Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Tại Đà Nẵng


- Ba có: “Có nhà ở, có việc làm, có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”. Do triển khai tích cực và có cách làm hiệu quả mà bình quân hằng năm Đà Nẵng đã giải quyết công ăn việc làm cho 30 - 32 nghìn lao động, hơn 9.000 căn hộ được dành cho những người thiếu chỗ ở. Trong khi đó, "Thành phố môi trường", một đề án mới đang được triển khai cũng có thể coi là hướng phát triển của việc xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị.

Không chỉ tự ý làm mà chính quyền Đà Nẵng còn rất tôn trọng ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn trong việc định hướng quy hoạch và phát triển Đà Nẵng trong những năm tiếp theo. Điển hình qua việc thành phố đã mời các chuyên gia đầu ngành của mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, quy hoạch… đến dự hội thảo bàn về “Ý tưởng xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố ngang tầm với các thành phố hiện đại Châu Á và thế giới”. Tại cuộc hội thảo Đà Nẵng đã nhận được những góp ý rất chân tình, thiết thực và quý báu từ các nhà chuyên môn, các chuyên gia để biến Đà Nẵng thành một thành phố văn minh và hiện đại trong khu vực.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp về phát triển du lịch tại Đà Nẵng.

Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đã xác định: Đà Nẵng có vị trí trọng yếu về kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh... của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông... Là đô thị trung tâm cấp quốc gia, là một trong những trọng điểm phát triển của đất nước, góp phần quan trọng thúc đẩy các tỉnh khác trong khu vực phát triển và trở thành trung tâm kinh tế -xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Từ đó đề ra mục tiêu phải: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ... của khu vực miền Trung và cả nước.


Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng bộ và chính quyền thành phố Đà Nẵng đã đề ra chương trình hành động gồm 12 nội dung lớn. Trong đó đứng thứ hai là chương trình “Tập trung phát triển ngành du lịch và các dịch vụ mà thành phố có thế mạnh. Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại du lịch dịch vụ của cả nước”, đồng thời tiếp tục xác định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố.

Từ sự quan tâm đầu tư và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, ngành du lịch Đà Nẵng đã phấn đấu và đạt được những kết quả bước đầu.

2.4 Đánh giá chung về du lịch tại Đà Nẵng.

2.4.1 Những thành tựu đạt được

Trong 10 năm qua, hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả quan. Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh và ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm qua (2004 - 2013) là 19 ; trong đó, khách quốc tế 13 , khách nội địa 21 . Năm 2004, thành phố đón khoảng 650 ngàn lượt khách thì tới năm 2013, dự kiến đón khoảng 3 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng thu nhập xã hội từ du lịch trong 10 năm qua là 24 . Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2004 là 814 tỷ đồng thì dự kiến năm 2013, mức thu này đạt khoảng

6.500 tỷ đồng.

Hoạt động lữ hành trong 10 năm qua cũng đã chuyển biến tích cực theo hướng tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Nếu năm 2004 chỉ có 67 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành (trong đó, 42 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế), thì tới hết quý 1-2013, đã có tới 134 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành (trong đó, 81 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế).

Về cơ sở lưu trú, năm 2004 chỉ có 90 khách sạn với 2.810 phòng. Đến năm 2013, Đà Nẵng có 351 khách sạn với tổng số gần 11.300 phòng. Trong đó, có 12 khách sạn 4-5 sao (khoảng hơn 2.600 phòng); 43 khách sạn 3 sao…

Đà Nẵng cũng không ngừng kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: tuyến đường du lịch ven biển Hoàng Sa - Trường Sa; các dự án tại Bán đảo Sơn Trà; Bà


Nà - Suối Mơ; quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn... tạo nền móng để du lịch Đà Nẵng phát triển. Đến nay, thành phố có 60 dự án đầu tư về du lịch đang triển khai với số vốn lên đến hơn 4 triệu USD (khoảng 85 ngàn tỷ đồng); trong đó có 13 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư hơn 1,4 triệu USD.

Hiện đã có 14 dự án ven biển chất lượng cao đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Khu Intercontinental DaNang Penisula Resort, Fusion Maia Resort, Khu du lịch Bà Nà-Suối Mơ… và nhiều khách sạn lớn tại trung tâm Đà Nẵng như: Novotel; Mercure; Riverside... đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, 14 đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng (trong đó có 3 đường bay trực tiếp thường kỳ, 11 đường bay trực tiếp thuê chuyến)… đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị khai thác khách quốc tế trực tiếp đến với Đà Nẵng ngày một nhiều hơn.

