Trung Tâm Thương Mại Parkson (Parkson Sagontourist Plaza)

2.1.2. Big C Thăng Long

Trung tâm thương mại bán lẻ lớn nhất Việt Nam - Big C Thăng Long - có diện tích 12.000m2 và tổng vốn đầu tư 12 triệu USD mở cửa đón công chúng từ ngày 21/1/2005. Đây là sự kết hợp của hệ thống cửa hàng bán lẻ với gian bán thực phẩm lấy thẳng từ nhà sản xuất nhằm cung cấp hàng hóa chất lượng cao với giá cả hợp lý.

Siêu thị bày bán 4 nhóm hàng hoá chính, gồm thực phẩm tươi sống, hàng có sức tiêu dùng lớn, may mặc và bách hoá. Nhóm thứ nhất đóng góp khoảng 20% doanh thu, với các sản phẩm như thịt, hải sản, rau, đồ sơ chế và đồ ăn nấu sẵn, các sản phẩm sữa, đồ đông lạnh, bánh mỳ và các thực phẩm tươi khác. Các mặt hàng có sức tiêu dùng lớn gồm đồ ăn khô, các loại gia vị, đồ uống, bánh, rượu, hóa chất thực phẩm, đồ ăn cho vật nuôi, mỹ phẩm, đóng góp khoảng 40% doanh thu. Nhóm hàng may mặc chiếm khoảng 15% doanh thu. Phần hàng bách hoá bao gồm điện máy, đồ gia dụng, dụng cụ thể thao, đồ chơi, hàng văn phòng phẩm và các dụng cụ sửa chữa…chiếm khoảng 25% doanh thu siêu thị.

Big C Thăng Long bán các mặt hàng sản xuất trong, ngoài nước và cả hàng mang thương hiệu Big C. Song một điểm đáng chú ý là Big C Thăng Long tập trung vào phân phối các sản phẩm nội địa của Việt Nam - với 90% hàng hóa là hàng “made in Vietnam”. Chiến lược của Big C là “đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống lưu thông phân phối nội địa bằng cách sử dụng sản

phẩm và nhân lực tại chỗ”. Số nhân Việt chiếm tới 99% số lao động trong hệ thống Big C Việt Nam16.

Bên ngoài siêu thị Big C, trên khu đất rộng 7,5 ha, một tổ hợp đa chức năng gồm trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, văn phòng và cả nhà cho thuê của tập đoàn Bourbon sẽ hình thành trong thời gian tới, với mục tiêu


16 Đại gia bán lẻ châu Âu vào thị trường Hà Nội – (http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh- doanh/2005/01/3B9DA506/)

mang đến cho người dân một phong cách mới - 'tất cả trong một' (mua ở đây, ăn ở đây, chơi ở đây...).

Xuất xứ từ Thái Lan, Công ty Supercenter Big C hiện điều hành 40 siêu thị Big C tại Thái Lan và 4 tại Việt Nam, tính cả Big C Thăng Long. "Big" mang ý nghĩa "trung tâm khổng lồ". "C" ở đây là "customers", nghĩa là "khách hàng".

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Công ty Supercenter Big C nằm trong tập đoàn Bourbon, một nhà đầu tư quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và lĩnh vực lưu thông hiện đại. Hiện tập đoàn Bourbon đã có 8 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn gần 280 triệu USD. Đối tác chính của Bourbon trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị, tập đoàn Casino, hiện quản lý 860 siêu thị tại 15 nước trên thế giới. Ngoài Big C, một thương hiệu khác của Bourbon là Jumbo Score, hệ thống 13 đại siêu thị và 27 siêu thị ở các quần đảo Ấn Độ Dương

Big C đang xây dựng hệ thống “xuất nhập khẩu nội bộ tập đoàn”, qua đó cho phép hàng hóa của Big C Việt Nam được xuất khẩu sang các siêu thị Casino và Jumbo Score và ngược lại (với hệ thống này, hàng hoá sản xuất tại Việt Nam có cơ hội được biết đến nhiều hơn ở nước ngoài – do được bán dưới “nhãn” Big C, hơn nữa, Big C Thăng Long cũng có được lợi thế rất lớn về giá cả khi nhập hàng thông qua hệ thống xuất nhập khẩu nội bộ này).

Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 7

Với khoảng 1.500 người lao động đang làm việc trong hệ thống Big C Việt Nam, doanh thu ước tính của tập đoàn tại Việt Nam trong năm 2005 khoảng 800 tỷ đồng.

2.1.3. Trung tâm thương mại Parkson (Parkson Sagontourist Plaza)

Trung tâm thương mại Parkson Saigontourist là trung tâm mua sắm 100% vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn Lion Group – Malaysia.

Khác với Big C hay Metro, Parkson là thương hiệu chuyên về phân phối hàng thời trang, có tiềm lực kinh tế lớn và kinh nghiệm dồi dào về hoạt động

phân phối bán lẻ (Parkson có kinh nghiệm điều hành hệ thống 36 trung tâm thương mại và siêu thị tại Malaysia và hơn 40 trung tâm bán lẻ tại Trung Quốc).

Hướng tới đối tượng khách hàng tiêu dùng hàng thời trang cao cấp, nên cách chọn thương hiệu kinh doanh tại Parkson Saigontourist cũng khác biệt rất lớn so với các trung tâm thương mại khác. Hiện Parkson là nơi đầu tiên đưa các thương hiệu nổi tiếng quốc tế đến Việt Nam như Estee Lauder, Prsche Design, Guerlin, Calvin Klein .... Bên cạnh việc giới thiệu các nhãn hàng thuộc đẳng cấp quốc tế, Parkson còn có một mục tiêu là tôn vinh hàng Việt Nam chất lượng cao để hướng đến xuất khẩu, vì thế, Parkson chỉ chọn những mặt hàng thời trang sản xuất tại Việt Nam phù hợp với tôn chỉ của mình. Hiện có những nhãn hiệu Việt Nam được ưa chuộng như WOW, Nguyen Jenny và Donga Silk… đang có mặt tại Parkson. Parkson không chỉ quan tâm đến khâu bán lẻ, mà còn chú ý đến “đầu vào” - tức khâu sản xuất và thiết kế, bằng cách tạo điều kiện cho các nhà thiết kế Việt Nam có cơ hội phát triển tài năng.

Cũng vì khách hàng mục tiêu là những người tiêu dùng thời trang cao cấp, nên Parkson đã đầu tư khoảng 300.000 USD cho khâu thiết kế nội thất và cho các dịch vụ chăm sóc khách hàng, để khách hàng tới đây cảm nhận được “đẳng cấp” của một trung tâm thương mại cao cấp. Parkson chính là trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hỗ trợ gửi và lấy xe 4 bánh cho khách hàng mua sắm. Khách hàng chỉ cần giao chìa khoá và nhận thẻ xe từ nhân viên gửi xe Parkson, các nhân viên này sẽ lái xe đến bãi đậu xe và giao xe tận nơi sau khi khách hàng mua sắm xong. Dịch vụ này còn miễn phí cho khách hàng mua sắm với hoá đơn giá trị lớn. Ngoài ra, Parkson còn phát hành thẻ ưu đãi “Priviledge”, theo đó chủ thẻ sẽ được hưởng chiết khấu từ 3-25% giá trị mua sắm tại các quầy hàng trong Parkson và được giảm giá khi dùng một số dịch vụ làm đẹp, giải trí, du lịch... nơi mà Parkson đã kí hợp đồng thoả thuận.

Khởi đầu bằng Parkson Saigontourist, Lion Group dự định sẽ mở thêm 9 trung tâm thương mại nữa ở Việt Nam, và điểm đến tiếp theo, sau thành phố Hồ Chí Minh, sẽ là Hà Nội. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm khởi đầu cho những dự án đầu tư của Lion Group vào các lĩnh vực khác.

Nhận xét: Trên thực tế, việc thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam của các đại gia đã bắt đầu từ hơn 10 năm nay dưới các mô hình khác nhau. Trong đó có mô hình tồn tại và thành công, có mô hình đã chết ngay từ giai đoạn nghiên cứu luận chứng khả thi và xin giấy phép đầu tư, cũng có mô hình chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn. Có hai nguyên nhân chính dẫn tới việc nhiều mô hình bán lẻ hiện đại chưa phát triển được: thứ nhất là thị trường chưa sẵn sàng, đối tượng tiêu dùng cho mô hình bán lẻ hiện đại chưa đủ lớn, thứ hai là chính sách hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ của nước ta. Nhưng kết lại, tất cả các mô hình nói trên đều là những bài học quý giá cho nhà nước trong việc đề ra những chính sách, giải pháp phát triển thị trường bán lẻ, cũng như cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn tham gia thị trường này.

2.2. Hệ thống phân phối bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam

Để hiểu rõ hơn về hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nhà phân phối bán lẻ lớn, điển hình trong nước. Đó là chuỗi siêu thị Coop Mart, Tổng công ty thương mại Sài Gòn, trung tâm thương mại Vincom, hệ thống phân phối sản phẩm của công ty Sony Việt Nam, và chuỗi cửa hàng bán lẻ G7 Mart.

2.2.1. Hệ thống siêu thị Coop Mart

Hệ thống siêu thị Coop Mart thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Co-op) là một trong những hệ thống phân phối bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1989, thời điểm nền kinh tế đất nước chuyển đổi theo cơ chế kinh tế thị

trường. Với số vốn 100 triệu đồng ít ỏi tích cóp từ các thành viên, Sài Gòn Co-op đã tranh thủ chính sách mở để mở rộng tầm tiếp cận thị trường và tìm cơ hội phát triển với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Đến năm 1996, Saigon Co-op đạt kim ngạch xuất khẩu 51 triệu USD, thiết lập được quan hệ kinh doanh, hợp tác với hàng trăm đối tác trong và ngoài nước, xúc tiến liên doanh với một số công ty nước ngoài, tập đoàn quốc tế lớn. Cũng nhờ đó, Saigon Co-op tiếp cận được cách thức quản lý, kinh doanh của các công ty nước ngoài, học được ở các tổ chức hợp tác xã hàng đầu tại các nước Thụy Điển, Singapore, Malaysia, Nhật Bản... kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh siêu thị, tiếp nhận nhanh với phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại. Lãnh đạo Saigon Co-op quyết định chọn kinh doanh bán lẻ làm khâu đột phá.

Tại thành phố Hồ Chí Minh khi đó siêu thị còn ít, bán chủ yếu các mặt hàng ngoại nhập cao cấp dành cho người có thu nhập cao. Saigon Co-op quyết định chuyển hướng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống bán lẻ mạnh dưới hình thức siêu thị tự chọn, phục vụ đối tượng mua sắm là số đông người dân có mức thu nhập trung bình. Vì vậy, Co-op Mart Cống Quỳnh, siêu thị đầu tiên của Saigon Co-op ra đời năm 1996 với đa dạng các mặt hàng nội địa, chất lượng ổn định, giá bình dân trong một môi trường thương mại thân thiện... Co-op Mart đã góp phần xóa bỏ suy nghĩ siêu thị là nơi dành cho người khá giả.

Theo đà phát triển, hệ thống Co-op Mart nhanh chóng gia tăng số lượng và đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001: 2000, được Liên đoàn Hợp tác xã Quốc tế (ICA) đánh giá là Hợp tác xã kiểu mới hoạt động tốt nhất châu Á.

Với 13 siêu thị (11 siêu thị ở Thành phố Hồ Chí Minh và 2 siêu thị ở Cần Thơ, Quy Nhơn), năm 2004, hệ thống này chiếm hơn 50% thị phần bán lẻ tại các siêu thị thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng doanh thu đạt hơn 30%/năm.

Ngoài ra, đến nay, Co-op Mart xây dựng mạng lưới phân phối toàn quốc với gần 50 nhà phân phối, hơn 160 nhà bán buôn, hơn 10.000 cửa hàng và điểm bán lẻ... Để có hàng hóa đảm bảo chất lượng, Saigon Co-op liên hệ với các nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa, nắm thông tin từ nhiều nguồn, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi lựa chọn đưa vào kinh doanh đồng thời ưu tiên các nhà cung cấp có uy tín, các thương hiệu mạnh, sản phẩm đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao... Co-op Mart tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, tổ chức khuyến mãi tại siêu thị.

Triển khai mạnh các chương trình “Khách hàng thân thiết” và “Thành viên cá thể” với việc phát hành các thẻ thành viên, mỗi tháng được mua một số lượng hàng hoá có giảm giá 5-20%, Co-op Mart đã có trên 200.000 khách hàng thân thiết có doanh số mua hàng trên 16 triệu đồng/năm và 50.000 khách hàng thân thiết có doanh số mua hàng 6 triệu đồng/năm.

Co-op Mart cũng đã đầu tư 1,5 triệu USD cho mạng lưới thanh toán hiện đại.

Thương hiệu Co-op Mart đã khẳng định được vị thế không những ở thị trường Việt Nam mà còn cả trên thị trường khu vực. Theo kết quả nghiên cứu thị trường năm 2003 của Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới ACNeilsen thì Co-op Mart hiện có chỉ số giá trị thương hiệu (Store Equity Index) cao nhất (2,9) so với các nhà bán lẻ đang có mặt tại Việt Nam (Maximark: 1,8 và Metro Việt Nam: 1,2), đứng hàng thứ 7 so với các thương

hiệu bán lẻ hàng đầu tại 14 nước khu vực châu Á mà ACNeilsen đã nghiên cứu17. (Nguồn: ).

Trong 10 năm tới, Co-op Mart sẽ có kế hoạch phát triển lên 60 siêu thị, xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi và đại siêu thị qui mô trên 10.000m2 diện tích bán hàng, đầu tư các Tổng kho gắn với các hoạt động

17 Bộ Thương mại, Kyếu hi tho quc tế Chính sách phát trin các mô hình phân phi hàng hoá hin đại. -

logistics ở miền Tây, miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư đúng mức cho hệ thống điện toán để đáp ứng nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo tập trung và mở rộng mạng lưới của hệ thống Co-op Mart một cách có hiệu quả. Hoàn chỉnh mạng lưới thanh toán hiện đại, đầu tư vào các nhà máy công nghiệp và các hộ nông dân để sản xuất sản phẩm mang thương hiệu Co-op Mart.

2.2.2. Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA)

Tổng công ty thương mại Sài Gòn (SATRA) là một trong những công ty thuộc sở hữu nhà nước có hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực phân phối nói chung và trong bán lẻ nói riêng.

Tổng công ty thương mại Sài Gòn hiện nay là Tổng Công ty 90 được Chính phủ xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động đa ngành, đa chức năng và từng bước đa sở hữu. Từ 9/2005, Tổng công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ nội địa của Tổng công ty đạt trên 10.000 tỷ đồng/năm.

Mạng lưới phân phối của SATRA bao gồm hệ thống bán buôn và bán lẻ trải rộng khắp cả nước với những trung tâm, siêu thị lớn như Thương xá Tax, Siêu thị Sài Gòn, TTTM Đồng Khánh, TTTM Gia Định…và nhiều cửa hàng, siêu thị chuyên doanh của các doanh nghiệp thành viên như Vissan, Cầu Tre, Công ty kinh doanh thuỷ hải sản, Agrex Sài Gòn…

Doanh thu kinh doanh nội địa của SATRA so với tổng mức bán lẻ khu vực nhà nước hàng năm chiếm từ 13 – 15%.

SATRA có thế mạnh về một số mặt hàng chế biến từ gia súc, thuỷ sản, nông sản, rau quả, hàng thực phẩm công nghệ, may mặc, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ… Trong đó nhiều công ty thành viên chủ lực như: công ty Vissan mỗi năm doanh thu trên 1.400 tỷ đồng, bán ra trên 40.000 tấn thịt các loại, 8.400 tấn thực phẩm chế biến; công ty Công nghệ thực phẩm đóng vai trò là nhà phân phối lớn với sản lượng 140.000 tấn đường/năm và tổng doanh thu trên 10.000 tỷ đồng/năm…

Vì hoạt động bao gồm cả bán buôn và bán lẻ, một số mặt hàng có thể chi phối hoặc góp phần bình ổn giá cả thị trường như: thịt và các sản phẩm chế biến từ gia súc, thực phẩm chế biến, đường…nên SATRA đã lựa chọn các mặt hàng này làm mô hình thí điểm tổ chức kênh phân phối và sẽ đẩy mạnh phát triển các mặt hàng khác khi có điều kiện thích hợp.

Quan điểm phát triển của SATRA là: “Kết hợp phương thức và mô hình kinh doanh truyền thống với phương thức và mô hình kinh doanh hiện đại với những bước đi vững chắc và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường”. Định hướng lớn của SATRA là: Xây dựng các trung tâm thương mại và siêu thị hiện đại; Hình thành các chuỗi cửa hàng mini-mart SATRA, hình thành hệ thống chuỗi các công ty con để xây dựng hệ thống phân phối của SATRA, xây dựng trung tâm phân phối của SATRA tại thành phố và các tỉnh…

2.2.3. Trung tâm thương mại Vincom

Tòa tháp đôi 21 tầng Vincom City Towers (VCT) mở cửa đón khách tham quan, mua sắm và làm việc từ ngày 23/11/2004.

Vincom được xây dựng với mục đích trở thành một trung tâm thương mại kiêm trung tâm giải trí và văn phòng cho thuê hiện đại nhất Thủ đô Hà Nội, nơi mọi người có thể đến mua sắm, giải trí. Nó cũng nhắm vào nhu cầu thuê văn phòng đang rất nóng tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn nói chung.

Với số vốn đầu tư lên tới gần 600 tỷ đồng, Vincom City Towers là một công trình có nét kiến trúc hiện đại, sang trọng và khá ấn tượng.

Vincom City Towers Công ty cổ phần Thương mại tổng hợp Việt Nam (Vincom) làm chủ đầu tư, được xây dựng trên 7.000m2 đất tại 191 Bà Triệu - một trong những vị trí kinh doanh đẹp nhất Thủ đô với bốn mặt tiền (Bà Triệu, Thái Phiên, Bùi Thị Xuân và Đoàn Trần Nghiệp).

VCT có tổng diện tích lên tới 75.000m2 được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có 6 tầng (từ tầng 1 đến tầng 6 của hai tòa tháp) dành cho Trung tâm Thương mại quốc tế làm siêu thị, nhà hàng, quán bar, cà phê, trung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022