Mô Hình Hệ Thống Tổ Chức Lưu Thông Hàng Hoá Của Metro C&c15

- Có sự cạnh tranh nội bộ, giữa các công ty thành viên với nhau. Đây là một nhược điểm lớn của hệ thống phân phối này. Ở các nước, chỉ có cạnh tranh giữa hãng với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường liên quan, không có cạnh tranh, chiếm thị phần lẫn nhau ngay trong nội bộ một hệ thống phân phối.

- Các nhà phân phối lớn có mạng lưới kinh doanh rộng (Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội…) nhưng do không tổ chức và điều hành kênh phân phối thống nhất chung trong toàn doanh nghiệp mà để các công ty thành viên, thậm chí các xí nghiệp, cửa hàng trực thuộc của công ty thành viên tự phát tham gia vào các kênh phân phối khác nhau do các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu tổ chức nên không tạo ra được sức mạnh chung của hệ thống trong việc nghiên cứu thị trường, tập trung đơn đặt hàng…dẫn đến không có tiếng nói quan trọng đối với các nhà sản xuất và nhập khẩu.

- Chưa xuất hiện các doanh nghiệp Việt Nam làm chức năng bán buôn với quy mô lớn, có khả năng nghiên cứu thị trường, trên cơ sở đơn đặt hàng của các nhà bán lẻ mà đặt hàng với nhà sản xuất và nhà nhập khẩu, tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá rộng khắp thông qua thiết lập chuỗi hoặc nhượng quyền thương mại….do vậy chưa tạo được ảnh hưởng đối với nhà sản xuất, theo đó góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất. Mô hình Metro Cash&Carry xuất hiện và tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm gần đây đã minh chứng được sự phát triển tất yếu theo hướng chuyên nghiệp hoá của dịch vụ phân phối nói chung và dịch vụ bán buôn nói riêng. Dù chưa thiết lập được đủ 8 trung tâm bán buôn theo giấy phép đầu tư, nhưng đến nay hầu hết các nhà sản xuất, nhập khẩu đều mong muốn trở thành nhà cung cấp của Metro.

Những tồn tại, yếu kém nêu trên đã dẫn đến hệ quả là: Thị trường trong nước dễ bị rối loạn mỗi khi thị trường thế giới có biến động; nguồn gốc, chất

lượng, giá cả của hàng hoá lưu thông trên thị trường thiếu minh bạch, chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, văn minh thương mại còn ở trình độ thấp, doanh nghiệp thương mại hoạt động thiếu tính chuyên nghiêp, sức cạnh tranh yếu. Thương mại trong nước chưa làm tốt vai trò định hướng, thúc đẩy và quyết định đến sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.

1.3. Nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại

1.3.1. Nguyên nhân chủ yếu của thành tựu

Công cuộc đổi mới được bắt đầu sớm nhất và sâu sắc nhất trong lĩnh vực thương mại nội địa. Trong đó, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của khu vực ngoài quốc doanh là động lực quan trọng nhất thúc đẩy thương mại nội địa khởi sắc và phát triển.

Sản xuất tăng trưởng, hàng hoá dồi dào, thu nhập và sức mua của nhân dân được nâng lên đã tạo cơ sở kinh tế thuận lợi cho thương mại nội địa.

Hệ thống chính sách liên quan đến thương mại nội địa ngày càng đồng bộ, hoàn chỉnh, tạo môi trường pháp lý rõ ràng và minh bạch hơn, góp phần giải phóng sức dân, kích thích đầu tư của doanh nghiệp, khởi động các nguồn lực cho sự phát triển sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quan điểm về xã hội hoá đầu tư, nhất là trong xây dựng và khai thác chợ theo hướng kinh doanh được Nghị định 02/2003/NĐ-CP xác lập là sự đổi mới về tư duy quản lý đã thu hút được các nguồn lực trong xã hội vào việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các loại hình chợ (đặc biệt là các chợ đầu mối cấp vùng, cấp tỉnh). Sau khi ban hành Nghị định 02/2003/NĐ-CP năm 2003, cả nước đã xây mới 813 chợ các loại, bằng gần 10% tổng số chợ được xây dựng từ trước đến nay với nguồn vốn trung ương hỗ trợ rất nhỏ (chỉ 240 tỷ đồng cho một số chợ đầu mối lớn), một phần ngân sách địa phương còn chủ yếu là vốn của người kinh doanh trong đóng góp và vốn của tư nhân. Đã xuất hiện một số chơ do tư nhân tự đầu tư lên đến hàng chục tỷ đồng và hoạt động có hiệu quả.

Quản lý nhà nước về thương mại nội địa có bước đổi mới từ trung ương đến địa phương về cả nhận thức, nội dung lẫn phương pháp và công cụ quản lý. Đã chuyển hẳn sang việc xã hội, hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, luật pháp; xây dựng và từng bước hoàn chỉnh cơ chế điều tiết cung – cầu, giá cả thị trường các mặt hàng trọng yếu, từng bước chú trọng nghiên cứu, tham mưu đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy, mở rộng thị trường, phát triển hoạt động thương mại trong nước phù hợp với điều kiện kinh tế trong và ngoài nước ở từng giai đoạn.

Một số giải pháp phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 6

1.3.2. Nguyên nhân chủ yếu của tồn tại

Quan điểm nhận thức chung về vị trí, vai trò của hoạt động thương mại nội địa với nền kinh tế chưa rõ ràng và chính xác. Tư tưởng cho rằng, thương mại là khâu trung gian, không tạo ra sản phẩm hàng hoá và do đó không được khuyến khích ưu đãi đã kìm hãm sự phát triển rất cần thiết và rất quan trọng của thương mại nội địa. Cũng chính vì vậy, thời gian qua thương mại nội địa chưa thực sự trở thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu dùng, chưa thực sự thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng.

Hoạt động thương mại nội địa tuy đã phát triển nhưng còn mang nặng tính tự phát. Các kênh phân phối, các hệ thống phân phối cũng theo cách đó mà tự hình thành là chủ yếu.

Từ nhận thức trên nên Nhà nước ít quan tâm đầu tư và cũng chưa có chính sách đầu tư phát triển thương mại nội địa, chưa quan tâm động viên, khuyến khích và huy động các nguồn lực của cả xã hội tham gia đầu tư phát triển thương mại nội địa. Chỉ mới vài năm gần đây, lần đầu tiên, trong lưu thông hàng hoá và thương mại nội địa có một số chính sách hỗ trợ phát triển chợ; còn lại, toàn bộ kết cấu hạ tầng thương mại nói chung không được hưởng bất kỳ sự ưu đãi nào, ngay cả trong vịêc quy hoạch bố trí diện tích, địa điểm để đầu tư xây dựng các “cứ điểm” kinh doanh trên thương trường. Về đóng góp GDP của 2 ngành thương mại nội địa và công nghiệp chế biến là tương

đương nhau, về thu hút lao động ngành thương mại nội địa còn cao hơn nhiều so với công nghiệp chế biến. Nhưng vốn đầu tư trung bình hàng năm cho ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn 2001 – 2005 chiếm tỷ trọng 19 – 22% tổng đầu tư toàn xã hội, trong khi đó vốn cho ngành thương mại nội địa cùng giai đoạn cũng chỉ chiếm 5 – 6%.

Xét về cơ cấu đầu tư theo thành phần trong từng ngành thì, trong ngành công nghiệp chế biến, đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước (bao gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước và đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) chiếm tỷ trọng trên 30% tổng nguồn vốn, thì tỷ trọng này trong thương mại nội địa chỉ khoảng 18% (của 5-6% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội cho ngành thương mại). Dù không được khuyến khích, không có ưu đãi nhưng nguồn vốn của tư nhân đầu tư vào thương mại nội địa cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng gần 80%; phần còn lại là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.‌

Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại chưa đáp ứng và giải quyết tốt yêu cầu đặt ra trong quá trình phát triển. Đó là các vấn đề về tổ chức và quản lý một số mặt hàng quan trọng và mặt hàng đặc thù, sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô để điều tiết quá trình lưu thông hàng hoá trong nước gắn với mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại, kiểm soát chất lượng hàng hoá, bảo vệ người tiêu dùng, chống buôn lậu, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại…

2. Một số doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam

2.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Ta sẽ xem xét hệ thống phân phối, bán lẻ của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Metro, Big C, Parkson.

2.1.1. Metro Cash & Carry Việt Nam

Nói đến Metro Cash & Carry, người ta nghĩ ngay đến một doanh nghiệp bán buôn, chuyên phục vụ các khách sạn, nhà hàng, siêu thị bán lẻ và các nhà bán lẻ. Tuy nhiên, với cách tổ chức khách hàng đặc thù, lại được thay

đổi để thích nghi tốt hơn với điều kiện thị trường Việt Nam, nên hiện nay, Metro đã thu hút được một lượng rất lớn người tiêu dùng trực tiếp (bán l). Nói cách khác, Metro Cash & Carry Việt Nam là một mô hình bán buôn kiêm bán lẻ, và từ khi ra đời, dù mới chỉ thành lập 6/8 trung tâm Metro (theo giấy phép kinh doanh) nhưng thực sự nó đã “khuynh đảo” thị trường bán lẻ Việt Nam.

Tập đoàn Metro và Metro Cash & Carry

Metro là một tập đoàn chuyên bán buôn và bán lẻ đa ngành có trụ sở đặt tại Đức. Metro chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường nội địa, là tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai tại châu Âu (sau Carrefour của Pháp) và lớn thứ tư thế giới13.

Khái niệm “Cash & Carry” (“Trngay & TChuyên Ch”) có nghĩa là những khách hàng mua buôn tự lấy hàng trong kho hàng theo thể thức “không rườm rà”, trả tiền ngay và tự chuyên chở hàng hóa đi.

Metro Cash & Carry là công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực bán buôn phục vụ khách hàng với hơn 554 trung tâm đang kinh doanh thành công tại 28 quốc gia. Metro Cash & Carry cũng thuộc nhóm các công ty dẫn đầu thế giới trong kinh doanh bán sỉ TrNgay và TChuyên Chở. Doanh số của Metro Cash & Carry – tính đến hết năm 2005, là 55,7 tỷ euro. Và số nhân viên làm việc cho Metro Cash & Carry trên toàn thế giới lên tới 250.000 người14.

Metro Cash & Carry Việt Nam

Metro Cash & Carry Việt Nam - một chi nhánh của công ty Metro Cash & Carry – là công ty 100% vốn nước ngoài (Đức), được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép ngày 14/3/2001. Theo đó, công ty được phép đầu tư vốn 120 triệu USD để xây dựng 8 trung tâm Metro Cash & Carry.

Hiện nay ở Việt Nam có 6 siêu thị Metro, 2 tại TP. HCM (trung tâm thứ nhất đặt tại quận 6, mở cửa ngày 28/3/2001; trung tâm thứ hai tại quận hai


13 Top 25 Retailers Worldwide – (http://retailindustry.about.com)

14 http://www.metro-cc.com/servlet/PB/menu/1014962_l2/index.html

đi vào hoạt động từ ngày 5/12/2002), 2 tại Hà Nội (trung tâm thứ nhất đặt tại quận Cầu Giấy mở cửa ngày 31/7/2003; trung tâm thứ hai đặt tại quận Hoàng Mai khai trương ngày 7/6/2005), 1 tại Đà Nẵng (13/15/2005), 1 tại Cần Thơ, 1 tại Hải Phòng. Và dự định mở thêm hai trung tâm nữa trong năm nay, một ở phía nam Hà Nội và một ở Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại đây, khách hàng có thể mua ti mt nơi duy nht đầy đủ chủng loại hàng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống và phi thực phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh và tiêu dùng. Metro cung cấp nhiều chủng loại hàng hoá, trong đó có khoảng 90% hàng hoá được sản xuất trong nước, được đóng gói phù hợp với yêu cầu kinh doanh của khách hàng. Hỗ trợ và cung cấp hàng hoá cho Metro có 1000 nhà sản xuất và khoảng 15.000 hộ nông dân. Tại Metro, các mặt hàng nhập từ nước ngoài đều ghi rõ xuất xứ hàng hoá và đơn vị nhập khẩu, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được Trung tâm phối hợp với Sở Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ngay từ đầu thông qua quy trình công nghệ sạch theo tiêu chuẩn của nhà nước.

Metro cấp thẻ hội viên cho các khách hàng đủ điều kiện, và chỉ có các khách hàng có thẻ hội viên mới có thể vào mua hàng tại trung tâm. Các lợi ích mà khách hàng nhận được khi đến với Metro:

- Chủng loại hàng hoá đa dạng: Metro cung cấp từ 10.000-15.000 mặt hàng các loại bao gồm nhiều chủng loại phong phú, đa dạng. Nhờ hệ thống quản lý hiện đại của Metro, hàng hoá luôn sẵn sàng thoả mãn nhu cầu theo số lượng, giúp các nhà bán lẻ giảm tối đa lượng hàng lưu kho và tận dụng tối đa nguồn vốn.

- Giá rẻ: nhờ có sức mua lớn và chi phí thấp nên Metro đảm bảo cung

ứng hàng chất lượng cao với giá rẻ nhất cho khách hàng.

- Tự phục vụ: khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn hàng hoá theo nhu cầu vào bất cứ lúc nào.

- Dịch vụ hậu mãi: bộ phận dịch vụ khách hàng hỗ trợ một cách hữu hiệu mọi vấn đề liên quan đến bảo hành sản phẩm.

- Thông tin trực tiếp tới khách hàng: bản tin Metro được gửi đến từng khách hàng 2 tuần/lần để kịp thời cập nhật thông tin về hàng hoá, dịch vụ và chương trình giảm giá, khuyến mại đang có.

- Giờ mở cửa thuận tiện: từ 6 - 21 giờ trong suốt 364 ngày của năm.

- Hoá đơn rõ ràng: thông tin về việc mua hàng như loại hàng, đơn giá, số lượng, trọng lượng, thuế…được liệt kê chi tiết trên hoá đơn, giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra hàng hoá và lưu trữ chứng từ.

- Bãi đậu xe miễn phí: bãi đậu xe rộng rãi thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng lên xuống xe tải, xe hơi và xe gắn máy.

Xe đẩy mua hàng chuyên dụng: xe đẩy mua hàng với nhiều kích cỡ đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Một điểm đáng chú ý: hệ thống tổ chức lưu thông hàng hoá của công ty rất ngắn, hàng phi thực phẩm có thể đưa thẳng từ nhà sản xuất đến các trung tâm bán hàng của Công ty, hầu hết hàng thực phẩm chỉ qua một khâu là các kho trung chuyển để được cung ứng đến các trung tâm bán hàng của Công ty ở các thành phố trên cả nước (bảng 9). Vì vậy, chi phí lưu thông rất thấp, hàng hoá được bán với giá rẻ, thậm chí rẻ hơn so với giá bán buôn của các nhà sản xuất cho các công ty khác.

Các NSX,

chế biến hàng thực phẩm

T.Tâm Mua hàng (th. phẩm và phi thực phẩm)

NSX hàng phi thực phẩm

Bảng 9: Mô hình hệ thống tổ chức lưu thông hàng hoá của Metro C&C15


Công ty TNHH

Metro Cash & Carry

Các kho

trung chuyển (HN, Đà

Lạt, Tp. HCM)

Các T.Tâm bán hàng ở các thành phố (HN, HCM, HP, ĐN…)

Bộ phận hỗ trợ (phòng cung ứng, P.Vi tính, P.Kế toán, P.Mkting)

Thực tế ở Việt Nam, khách hàng của các các trung tâm Metro hiện tại đa phần là người tiêu dùng chứ không phải nhà bán buôn, hàng hoá mua về để sử dụng chứ không phải để bán lại. Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, chỉ cần có một địa điểm tương đối thuận lợi thì Metro sẽ dễ dàng "bóp chết" các siêu thị và những cửa hàng bán lẻ mở ra quanh nó, bởi giá cả thấp hơn, mặt hàng và dịch vụ vượt trội.

Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái là làm cho liên kết của Metro với các khách hàng mua buôn kém bền vững, bởi giá bán buôn của Metro được cho là thấp hơn 10-15% so với ở các siêu thị, và tương đương với giá tại các chợ đầu mối, nhưng trên thực tế giá của nhiều mặt hàng tuy thấp hơn giá bán lẻ bên ngoài, nhưng lại cao hơn giá bán buôn. Do đó, nhiều khách hàng mua buôn, đặc biệt là các hộ kinh doanh bán lẻ vẫn chọn chợ đầu mối, đại lý làm nơi cung ứng hàng hoá chủ yếu.


15 Bộ Thương mại (2005), Đánh giá thc trng tchc phân phi hàng hoá Vit Nam hin nay,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022