Ngoài ra, việc phát triển các khu vui chơi, giải trí cao cấp (khu du lịch Bà Nà Hills, khu giải trí quốc tế Crowne Plaza,...); các tour tuyến mới như tour liên kết 3 địa phương 1 điểm đến: Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế; trong đó tour “Con đường di sản miền Trung” được khai thác hiệu quả và trở thành thương hiệu riêng của khu vực nói chung, của Đà Nẵng nói riêng. Các sản phẩm du lịch đặc thù, nhất là việc tổ chức thành công những sự kiện đặc sắc như: Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè… cũng đã thực sự hấp dẫn và thu hút du khách, tạo nên tiếng vang lớn và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

Cùng với đó, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng tới thị trường trong và ngoài nước cũng từng bước đi vào trọng tâm, trọng điểm và có tính chuyên nghiệp hơn. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng rất được chú trọng với việc tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khách sạn, lữ hành, hướng dẫn viên, ngoại ngữ, an ninh du lịch, thành lập Đội chống chèo kéo khách du lịch, Đội cứu hộ bãi biển… Ngoài ra, thành phố cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai các biện pháp chấn chỉnh an ninh trật tự, giữ gìn môi trường các điểm du lịch, nhất là các bãi tắm biển để thu hút du khách đến thành phố.

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Cùng với những thành tựu mà Đà Nẵng đã làm được trong những năm qua


thì Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cần phải khác phục những vấn đề tồn tại và giải quyết những nguyên nhân đó như sau:

2.4.2.1 Tồn tại

Còn thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về DL.

Các dự án đầu tư về du lịch - dịch vụ đăng ký nhiều, nhưng triển khai chậm và bắt đầu năm 2010 mới hình thành nhiều khu du lịch lớn như: Hyatt, Ariyana, Azura, Vinpearl, Sunrise resort, Silver Shores, sân Golf… với cấp hạng 4 đến 5 sao.

Du lịch đường sông chậm phát triển; chưa có đội tàu du lịch, bến tàu phục vụ du lịch đường sông do thiếu cầu tàu, bến neo đậu tàu du lịch và khó khăn về vốn đầu tư, thủ tục đầu tư.

Tuy có cố gắng nhưng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Trường Cao đẳng nghề du lịch Đà Nẵng mới được thành lập, đang xúc tiến xây dựng trường và lập thủ tục tuyển sinh từ cuối năm 2010, do đó chưa đáp ứng được nguồn nhân lực cho du lịch. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại các cơ sở phục vụ du lịch còn hạn chế.

Hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn khá mờ nhạt.

Công tác xúc tiên du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

Hiệu quả kinh doanh du lịch của thành phố chưa cao nếu so sánh với các thành phố lớn trong cả nước.

Bên cạnh đó ngành du lịch thành phố cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như lượng khách du lịch quốc tế tăng chậm, lượng khách du lịch nội địa tăng cao nhưng ngày khách lưu trú và sức chi tiêu mua sắm của khách còn thấp.

Số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch có tăng lên nhưng năng lực kinh doanh và chất lượng phục vụ chưa có chuyển biến đáng kể.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành có quy mô nhỏ, thiếu vốn để đầu tư mở rộng, trình độ tổ chức quản lý và tính năng động còn hạn chế.

Cơ sở vui chơi giải trí của ĐN còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Hàng lưu niệm còn đơn điệu chỉ với một mặt hàng chủ lực là đá mỹ nghệ Non Nước.


Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Đà Nẵng lại đang rất nghèo sản phẩm du lịch.

Công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá cho du lịch còn hạn chế.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Trong 5 năm qua, một số yếu tố biến động về thị trường như: khủng hoảng kinh tế - tài chính, bệnh dịch, bão lũ lớn ở miền Trung đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành.

Chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch tại các khu du lịch như Bán đảo Sơn Trà (đang làm công tác quy hoạch chi tiết), các bãi biển du lịch… (chỉ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và phát triển tàu du lịch trên sông Hàn và các tuyến sông).

Công tác quy hoạch và phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ.

Đội ngũ cán bộ về quản lý và kinh doanh du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

Đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các khu mua sắm tuy đã đã được chính quyền quan tâm nhưng chưa được chú trọng đúng mức trong việc bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cũng như thái độ phục vụ đối với khách du lịch.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng, có thể nói rằng so với các địa phương khác trong cả nước thì thành phố Đà Nẵng có rất nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch. Vì vậy việc ưu tiên phát triển du lịch là hướng đi rất đúng đắn của thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh những vấn đề đã làm tốt thì thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy mà du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong những năm qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Để đẩy mạnh phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở kinh nghiệm phát triển du lịch thành công của các thành phố trên thế giới, dựa trên tiềm năng sẵn có cũng như thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng sẽ đề xuất các giải pháp cốt lõi phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

Trong chương 2, tác giả nghiên cứu một số vấn đề chính sau đây:

- Nghiên cứu đặc điểm kinh tế - văn hóa-xã hội của Đà Nẵng.

- Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn.

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng trên tất cả các mặt trong những năm vừa qua

- Tập trung đánh giá những mặt làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để có thể phát triển du lịch bền vững.

Từ chương 1 và 2 sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch bền vững của thành phố Đà Nẵng trong tương lai.


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG

3.1 Quan điểm của Chính phủ về việc phát triển du lịch ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2010-2015

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”; xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả nước, là điểm đến hấp dẫn. Do đó việc phát triển du lịch Đà Nẵng phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; tiến hành đồng thời cả 3 nhiệm vụ:

- Nâng cấp, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch, đôn đốc hoàn thành các dự án du lịch đầu tư bằng nguồn vốn xã hội đã được phê duyệt nhằm tạo động lực cho phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch.

- Xây dựng văn minh du lịch, phát triển nhân lực du lịch.Phấn đấu đến năm 2015, nâng tổng số khách du lịch lên 4 triệu lượt khách (trong đó 1 triệu khách quốc tế); nâng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của TP lên khoảng 7 .

3.2 Phương hướng, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tại TP Đà Nẵng.

3.2.1 Phương hướng

Theo 3 hướng chính

- Phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

- Phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề.

- Phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo.

3.2.2 Định hướng

Về định hướng thị trường khách: nghiên cứu, xúc tiến thị trường, xác định đối tượng khách chủ lực của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp, cũng như thống kê phân loại khách du lịch theo từng loại để đáp ứng sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ khách du lịch tốt hơn.


Đẩy mạnh khai thác các thị trường du lịch nước ngoài nhất là khai thác khách thông qua việc mở đường bay trực tiếp. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược và có kế hoạch khai thác tốt thị trường khách Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Anh và các khách du lịch qua tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Khai thác lợi thế đô thị loại I và là trung tâm vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây Nguyên để xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa, khách du lịch MICE.

3.2.3 Mục tiêu

3.2.3.1 Chỉ tiêu khách du lịch:

Phấn đấu đến năm 2015 đón được 4.000.000 khách du lịch, trong đó có

1.000.000 khách quốc tế và 3.000.000 khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hàng năm từ 2011-2015 đạt 18 .

Về doanh thu năm 2015 phấn đấu doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 3.420 tỷ đồng, tăng bình quân 23 , nâng tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GDP của thành phố từ 5,12 lên 7,0 .

Bảng 3.1 Chỉ tiêu khách du lịch giai đoạn 2014-2015


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Kế hoạch 2014

Kế hoạch 2015

TTBQ (%) 2011-2015

1. T ng lượt khách

Lượt khách

3.400.000

4.000.000

18

ố ế

Lượ

820.000

1.000.000

22

nộ

Lượ

2.580.000

3.000.000

16

2. Doanh thu ngành DL

Tỷ đồng

2.788.000

3.420.000

23

Tỷ trọng du lịch/

GDP TP Đà Nẵng

%


7,00


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Một số giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng - 12

Ng n: QĐ Số: 5528 /QĐ-UBND ng 30 ng 6 năm 2011 ủ UBND PĐN

3.2.3.2 Cơ sở lưu trú

Dự kiến số lượng phòng khách sạn tăng lên 15.487 phòng (trong đó phòng khách sạn từ 4-5 sao tăng 14.317 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn 4-5 sao từ nay đến 2015 là 15.764 phòng chiếm 73,06 ) nâng tổng số phòng khách sạn phục vụ lưu trú đến năm 2015 là 21.576 phòng.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 14/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí