuộc là 64,2% và chờ đợi lâu dài tỉ lệ là 60,4%. Sự stress nhiều hơn đáng kể trong năm đầu tiên so với các sinh viên năm thứ tư. Trong số các chiến lược đối phó trong 12 lĩnh vực, vấn đề gia đình cố gắng giải thích với cha mẹ và thỏa hiệp tỉ lệ 73%, đi cùng với các quy tắc trong gia đình tỉ lệ 68% đã được sử dụng thường xuyên bởi hầu hết sinh viên. Để đối phó với yêu cầu tham gia vào hoạt động, sinh viên thường xuyên cố gắng tìm ra cách đối phó với vấn đề có tỉ lệ 66,4% và cố gắng để cải thiện bản thân có tỉ lệ 64,5%. Các chiến lược tự chủ, cố gắng để làm theo quyết định của mình tỉ lệ 62%, các chiến lược hỗ trợ xã hội tỉ lệ 59,6%, cố gắng để giúp bạn khác giải quyết vấn đề của họ tỉ lệ 56,3%, và cố gắng để theo kịp bạn bè hoặc những người bạn mới tỉ lệ 54,4%, các chiến lược tinh thần như cầu nguyện/suy niệm tỉ lệ 65,8%, các chiến lược chuyển hướng tìm kiếm nghe nhạc tỉ lệ 57,7%, chiến lược thư giãn tỉ lệ 52,5%, và nỗ lực để được gần gũi với quan tâm đến một người nào đó về bạn tỉ lệ 50,5% đã từng sử dụng thường xuyên theo đa số sinh viên. Hầu hết sinh viên cho rằng các chiến lược tránh hút thuốc lá tỉ lệ 93,7% và uống bia hoặc rượu vang tỉ lệ 92,9%, chửi thề tỉ lệ 85,8%, chiến lược nhận được tư vấn chuyên nghiệp tỉ lệ 74,6% và nói chuyện với một giáo viên hoặc nhân viên tư vấn tỉ lệ 67,2% và chiến lược hài hước đùa và giữ một cảm giác hài hước tỉ lệ 51,9% [73].

Một nghiên cứu tại Tehran, hầu hết các sinh viên là nữ tỉ lệ 87,2% độ từ 18 đến 24 tuổi, khoảng 57% sinh viên sống trong ký túc xá trường đại học (đến từ các thành phố khác). Kết quả cho thấy sinh viên gặp khó khăn khi stress thì mới tìm kiếm bạn bè tỉ lệ 76,2% và làm việc với những người họ không biết tỉ lệ 63,4%, làm việc với những người họ không biết và thay đổi mối quan hệ trong hoạt động xã hội thì thường xuyên bị stress hơn so với sinh viên nhóm khác, những khác biệt này là ý nghĩa thống kê. Phổ biến nhất của các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến stress là trách nhiệm mới (tỉ lệ 72,1%, p<0,001), yếu tố bắt đầu học đại học và bắt đầu vào môi trường mới (tỉ lệ 65,8%), và thay đổi trong thói quen ngủ làm tăng stress nhiều hơn đáng kể so với những sinh viên khác.

Ngày đăng: 19/05/2024