Doanh Nghiệp Lữ Hành Quốc Tế Chia Theo Loại Hình Kinh Doanh


Bảng 2.6: Doanh nghiệp lữ hành quốc tế chia theo loại hình kinh doanh

Đơn vị tính: Doanh nghiệp.



T ng số

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp

Nhà nước

Công Ty

C phần

Công ty

Liên doanh

Công Ty

TNHH

2006

16

4

2

1

9

2009

30

3

6

2

19

2012

40

1

10

2

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Ng n: V n ( ng D L )

Đội ngũ hướng dẫn viên được cấp thẻ quốc tế

Hệ thống của các đơn vị lữ hành đóng góp phần quan trọng trong hoạt động dịch vụ du lịch. Tuy lực lượng hướng dẫn viên còn thiếu và yếu so với các thành phố khác trên cả nước như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, với 675 hướng dẫn viên quốc tế chính thức được cấp thẻ, trong đó 322 tiếng Anh, 101 tiếng Trung Quốc, 84 tiếng Pháp, 27 tiếng Nhật, 71 tiếng Đức, 45 tiếng Nga, 15 tiếng Tay Ban Nha, 9 tiếng Thái và 1 tiếng Hàn Quốc. Qua con số khá ấn tượng về đội ngũ hướng dẫn của thành phố, một ngày không xa du lịch Đà Nẵng có đủ khả năng đón những đoàn khách lớn đến từ các quốc gia trên thế giới.

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của thành phố trong những năm qua đã và đang được quan tâm mạnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch như: chất lượng đào tạo của các cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; đa số người học vẫn thích học đại học các ngành quản trị kinh doanh du lịch hoặc các nghề lễ tân, hướng dẫn trong khi đó nhân lực các nghề chế biến món ăn, phục vụ buồng, bàn thì chưa được người học ưa chuộng dù nhu cầu của thị trường cũng khá lớn.

2.3.6 Cơ sở hạ tầng Đường bộ

Thành phố Đà Nẵng kết nối với các địa phương trong nước thông qua hai

đường quốc lộ: Quốc lộ 1A, nối Đà Nẵng với các tỉnh ở hai đầu Bắc, Nam và Quốc


lộ 14B nối Đà Nẵng với các tỉnh miền Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Việt Nam. Việc đưa vào sử dụng hầm đường bộ Hải Vân khiến cho thời gian lưu thông được rút ngắn và giảm tại nạn giao thông trên đèo Hải Vân.

Đà Nẵng cũng đã có những bước tiến trong giao thông nội thị. Hạ tầng giao thông nội ô được xây dựng khá hoàn chỉnh với mạng lưới giao thông tiếp nối với các đường vành đai của thành phố khiến cho Đà Nẵng là một trong ít đô thị ở Việt Nam ít khi phải đối mặt với tình trạng tắc đường. Nhiều con đường cũ đã được mở rộng và kéo dài. Đường Hoàng Sa - Trường Sa chạy dọc bờ biển theo hướng nam nối Đà Nẵng với Hội An được mệnh danh là "con đường 5 sao" của Đà Nẵng vì là nơi tập trung hàng loạt khu nghỉ dưỡng cao cấp 4 sao và 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều cây cầu đã và đang xây dựng bắc qua Sông Hàn như cầu Thuận Phước, cầu sông Hàn, cầu Nguyễn Văn Trỗi, cầu Trần Thị Lý, Cầu Rồng,...không chỉ tạo nên những cảnh quan đẹp phục vụ du khách tham quan thành phố mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết giao thông.

Đường sắt

Ga Đà Nẵng nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga lớn và tốt nhất miền Trung và cũng là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc – Nam. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua thành phố có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Hàng tuần có khoảng 30 chuyến tàu hỏa từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Từ ga Đà Nẵng, hành khách có thể mua vé đến tất cả các ga trong cả nước.

Ngoài các chuyến tàu Bắc - Nam, ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa các tỉnh, thành Đà Nẵng - Huế, Đà Nẵng - Quảng Bình, ĐN - Vinh, Đà Nẵng - Quy Nhơn, Đà Nẵng - TP.HCM. Cùng với tầm vóc phát triển của thành phố lớn nhất miền Trung, nhà ga Đà Nẵng hiện nay khá khang trang, sạch đẹp; có phòng đợi lên tàu với sức chứa khoảng 200 người được trang bị đầy đủ tiện nghi cùng nhiều dịch vụ phục vụ hành khách như: nhà hàng ăn uống, điện thoại công cộng, quầy bán sách báo, khu vực vệ sinh ... đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hành khách trong và ngoài nước khi đến ga Đà Nẵng. Ngoài


ra, vấn đề an ninh trật tự, an toàn của hành khách cũng là một yếu tố quan trọng luôn được ga Đà Nẵng đặt lên hàng đầu. Taxi nhà ga được bố trí đầy đủ nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách và được kiểm soát chặt chẽ để không diễn ra nạn chèo kéo, tranh giành khách, góp phần tạo dựng ấn tượng đẹp về thành phố trong lòng du khách thập phương ngay khi đặt chân đến Đà Nẵng.

Đường thủy

Ngày nay cảng biển Đà Nẵng được xếp vào hạng cảng biển loại I cấp quốc gia. Cảng Đà Nẵng bao gồm hai khu cảng chính là Xí nghiệp Cảng Tiên sa và Xí nghiệp Cảng Sông Hàn, với 1.493m cầu bến, thiết bị xếp dỡ và các kho bãi hiện đại phục vụ cho năng lực khai thác của cảng đạt 6 triệu tấn/năm. Cảng Tiên Sa là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu lớn nhất là 12m nước, chiều dài cầu bến là 965 mét, bao gồm 2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên dụng khai thác container. Cảng Tiên Sa được coi là một trong số ít các cảng tại Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng để phát triển thành một cảng biển lớn. mùa tàu biển 2013- 2014, Đà Nẵng đã đón số chuyến tàu kỷ lục từ trước đến nay với hơn 100 chuyến tàu cập cảng Tiên Sa, trong đó có nhiều chuyến tàu qua đêm tại cảng, đưa khoảng

140.000 lượt khách đến tham quan và mua sắm tại thành phố.

Cảng Sông Hàn nằm ở hạ lưu Sông Hàn trong lòng Thành phố Đà Nẵng, chiều dài cầu bến là 528 mét, thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa nội địa.

Đường hàng không

Sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ngay giữa lòng thành phố, là một trong 3 sân bay lớn nhất cả nước, sau sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay Nội Bài (Hà Nội); với tổng diện tích khu vực là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Sân bay Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1940, hiện có 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; được trang bị hiện đại, có khả năng cho hạ, cất cánh các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320 trong mọi điều kiện thời tiết.

Theo đánh giá của tổ chức hàng không quốc tế (ICAO), sân bay Đà Nẵng là sân bay dự bị của đường bay quá cảnh từ Châu Âu qua Châu Á - Thái Bình Dương


và là một sân bay ở trung độ Châu Á nằm sát bờ biển với tầm bay lý tưởng.

Hiện nay có trên 30 hãng hàng không của hơn 20 nước có máy bay bay qua vùng trời Đà Nẵng, trong đó có nhiều hãng hàng không quốc tế có máy bay hạ, cất cánh từ Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Qui Nhơn, Nha Trang, Pleiku... Cũng từ Đà Nẵng, khách có thể bay đi Bangkok (Thái Lan), Hongkong (Trung Quốc), Vientiane (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia), Đài Bắc (Đài Loan)...

2.3.7 Cơ sở vật chất – dịch vụ phục vụ du lịch Cơ sở lưu trú

Biểu đồ 2 4 Cơ sở lưu trú và khách sạn đạt chuẩn từ 1 5 sao trên địa bàn 7

Biểu đồ 2.4: Cơ sở lưu trú và khách sạn đạt chuẩn từ 1-5 sao trên địa bàn ĐN

Ng n: Bộ ăn , D , ng D

Dịch vụ lưu trú tên thành phố Đà nẵng đã có những thay đổi lớn về số lượng phòng lưu trú, nhưng theo số liệu thống kê thì với số lượng phòng đạt tiêu chuẩn và đã được sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp sao thì còn rất hạn chế như theo biểu đồ biểu đồ 2.4. cho thấy sự thay đổi của số lượng khách sạn hiện có trên thành phố Đà Nẵng trong 6 năm từ 2007-2012 chia làm hai giai đoạn:


Giai đoạn 1 từ 2007-2009 không có sự thay đổi lớn về có số khách sạn được xây mới, bình quân hàng năm thêm 1 khách sạn. Vì trong gian đoạn này có nhiều biến động về kinh tế và chính trị và một số lý do khác ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nói riêng.

Giai đoạn 2 từ 2010-2012, có một sự tăng trưởng khá rõ rệt không những về cơ sở lưu trú mà còn về chất lượng khách sạn từ 1-5 sao (tăng 11 khách sạn hàng năm), đặc biệt 2012 với tổng số khách sạn từ 1-5 sao tăng lên 91 khách sạn so với 55 khách sạn 2011, tăng gần 60 .

Mặc dù trong giai đoạn 2007-2012 số lượng khách sạn từ 1-5 sao tăng trưởng không những về số lượng mà còn chất lượng, năm 2007 chỉ với 36 khách sạn trên toàn thành phố trong đó có 1 khách sạn 5 sao thì con số này tăng lên 91 khách sạn với 7 khách sạn 5 sao, đã một phần nào giúp thành phố cải thiện cơ sở lưu trú và khách sạn đạt chuẩn cho khách du lịch quốc tế, và chất lượng phòng trong khách sạn ngày càng được cải tiến rõ rệt.

Bảng 2.7: Số khách sạn, số lượng phòng và công suất phòng tại ĐN



2007

2008

2009

2010

2011

2012

KS 1 SAO

12

10

10

10

15

29

KS 2 SAO

13

13

13

12

18

24

KS 3 SAO

9

10

10

14

17

29

KS 4 SAO

1

1

2

2

2

2

KS 5 SAO

1

1

2

4

5

7

T ng số phòng

1.850

1.876

2.351

2.951

3.700

4.911

Công suất %

50,0

55,0

58,0

64,0

65,0

51,0

Ng n: Bộ ăn , D , ng D

Với con số và chất lượng khách sạn từ 3-5 sao tăng tương ứng với giá phòng khách sạn cũng tăng theo. Công suất phòng trong giai đoạn 2007-2012 bình quân 50-65 , thể hiện hiệu quả kinh doanh của các cơ sở lưu trú đồng thời cũng chứng tỏ nổ lực cũng như thu hút khách trong việc giữ chân ở lại qua đêm của


khách quốc tế khi đến với TP Đà Nẵng và tất nhiên doanh thu từ dịch vụ lưu trú đã đóng góp một phần lớn cho sự phát triển của ngành du lịch TP Đà Nẵng

Các trung tâm mua sắm tại Đà Nẵng

Dịch vụ mua sắm tại Đà Nẵng khá phát triển, khu trung tâm thành phố có rất nhiều dãy phố mua sắm và chợ, tạo thuận lợi cho du khách trong việc mua sắm được những món đồ yêu thích. Các phố mua sắm hình thành tại các tuyến đường như: Phan Châu Trinh, Lê Duẩn, Hùng Vương… ngoài ra du khách còn có thể tham quan mua sắm tập trung tại các siêu thị, các chợ trung tâm như siêu thị Metro, siêu thị Big C, siêu thị Coop mart, cao ốc Indochina, chợ Hàn, chợ Cồn… mang đến cho du khách nhiều lựa chọn hơn trong mua sắm tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, mặt hàng sản phẩm lưu niệm của Thành phố còn khá nghèo nàn.

Dịch vụ ăn uống:

Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của Đà Nẵng trong những năm qua, có thể nói sự xuất hiện của hàng trăm nhà hàng từ hiện đại sang trọng đến bình dân đã làm cho bộ mặt đô thị Đà Nẵng đổi thay nhanh chóng và phần nào đáp ứng được nhu cầu thưởng thức đặc sản của Đà Nẵng đối với du khách. Toàn thành phố hiện có 260 nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ khách ngoài hệ thống nhà hàng thuộc các khách sạn,với số lượng phục vụ từ 500 đến 700 thực khách/lần. Trong đó hầu hết là do tư nhân tự bỏ vốn ra đầu tư và quản lý khai thác, dưới sự quản lý về nghiệp vụ của ngành. Ngoài ra còn những Khu phố ẩm thực, Chợ đêm, Phố đêm... đã được hình thành và đang thu hút du khách như khu ẩm thực bên cạnh Siêu thị Đà Nẵng hiện nay.

Bảng 2.8: Hoạt động kinh doanh ăn uống tại Đà Nẵng



2008

2009

2010

2011

Doanh nghiệp (nhà hàng)

156

242

203

260

Lao động (người)

2702

3392

4162

4765

Doanh thu thuần (tỷ đồng)

273,5

335,1

526,3

768,1

Ng n: N n g m ống n ố Đ Nẵng 2012

Bảng 2.8 trên cho thấy: những năm vừa qua từ 2008-2011 với số lượng nhà


hàng kinh doanh ăn uống phục vụ khách DL nói chung và khách du lịch quốc tế nói riêng có tăng về số lượng đặc biệt giai đoạn 2010-2011, nhưng bên cạnh đó cũng có những thời điểm kinh doanh gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nên số lượng nhà hàng có giảm từ 242 nhà hàng (năm 2009) xuống còn 203 nhà hàng (năm 2010) nhưng số lao động cũng như doanh thu trong giai đoạn này đều tăng từ 3.392 người (năm 2009) tăng lên 4.162 người năm 2010 tương đương với doanh thu từ 335,1 tỷ đồng (năm 2009) tăng lên 526,3 tỷ đồng (năm 2010) gần 57 . Vì tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn cộng với chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mới cao trong giai đoạn này, để tránh rủi ro trong đầu tư mới, các doanh nghiệp trong giai đoạn này chỉ tập trung vào mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ và doanh thu.

Để tiếp tục nghiên cứu tốc độ phát triển của dịch vụ du lịch, ta có thể xem xét góc độ con số thống kê các chỉ tiêu về doanh thu của dịch vụ ăn uống. Tuy việc thống kê doanh thu từ loại hình dịch vụ này tại Đà Nẵng cũng như trong toàn ngành du lịch là khó có thể chính xác bởi phần lớn nguồn thu này thuộc về các chủ tư nhân. Theo niên giám thống kê Đà Nẵng 2012 nhờ chủ trương đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch của Đảng và Nhà nước, được triển khai và vận dụng vào thực tế địa phương, tổng mức bán lẻ hàng hoá của ngành thương mại và dịch vụ nói chung tăng lên nhanh chóng và đạt mức tăng trướng khá cao.

2.3.8 Các yếu tố khác Môi trường

Môi trường là tài nguyên du lịch, là sản phẩm chủ yếu của du lịch. Với Đà

Nẵng, môi trường đang hấp dẫn một số lượng khách quốc tế lớn đến tham quan trong những năm gần đây. Vấn đề là làm sao cho khách du lịch đến Đà Nẵng hàng năm ngày càng đông và thời gian ở lại Đà Nẵng càng lâu là điều mà các nhà quản lý du lịch phải đầu tư và quan tâm hơn nữa.

Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đã và đang là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam. Điều đáng lo ngại là môi trường du lịch tại nhiều khu vực đã bị ô nhiễm do tác động của nhiều ngành kinh tế, trong đó còn có tác động từ chính các hoạt động du


lịch, như xây dựng bừa bãi, không có kế hoạch, gia tăng rác và các loại phế thải, phá hủy san hô làm vật liệu xây dựng.

Thành phố Đà Nẵng phát động những đợt ra quân làm sạch môi trường du lịch nhằm thu hút khách du lịch. Tuy nhiên, để du lịch phát triển bền vững, việc bảo vệ môi trường du lịch không chỉ đơn thuần là công việc của chính quyền địa phương, công ty du lịch mà còn là ý thức của du khách, cũng như người dân sở tại. Có đến bãi biển Đà Nẵng mới thấy hết vấn nạn ô nhiễm môi trường do rác thải từ các hộ buôn bán hàng rong, khách du lịch và người dân thiếu ý thức xả bừa bãi trên bãi biển và do nước thải của các khu dân cư ven biển, các xí nghiệp sản xuất không qua xử lý đổ thẳng ra biển. Tất cả những điều đó đang góp phần làm cho môi trường du lịch Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang đánh mất niềm tin trong mắt du khách.

An ninh và an toàn xã hội:

Mặc dù chưa có bất cứ tổ chức nào công bố, nhưng theo nhiều chuyên gia và người dân trên cả nước nhận xét, Đà Nẵng hiện được đánh giá là “Thành phố đáng sống nhất Việt Nam”. Nhắc đến Đà Nẵng là người ta thường nghĩ ngay đến chương trình “Năm không, ba có”, đã làm nên thương hiệu và bản sắc riêng của Đà Nẵng trong suốt những năm qua đó là:

- Năm không: “không có hộ đói, không có người mù chữ, không có người lang thang xin ăn, không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, không có giết người cướp của”. Sau 5 năm tích cực triển khai kể từ năm 2000, kết quả đạt được thật là mỹ mãn. Từ cuối năm 2000, Đà Nẵng đã hoàn thành mục tiêu không có hộ đói; cuối năm 2004, cơ bản hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo, trong 2 năm 2001 và 2002 hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ đến người cuối cùng trong độ tuổi 6-35, tập trung 1.537 lượt người lang thang xin ăn vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, giải quyết cho 14.570 lượt đối tượng xã hội được hưởng chế độ trợ cấp cứu trợ thường xuyên, giải quyết cứu trợ đột xuất cho 101.964 lượt người gặp khó khăn, hoạn nạn. Về tội phạm ma túy, từ năm 2001 đến 2005, Công an TP đã bắt và xử lý 245 vụ, gồm 705 đối tượng, kiềm chế được sự gia tăng tội phạm về ma túy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/08/2024