Thi hành án treo từ thực tiễn quận 11 thành phố Hồ Chí Minh - 9


KẾT LUẬN

Thực hiện đề tài “Thi hành án treo từ thực tiễn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả đưa ra những nghiên cứu về cơ sở lý luận của thi hành án treo và thực tiễn thi hành công tác này của các cơ quan chức năng và các tổ chức, tập thể, cá nhân có liên quan; đánh giá thực trạng công tác thi hành án treo trong những năm qua trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, nêu ra những bất cập, tồn tại; trên cơ sở đó đưa ra đề xuất, những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và THAHS của Việt Nam.

Hình phạt án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, biểu hiện của việc “trừng trị kết hợp với giáo dục”, thể hiện tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Việt Nam.

Tạo điều kiện cho người được hưởng án treo tự cải tạo, chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình dưới sự giám sát, giáo dục của Chính quyền và đoàn thể thông qua việc chấp hành tốt các quy định pháp luật, chính sách của Nhà nước.

Bên cạnh tính nhân đạo, hình phạt án treo cũng thể hiện tính răn đe giáo dục mà cụ thể là người được hưởng phải chấp hành hình phạt tù khi phạm tội mới và trong thời gian thử thách phải chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Cần tránh để người được hưởng án treo xem việc được hưởng án treo là được tự do như bình thường, điều này sẽ làm mất tác dụng giáo dục và phòng ngừa của hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, để làm được điều này UBND các phường cần phải thực hiện tốt việc quản lý, giám sát, giáo dục và yêu cầu người được hưởng án treo chấp hành tốt các quy định của Luật thi hành án hình sự như sau:


Thực hiện tốt các quy định, chính sách pháp luật, xin phép tạm vắng khi đi khỏi nơi cư trú, hàng quý tự kiểm điểm về việc chấp hành pháp luật…

Theo Luật Thi hành án hình sự quy định rất cụ thể trách nhiệm chính trong việc quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo là trách nhiệm của Ủy ban nhân phường mà cụ thể ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Phường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Qua trình bày trong nội dung luận văn tác giả đã đánh giá được những hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế này và đề ra được những giải pháp, yêu cầu để khắc phục hạn chế nhằm thực hiện tốt công tác thi hành án treo trên địa bàn quận trong thời gian tới.

Để Luật thi hành án hình sự được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ; Chất lượng công tác quản lý, giám sát, giáo dục người bị phạt tù cho hưởng án treo của các Phường được nâng cao, thì các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Phường phải nghiêm túc thực hiện:

Thi hành án treo từ thực tiễn quận 11 thành phố Hồ Chí Minh - 9

Chủ động tổ chức, rà soát lại các đối tượng và hồ sơ của các đối tượng được hưởng án treo trên địa bàn Phường, đồng thời đối chiếu với Cơ quan Thi hành án Quận, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân Quận 11 nếu có thiết sót thì phối hợp cùng Cơ quan Thi hành án hình sự Quận, Tòa án nhân dân Quận 11 bổ sung cho đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật thi hành án hình sự về quản lý, giám sát, giáo dục đối với người được hưởng án treo, phân công người giám sát, giáo dục và yêu cầu người được hưởng án treo cam kết và tự kiểm điểm về việc chấp hành các quy định pháp luật của mình để họ thấy được tính nhân đạo và cũng thấy được tính răn đe, giáo dục của hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo;


Kịp thời chuyển hồ sơ về Cơ quan Thi hành án hình sự Quận để xem xét cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách đối với các trường hợp đã hết thời gian thữ thách để đảm bảo quyền lợi của người được hưởng án treo.

Hiện nay đã có Cơ quan Thi hành án hình sự Quận 11 là cơ quan đầu mối để thực hiện Luật Thi hành án hình sự, cũng đề nghị các đồng chí tăng cường công tác hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ cho Công an các phường về việc thực hiện công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo theo quy định của Luật Thi hành án hình sự từ đó Công an các phường tham mưu tốt hơn cho UBND Phường trong công tác quản lý án treo.

Hiện nay công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của UBND, công an các phường và đã đề ra được những yêu cầu, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của các Phường.

Nội dung luận văn có trích hướng dẫn các quy định, biểu mẫu cụ thể về việc thực hiện công tác quản lý, giám sát giáo dục người được hưởng án treo.

Tôi hy vọng rằng, với những kiến nghị mà tôi đưa ra trong luận văn này sẽ được các nhà làm luật và những cán bộ làm công tác thực tiễn quan tâm trong quá trình xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần làm cho công tác thi hành án treo ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lưu Minh Anh (2019) Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm đồng, Luận văn thạc sĩ ngành luât hình sự và tố tụng hình sự, Học viện Khoa học xã hội.

2. Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (2013) Kỷ yếu Hội thảo khoa học về tổ chức, quản lý công tác thi hành án, Hà Nội;

3. Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương (2013) Báo cáo kết quả tọa đạm về mô hình quản lý công tác thi hành án một số nước trên thế giới, Hà Nội;

4. Ban Chỉ đạo thi hành Bộ luật hình sự (2000) Tài liệu Tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà in Bộ Công an, Hà Nội;

5. Bộ Công an (2011) Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật Thi hành án hình sự, Nxb Lao động, Hà Nội;

6. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012) Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 14/8/2012 hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách của án treo, ban hành 14/8/2012, Hà Nội;

7. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Thông tư liên tịch số 09/2012/TTLT-BCA-BQP- TANDTC-VKSNDTC ngày 16/8/2012 của hướng dẫn việc giám sát, miễn thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại, ban hành ngày 16/8/2012, Hà Nội;

8. Bộ Công an (2014) Quyết định số 3057/QĐ-BCA ngày 12/6/2014

của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về Cơ quan quản lý thi hành


án hình sự và Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, ban hành 12/6/2014, Hà Nội;

9. Chính phủ (1946) Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/2/1946 của quy định về tổ chức của Tòa án quân sự thiết lập tại Bắc, Trung và Nam Bộ, ban hành ngày 14/2/1946, Hà Nội;

10. Chính phủ (2000) Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, ban hành ngày 30/10/2000, Hà Nội;

11. Chính phủ (2000) Nghị định số 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 quy định về việc thi hành hình phạt tù, cho hưởng án treo, ban hành ngày 30/10/2000, Hà Nội;

12. Chính phủ (2009) Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 quy định chi tiết thi hành một số điều về Pháp Lệnh Công an xã, ban hành ngày 07/9/2009, Hà Nội.

13. Chính phủ (2011) Quyết định số 15/QĐ-TTg ngày 05/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai thi hành Luật Thi hành án hình sự, ban hành ngày 05/01/2011, Hà Nội.

14. Chính phủ (2013) Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn, xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình, ban hành ngày 12/11/2013, Hà Nội;

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002) Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, ban hành ngày 02/01/2002, Hà Nội;

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005) Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống


pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 24/5/2005, Hà Nội;

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005) Nghị quyết số 49/NQTW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 05/6/2005, Hà Nội;

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014) Kết luận số 92-KL/TW ngày 13/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 13/3/2014, Hà Nội.

19. Trần Minh Hưởng (2007) Tìm hiểu hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

20. Nguyễn Đình Lộc (2003) Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Hà Nội.

21. Quốc hội (2013) Hiến pháp 2013, Hà Nội;

22. Quốc hội (1999) Bộ luật hình sự, Hà Nội;

23. Quốc hội (2003) Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội;

24. Quốc hội (2006) Luật cư trú, Hà Nội;

25. Quốc hội (2009) Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội;

26. Quốc hội (2010) Luật Thi hành án hình sự, Hà nội;

27. Quốc hội (2019) Luật Thi hành án hình sự, Hà nội;

28. Quốc hội (2013) Luật Hiến Pháp, Hà Nội;

29. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

30. Quốc hội (2015) Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

31. Phạm Đức Trung (2014) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ trên cở sở


nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định, Luận văn Thạc sĩ ngành luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (2001) Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 4/8/2001 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung Bộ luật hình sự 1999, ban hành ngày 4/8/2001, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2013) Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 6/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo, Hà Nội.

34. Tòa án nhân dân tối cao (2013) Nghị quyết số 02/1986/NQ-HĐTP ngày 5/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, Hà Nội.

35. Viện kiểm sát nhân dân Quận 11 (2016) Báo cáo chuyên đề nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giam sát, giáo dục người bị phạt tù cho hưởng án treo, quản chế trên bàn quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí